Ba danh nhân văn hóa thế giới của việt nam năm 2024

Nguyễn Trãi là nhà chính trị, nhà văn và Danh nhân văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO vinh danh vào năm 1980. Ông nổi tiếng với đóng góp lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại sự xâm lược của nhà Minh. Trãi còn là một trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, được liệt kê bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.

Nguyễn Trãi xuất thân từ gia đình quan lại, đỗ đạt Thái học sinh năm 1400, sau đó phục vụ dưới triều Hồ và Lê, giữ nhiều chức vụ quan trọng. Ông tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, góp phần xây dựng chiến lược và soạn thảo văn thư ngoại giao. Ông cũng là một trong những nghệ sĩ lớn của thời kỳ văn hóa Trần - Lê, để lại nhiều tác phẩm văn học và triết học quan trọng.

Năm 1442, ông và gia đình bị kết án trong vụ án Lệ Chi Viên, nhưng sau này được vua Lê Thánh Tông ân xá. Nguyễn Trãi để lại dấu ấn lớn trong lịch sử văn hóa Việt Nam và là một biểu tượng quan trọng của dân tộc.

Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi

2. Nguyễn Du

Nguyễn Du [3/1/1766 – 16/9/1820] tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ, là nhà thơ, nhà văn lớn thời Lê mạt Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt tôn xưng là 'Đại thi hào dân tộc' và UNESCO vinh danh là 'Danh nhân văn hóa thế giới'.

Cha của Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm, từng làm Tham Tụng [Tể tướng] dưới triều Lê. Sinh ra trong gia đình truyền thống văn hóa, ông thi đỗ Tam trường ở tuổi 18. Nguyễn Du đảm nhiệm nhiều chức vụ quan văn như Đông Các đại học sĩ, Cần Chánh Đại học sĩ và thậm chí được cử đi sứ Trung Quốc.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Du là Truyện Kiều, một kiệt tác văn học Việt Nam. Truyện Kiều không chỉ là câu chuyện đặc sắc viết bằng thơ mà còn chứa đựng nhiều giá trị cuộc sống sâu sắc, phản ánh góc khuất của thời phong kiến Việt Nam. Tác phẩm đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ và giúp tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học chính thức của nước ta.

Nguyễn Du

Nguyễn Du

3. Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thứ 2 của Việt Nam được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới [1990]. Chủ tịch Hồ Chí Minh [19/5/1890 – 2/9/1969], tên khai sinh Nguyễn Sinh Cung [chữ Nho: 阮生恭], còn gọi là Bác Hồ, là nhà cách mạng và chính khách người Việt Nam. Ông là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ 1945–1969, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1945–1955, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1956–1960, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951 cho đến khi qua đời.

Trong quãng thời gian sinh sống và hoạt động trước khi lên nắm quyền, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều quốc gia và châu lục, ông được cho là đã sử dụng 50 đến 200 bí danh khác nhau. Về mặt tư tưởng chính trị, Hồ Chí Minh là một người theo chủ nghĩa Marx–Lenin. Ông là nhà lãnh đạo phong trào độc lập Việt Minh tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ông cũng là người đã soạn thảo, đọc bản Tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và trở thành Chủ tịch nước sau cuộc tổng tuyển cử năm 1946. Trong giai đoạn diễn ra chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh là nhân vật chủ chốt trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Hồ Chí Minh giảm dần hoạt động chính trị vào năm 1965 vì lý do sức khỏe rồi qua đời vào năm 1969. Năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiến thắng, hai miền Việt Nam được thống nhất, dẫn đến sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1976. Thành phố Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh để tôn vinh ông cũng như sự kiện này.

Ngoài hoạt động chính trị, Hồ Chí Minh cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh

4. Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu [1822 - 1888], thường được gọi là cụ đồ Chiểu [khi dạy học], tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai [sau khi bị mù], là một nhà thơ lớn của Nam Kỳ trong nửa cuối thế kỷ 19. Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ [1 tháng 7 năm 1822] tại quê mẹ là làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định [nay thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh]. Vào ngày 24/11/2021, ông được UNESCO công nhận là Danh Nhân Văn Hoá Thế Giới. Năm 1990, khu lăng mộ của ông đã được nhà nước công nhận là Khu di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Đến năm 2017, khu di tích này tiếp tục được Bộ VH-TT&DL cấp bằng công nhận Khu di tích văn hoá, lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt.

Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho giáo. Theo thầy đồ học tập từ khi mới 6,7 tuổi, Nguyễn Đình Chiểu dù thông minh, tài giỏi nhưng lại không có duyên khoa bảng khi đang đi thi thì mẹ mất nên ông lập tức bỏ thi để về quê chịu tang mẹ. Vì khóc quá nhiều nên giữa đường ông mắc bệnh nặng dẫn đến bị mù hai mắt. Tuy nhiên đây cũng là cơ duyên giúp ông học được nghề thuốc. Năm 1851, ông mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi [Gia Định]. Ngoài dạy học, bốc thuốc cứu người, ông còn sáng tác nhiều tác phẩm thơ bằng chữ Nôm, trong đó nổi tiếng nhất là Tập thơ “Lục Vân Tiên”.

Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu

5. Chu Văn An

Chu Văn An [25 tháng 8 năm 1292, năm mất không rõ, một số tài liệu ghi là năm 1370], tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, là một nhà giáo, thầy thuốc, quan viên Đại Việt cuối thời Trần, 'danh nhân văn hóa thế giới'. Sau khi mất, ông được vua Trần truy phong tước Văn Trinh công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An hay Chu Văn Trinh. Ông được Đại Việt sử ký toàn thư đánh giá là ông tổ của các nhà nho nước Việt.

Ông được gọi là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam, đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học, với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với thực hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội. Tư tưởng đó của ông không những có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người Việt Nam mà còn góp phần phát triển các giá trị nhân văn trong khu vực. Quan điểm giáo dục của ông có những giá trị tiến bộ vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay.

Ngày 7.11.2019, tại Paris [Pháp], Đại hội đồng UNESCO khóa 40 đã thống nhất biểu quyết “Tổ chức lễ kỷ niệm 650 năm ngày mất của Chu Văn An - Nhà sư phạm Việt Nam”. Như vậy, cùng với Nguyễn Trãi [1980], Chủ tịch Hồ Chí Minh [1990] và Nguyễn Du [2015], thì Chu Văn An là Danh nhân văn hóa thứ tư của Việt Nam được tổ chức này vinh danh.

Chu Văn An

Chu Văn An

6. Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương [1772 - 1822] là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Năm 2021, bà cùng Nguyễn Đình Chiểu là hai nhà thơ của Việt Nam được UNESCO vinh danh là 'danh nhân văn hóa thế giới' cùng với kỷ niệm năm sinh/năm mất. Di tác của bà hoàn toàn là thơ và đa số đều được viết bằng chữ Nôm. Bà được nhà thơ hiện đại Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.

Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là 'thanh thanh tục tục'.

Đúng với danh xưng “Bà chúa thơ Nôm”, thơ của Thơ Hồ Xuân Hương là là sự đột phá trong thời đại của bà khi được tạo nên bởi thứ ngôn ngữ bình dị nhưng cực kì sáng tạo, phá cách, hàm chứa nhiều ý nghĩa to lớn, đặc biệt là về bình đẳng giới, đấu tranh cho việc giải phóng phụ nữ ở Việt Nam. Một số tác phẩm tiêu biểu của bà có thể kể đến Bánh Trôi Nước, Đánh Cờ, Tự Tình, Vịnh Cái Quạt,...

Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng.

Chủ Đề