Bà bầu ăn tôm nhiều có tốt không

Bà bầu có ăn được tôm không? Tôm là loại hải sản giàu giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho bà bầu. Xét trong 100g tôm chứa 18.4g protein. Ngoài ra tôm còn có vitamin B12, omega 3, canxi, selen… Loại vitamin này giúp chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Omega 3 hỗ trợ trí nhớ, phát triển não bộ thai nhi. Canxi giúp xương chắc khỏe, hình thành hệ thống xương, răng. Selen ngăn ngừa ung thư. Hơn nữa, trong tôm lại không chứa nhiều lượng thủy ngân và tuyệt đối an toàn với bà bầu.

Tôm là loại hải sản giàu giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho bà bầu.

2. Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn tôm

Bà bầu có được ăn tôm không: Cung cấp omega-3

Tôm được biết đến là nguồn axit béo omega-3 quan trọng thứ hai. Axit béo DHA rất quan trọng đối với thai nhi đang phát triển vì nó hỗ trợ sự phát triển của não, hệ thần kinh trung ương và mắt.

Theo một nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ mang thai ăn hải sản sẽ sinh ra những đứa trẻ có kỹ năng nhận thức và phát triển thần kinh tốt hơn. Vì cơ thể chúng ta không thể tạo ra các axit béo thiết yếu, chúng ta cần các nguồn như tôm để đáp ứng nhu cầu. Tôm là thực phẩm đáp ứng nhu cầu axit béo đó.

Bà bầu có được ăn tôm không: Cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu

Canxi, kali, natri và magie là những khoáng chất cần thiết trong thai kỳ. Chúng kích thích sức khỏe của xương và điều chỉnh sản xuất enzyme. 100g tôm tươi cung cấp khoảng 100mg canxi, 300mg phốt pho và 40mg selen. Tôm cũng chứa các vitamin A,D,E,B12 và B3. Canxi và phốt pho rất cần thiết cho xương và răng phát triển. Selen tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ bầu.

100g tôm tươi cung cấp khoảng 100mg canxi.

Bà bầu có được ăn tôm không: Ngừa thiếu máu

Tôm chứa hàm lượng sắt cao. Ăn tôm giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ và hỗ trợ cung cấp máu đầy đủ cho thai nhi. Nó cũng làm giảm nguy cơ sinh non.  Tôm là hải sản ít chất béo, có nghĩa là bạn không cần phải lo lắng về việc tăng cân quá mức khi mang thai.

2. Sau chuyển phôi bà bầu nên ăn tôm không?

Có nhiều ý kiến cho rằng, đối với người mới chuyển phôi ăn tôm sẽ gây co thắt tử cung, khiến phôi thai không thể bám và phát triển. Tuy nhiên các chuyên gia khẳng định, quan niệm trên hoàn toàn sai lầm. Chính vì vậy các chị em không nên hoang mang lo lắng, đặc biệt là sau chuyển phôi, sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của phôi thai.Cũng theo các chuyên gia, tôm giàu giá trị dinh dưỡng, không những không nguy hiểm mà còn đóng góp một phần dinh dưỡng tích cực để nuôi dưỡng phôi thai, giúp hình thành tim thai, thai nhi phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.

Tôm giàu giá trị dinh dưỡng.

Vitamin B12 có vai trò thúc đẩy chuyển hóa chất dinh dưỡng từ mẹ sang con, cung cấp lượng dinh dưỡng ổn định để phôi thai bám chắc và phát triển. Đặc biệt còn giúp mẹ giảm được những cơn mệt mỏi, chóng mặt thường thấy sau chuyển phôi.

Sắt có trong tôm đặc biệt tốt, giúp mẹ bổ sung lượng máu bị thiếu hụt bởi sau chuyển phôi ít nhất 14 ngày, mẹ sẽ có hiện tượng mất máu do xuất huyết âm đạo. Đặc biệt omega – 3 có trong tôm sẽ hỗ trợ tối đa để mẹ có thể giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi, buồn chán, khó chịu ở 14 ngày đầu.

4. Lưu ý khi bà bầu ăn tôm

  • Tuy nhiên, mẹ nên giới hạn mức tiêu thụ ở mức 340g một tuần và nên được chế biến đúng cách.
  • Khi sử dụng, cần hấp hoặc luộc chín kỹ để giảm lượng giun sán, ký sinh trong tôm
  • Do trong tôm có rất nhiều chất dinh dưỡng, nếu ăn nhiều, mẹ sẽ khó tiêu, đầy bụng, gây táo bón cực kỳ nguy hiểm trong thời điểm nhạy cảm này. Chính vì vậy, mẹ không nên ăn quá nhiều, kiểm soát tốt lượng dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ là điều vô cùng cần thiết.
  • Mẹ tuyệt đối không ăn tôm sống hay chưa nấu chín. Nó có thể chứa vi khuẩn gây bệnh và lây nhiễm cho thai nhi qua nhau thai, thậm chí có thể gây sảy thai.

Như vậy thắc mắc bà bầu có ăn được tôm không đã được giải đáp. Hi vọng thông qua bà viết này mẹ bầu sẽ tìm được những thông tin hữu ích liên quan đến dinh dưỡng thai kỳ.

Bà bầu ăn tôm thường xuyên trong thai kỳ giúp bổ sung canxi và sắt, ngăn ngừa chứng thiếu máu, giúp hệ xương của bé chắc khỏe và nhiều công dụng tuyệt vời khác nữa. Tuy nhiên trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ, chúng ta cần biết ăn tôm như thế nào cho đúng cách?

Giá trị dinh dưỡng của tôm với mẹ bầu và thai nhi

1. Cung cấp canxi cho hệ xương và răng của bé chắc khỏe

Để hệ xương và răng của bé yêu sau này được chắc khỏe, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung thêm hai khoáng chất cần thiết có tác dụng quan trọng trọng trong việc xây dựng, phát triển hệ xương và răng, đó là canxi và phốt pho. Và tôm cũng là một trong những thực phẩm rất giàu hai khoáng chất cần thiết này. Vậy nên mẹ bầu nhớ ăn tôm đều đặn để bổ sung những dưỡng chất cần thiết tốt cho bé yêu nhé.

Khám phá giá trị dinh dưỡng trong tôm

Nguồn dinh dưỡng trong tôm mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe chúng ta? Tại sao trong các loại hải sản, tôm vẫn luôn là món ăn yêu thích của rất nhiều người? Lưu ý khi ăn hải sản: Bật mí những điều chưa biết? Ăn gì bổ sung…

2. Phòng ngừa thiếu máu

Khi mang thai lượng máu cần thiết cho cơ thể cũng tăng lên theo từng thời kỳ. Chính vì vậy mẹ bầu cần phải bổ sung thêm vitamin B12 – dưỡng chất hỗ trợ sản xuất của các tế bào hồng cầu để cung cấp đủ lượng máu để cơ thể khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện.

Tôm là một thực phẩm giàu vitamin B12, nếu mẹ bầu thường xuyên ăn tôm sẽ phòng tránh được chứng thiếu máu rất phổ biến ở phụ nữ mang thai đấy.

Trong tôm chứa nhiều sắt giúp bà bầu ngăn ngừa thiếu máu

3. Cải thiện chứng mệt mỏi, trầm cảm

Người ta thường nói, khi mang thai người phụ nữ thường trở nên khó tính hơn. Cái khó tính ở đây thực chất là cảm giác mệt mỏi, buồn chán và trầm cảm rất phổ biến mà các bà bầu và bà mẹ vừa sinh thường gặp phải.

Trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của mẹ bầu nếu lựa chọn tôm sẽ giúp sảng khoái hơn, phấn chấn hơn đấy, bởi trong tôm có chứa rất nhiều omega – 3, chất có tác dụng chống lại cảm giác mệt mỏi, buồn chán và trầm cảm.

4. Hỗ trợ da, móng, tóc chắc khỏe

Khi mang thai, những thay đổi bởi hormone thai kỳ luôn khiến chị em lo lắng và thiếu tự tin bởi nó ảnh hưởng trực tiếp lên làn da, mái tóc và móng tay của mẹ bầu. Lúc này chị em nên nhớ rằng dầu gội, kem ủ tóc, kem dưỡng da đắt tiền… sẽ là vô ích nếu các mẹ không cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể. Protein là một thành phần quan trọng của các mô sống, giúp thai nhi hình thành và phát triển khỏe mạnh. Và tôm chính là nguồn cung cấp tuyệt vời cho khoáng chất này.

Những lưu ý khi bà bầu ăn tôm

1. Không ăn tái sống

Nếu tôm nói riêng và các loại hải sản khác nói chung mà bạn không nấu chín kỹ khi ăn thì rất dễ mắc bệnh giun sán.

Mẹ bầu chỉ nên ăn tôm được nấu chín để đảm bảo sức khỏe

2. Vỏ tôm không hề giàu canxi

Không ít người cho rằng, vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi nhất, vì vậy, khi ăn họ thường cố gắng ăn cả vỏ. Tuy nhiên, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi như vậy. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng.
Nếu ăn phải vỏ tôm sẽ bài tiết ra ngoài. Vỏ tôm chỉ là chất kittin, caasi tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi.
Vì vậy, nếu chế biến đồ ăn cho trẻ con, bạn đừng cố bắt trẻ ăn vỏ tôm vì có thể gây hóc.

Bà bầu ăn gì nhiều canxi?

Canxi là nguồn dưỡng chất không thể thiếu đối với mẹ bầu ngay từ những ngày đầu mang thai. Cung cấp đủ lượng canxi sẽ giúp đảm bảo xương thai nhi được phát triển tốt nhất đồng thời người mẹ cũng ngăn ngừa nguy cơ bị chuột rút hay loãng…

3. Tôm không kết hợp với vitamin C

Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C hoặc ăn các loại quả giầu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 [chất này không gây độc cho cơ thể].
Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng, rau ngót.. sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 [tức chất thạch tín] là chất rất độc có thể gây chết người.

Như vậy bà bầu ăn tôm trong thai kỳ vô cùng tốt, tuy nhiên cần nắm rõ một số lưu ý khi lựa chọn thực phẩm này để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.

Bầu nên ăn bao nhiêu tôm?

Lượng tôm nên ăn: Theo FDA, mẹ bầu nên sử dụng 8 đến 12 ounces, tức khoảng 227 – 340g tôm cho 1 tuần. Bởi vì trong tôm vẫn chứa một lượng thủy ngân nhỏ nên mẹ bầu tránh ăn quá nhiều, gây hại đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Bầu ngày nào cũng ăn tôm được không?

bầu hoàn toàn có thể ăn tôm khi mang thaikhông gặp bất kỳ trở ngại nào. Dẫu cho một số loại hải sản được xem là tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm độc thủy ngân cho em bé trong bụng nhưng tôm nằm trong danh sách các thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân thấp.

3 tháng đầu nên ăn hải sản gì?

Cục Vệ sinh an toàn Thực phẩm khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tránh ăn cá ngừ, cá mập, cá thu, cá kình, cá kiếm. Thay vào đó, các bà bầu có thể lựa chọn tôm, cá hồi, cá cơm, cá rô phi, cá minh thái, những loại thực phẩm này đã được kiểm định chứa hàm lượng thủy ngân nhỏ, không gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Ăn tôm sống có bị gì không?

Nguy cơ với bất kì món ăn sống nào, bao gồm cả tôm đó là nó thể chứa một số loài vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng. Những loại vi sinh vật này thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc thể dẫn đến một số bệnh bệnh.

Chủ Đề