Vừa học vừa nghe nhạc có tốt không

Cuộc khảo sát với 2.000 người Mỹ đã xem xét mối liên hệ giữa âm nhạc và thói quen học tập, phát hiện rằng 60% người tham gia khảo sát cho biết họ có thể học tốt hơn khi mở nhạc như âm thanh nền.

Trong số những người nghe nhạc trong khi học, 80% đồng ý rằng âm nhạc có tác dụng chữa bệnh và 75% cho biết âm nhạc giúp họ tiếp thu thông tin hiệu quả hơn.

Xu hướng này tiếp tục vượt ra ngoài lớp học và đến nơi làm việc. Hiện nay, cứ ba người Mỹ thì có hai người nghe nhạc khi làm việc. Hầu hết những người được khảo sát cảm thấy hiệu quả hơn trong công việc khi nghe nhạc [89%].

Tương tự, 81% những người nghe nhạc trong khi học cho biết âm nhạc giúp trải nghiệm học tập của họ thú vị hơn. Một số sinh viên chỉ nghe nhạc khi học nhưng một số khác lại thích nghe những âm thanh thiên nhiên, thậm chí podcast.

“Nghe nhạc trong khi học tập có thể là một phương pháp cực kỳ hiệu quả cho một số sinh viên trong việc cải thiện sự tập trung. Tôi khuyến khích các bạn khám phá các thể loại âm thanh khác nhau để tìm ra được loại âm thanh khiến trải nghiệm học tập của họ tối ưu nhất” - tiến sĩ Christina Agvent, Giám đốc chương trình giảng dạy và học tập tại CSU Global, cho biết. 

Mặc dù một số nghiên cứu nói rằng nghe nhạc trong khi học là không tốt, đối với nhiều người, nghe nhạc lại giúp họ học tập tốt hơn. Âm nhạc là chúng ta bình tĩnh, vui vẻ và thúc đẩy bạn học lâu hơn. 


Vấn đề thực sự là lựa chọn âm nhạc phù hợp cho việc học tập. Các loại âm nhạc không phù hợp sẽ khiến bạn xao nhãng và mất tập trung. Vậy bạn nên chọn loại âm nhạc nào để nghe trong khi học? 


1. Nhạc cổ điển


Âm nhạc cổ điển nhẹ nhàng và hài hòa là một trong những lựa chọn tốt nhất để lắng nghe khi học tập.




2. Nhạc Mozart


Có nhiều bằng chứng chứng minh rằng nhạc Mozart giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Người ta gọi đó là "hiệu ứng Mozart."


3. Nhạc beat


Hãy chọn loại nhạc beat từ các bài hát mà bạn yêu thích. Đây là loại nhạc hiện đại hơn nhạc cổ điện và có tác dụng tương tự. Nhạc phim cũng là một ý tưởng hay dành cho bạn.


4. Âm thanh từ thiên nhiên


Bạn nên nghe âm thanh của thiên nhiên như mưa, sóng, rừng nhiệt đới hay động vật khi học tập. Loại âm nhạc này khiến bạn thư giãn và cảm thấy mình đang ở trong một thế giới khác.




5. Đừng mở nhạc lớn


Hãy nghe nhạc với một âm lượng vừa phải. Âm lượng càng nhỏ càng tốt. Mở nhạc lớn sẽ khiến bạn bị xao nhãng và chỉ nghĩ đến các giai điệu và lời bài hát. Mục đích chính của bạn là học tập, vì vậy hãy để âm nhạc của bạn ở chế độ nền. Khi bạn hoàn thành việc học của mình, hãy chỉnh nhạc lớn theo ý muốn. 


6. Tạo một danh sách nhạc yêu thích trước khi học


Bạn nên tạo một danh sách nhạc yêu thích rồi mở lên khi bắt đầu học để tránh tình trạng dừng lại và tìm kiếm bài hát khác sau mỗi 5 phút. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, cho phép bạn học liền mạch và tập trung hơn. 


7. Bạn không nên nghe nhạc trên radio


Bạn không nên nghe nhạc trên radio khi học tập. Những cuộc đối thoại của MC và quảng cáo sẽ khiến bạn phân tâm. 





8. Hãy tạo một danh sách bài hát kéo dài từ 40-50 phút


Hãy tạo một danh sách bài hát kéo dài 40-50 phút. Danh sách nhạc kết thúc cũng như một lời nhắc nhở rằng bạn cần một vài phút nghỉ ngơi thư giãn trước khi tiếp tục học tập. 


9. Bạn nên nghe nhạc trước khi đi ngủ hoặc trước khi bước vào phòng thi. Điều này sẽ làm cho bạn cảm thấy thư giãn và dễ tập trung hơn.

Nếu bạn là người chơi “hệ audio” thì hẳn sẽ có thói quen vừa nghe nhạc vừa học đúng không? Vì các bạn cảm thấy nghe nhạc trong quá trình học có thể giúp nhớ bài nhanh chóng và lâu hơn.

Nhưng trên thực tế, các bạn có thể tập trung học không?

Có nhiều bạn nói rằng họ không thể tập trung được nếu vừa học vừa nghe nhạc.

Mình cũng rất thích nghe nhạc và cũng từng có thói quen vừa học vừa nghe nhạc. Nhưng, bật nhạc lại khiến tâm trạng mình phấn chấn không thể tập trung học được. Nghe nhạc một chút khi bắt đầu để bản thân thấy dễ chịu hơn trước hiện thực “phũ phàng” là phải học thì không sao, nhưng nghe đến mức không tập trung học thì không ổn rồi. Càng là ca khúc của những nghệ sĩ mình yêu thích thì càng không nên nghe khi đang học bài, vì rất dễ khiến bạn đắm chìm vào giai điệu và xao nhãng việc học đấy!

Bạn biết rõ việc nghe nhạc khiến bạn không thể tập trung nhưng bạn vẫn muốn nghe chút âm thanh khi học thì phải làm sao? Cần phải làm sao để tăng khả năng tập trung của mình đây? Có thể bài chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn đấy!

1. Bỏ nghe những ca khúc thịnh hành

Hãy nghe thử nhiều thể loại nhạc khác nhau: Pop, Ballad, Classical [nhạc cổ điển], Jazz,… Có thể bạn sẽ tìm thấy ca khúc hay bản nhạc giúp tăng khả năng tập trung khi học bài đấy. Hoặc chỉ cần tránh nghe nhạc có ca từ và giai điệu sôi nổi khi đang học cũng được. Cá nhân mình hay nghe nhạc Heavy Metal, vì thể loại này giúp mình tập trung hơn.

2. Tập nghe bản thu âm thanh từ thiên nhiên [tiếng mưa rơi tiếng nước chảy, tiếng sóng biển,…] hoặc nhạc không lời nhẹ nhàng

Âm thanh của tự nhiên sẽ cải thiện tâm trạng của bạn và tạo cảm hứng cho việc học của bạn. Não bộ của bạn sẽ tập thói quen tập trung và tăng khả năng nhận biết. Đây là bài tập thể dục nhẹ nhàng dành cho não bộ mà các bạn nên rèn luyện thường xuyên.

Nhạc có lời có thể làm người nghe bị sao nhãng theo từng lời ca của bài hát, đặc biệt là những bạn dễ bị phân tâm bởi những yếu tố xung quanh hoặc những người phải học tập vào ban đêm. Do đó, những bản nhạc không lời sẽ là lựa chọn thích hợp hơn để bật khi học.

Những bản nhạc này có thể dễ dàng nghe trực tiếp hoặc tải về máy của bạn, các bạn hãy nghe thử nhé!

Xem thêm bài viết: Phương pháp học tập không đúng – Phải làm sao?

3. Học mà không cần âm nhạc

Có thể tập trung học mà không cần nghe nhạc chắc chắn là giải pháp tốt nhất rồi. Nếu được, hãy tắt các thiết bị âm thanh khi học và tập trung vào nội dung bài vở nhiều hơn. Hãy nghe nhạc vào thời gian khác, khi bạn đã hoàn thành xong hết các nội dung bài học của ngày hôm đó.

4. “An ủi” bản thân bằng những bài hát mình thích nếu hoàn thành được một mục tiêu

Bạn thực sự “vật vã” nếu học mà không nghe nhạc? Hãy thử “dụ dỗ” bản thân bằng cách cứ học 30 phút sẽ nghe một bài hát.

Khi học thì tập trung học, khi nghe nhạc, chỉ tập trung cảm nhận giai điệu sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả tối đa.

5. Học ở những nơi yên tĩnh

Có lẽ cũng có nhiều bạn nghe nhạc khi học ở nhà vì tiếng tivi quá ồn ào. Hãy thử đến những nơi có môi trường buộc chúng ta phải yên tĩnh để tập trung học như thư viện, cà phê sách, phòng tự học ở trung tâm phụ đạo xem sao. Những nơi đó có ít “cám dỗ” hơn ở nhà nhiều đúng không?

Xem thêm bài viết: Làm thế nào khi không có hứng thú học tập

Kết

Âm nhạc có tác dụng giảm bớt căng thẳng và tạo cảm giác thư giãn cho chúng ta. Có nghiên cứu chỉ ra rằng âm nhạc là chất xúc tác giúp hỗ trợ quá trình tiếp thu và làm việc của não bộ. Nhưng trong một số trường hợp, âm nhạc có thể gây cản trở quá trình học tập của chúng ta, khiến chúng ta dễ phân tâm, đặc biệt là đối với những bạn bị bị xao nhãng.

Âm nhạc cũng có rất nhiều thể loại.

Nhân dịp này, Sao các bạn không thử mở rộng phạm trù âm nhạc của bản thân nhỉ?

Tóm lại, việc nghe nhạc trong quá trình học tập có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào từng đối tượng và cách học của mỗi người. Hãy tìm ra phương pháp hiệu quả đối với bạn nhé!

Tại sao không nên nghe nhạc khi học?

Có nghiên cứu chỉ ra rằng âm nhạc là chất xúc tác giúp hỗ trợ quá trình tiếp thu và làm việc của não bộ. Nhưng trong một số trường hợp, âm nhạc có thể gây cản trở quá trình học tập của chúng ta, khiến chúng ta dễ phân tâm, đặc biệt là đối với những bạn bị bị xao nhãng.

Học thuộc bài nên nghe nhạc gì?

Nhạc tăng khả năng tập trung.
Nhạc Baroque. 1.1. ... .
Nhạc không lời nhẹ nhàng. Nhạc có lời có thể làm người nghe bị sao nhãng theo từng lời ca của bài hát, đặc biệt là đối với những người dễ bị ảnh hưởng từ những yếu tố xung quanh hoặc phải làm việc về đêm. ... .
Chọn nhạc có giai điệu thiên nhiên. ... .
Nhạc cổ điển. ... .
Nhạc yêu thích..

Bạn thường nghe nhạc khi não?

Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người có thói quen nghe nhạc cổ điển 45 phút trước khi ngủ sẽ ngủ ngon hơn những người nghe sách nói hoặc không nghe gì. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn hãy thử nghe vài điệu nhạc không lời có âm hưởng nhẹ nhàng như Bach hay Mozart sẽ cảm thấy dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Tại sao nghe nhạc giúp tập trung?

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra âm nhạc hay việc nghe nhạc có khả năng kích thích trí não, đem lại những ảnh hưởng tốt, giúp não phản xạ tốt hơn, giải phóng dopamin- chất dẫn truyền thần kinh hay còn được biết là chất xúc tác hạnh phúc, giúp cải thiện tâm trạng và duy trì sự tập trung.

Chủ Đề