Anh văn thuật ngữ duy nhất tại thị trường

Tiếp nối phần 1, bài viết này sẽ nói thêm 10 thuật ngữ quan trọng trong ngành Marketing mà dân Marketer buộc phải biết.

1. Case study

Case study có nghĩa là tình huống. Với các bạn học marketing, các thầy cô thường sẽ ít khi sử dụng tiếng Việt cho từ này. Trong quá trình học, giảng viên sẽ đưa các các case study để các bạn cùng nhau thảo luận, suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Một số bạn trẻ sẽ nói ngắn gọn ‘case’ là mọi người cũng có thể tự hiểu ý muốn nói đến cases study.

2. CTA

CTA ở đây tức viết đầy đủ là Call To Action [Kêu gọi hành động]. Chiến dịch quảng cáo này là một dạng lời kêu gọi khách hàng thực hiện ngay việc mua sản phẩm của mình. Để lời kêu gọi có sức hút thường kèm vào những khuyến mãi trong thời gian ngắn, thúc đẩy xu hướng của người mua.

Ví dụ: Khuyến mãi giảm giá 50% khi mùa hàng trực tuyến vào lúc 9h00, duy nhất vào ngày 5/4.

Các chiến dịch Marketing như vậy sẽ thu hút được số lượng lớn khách hàng, nếu tạo liên tục các chương trình quảng cáo tương tự sẽ trở thành xu hướng của khách hàng. Vừa giữ được khách hàng vừa bán được nhiều sản phẩm hơn.

3. Plan

Là kế hoạch. Người làm marketing thực hiện xây dựng một plan để xác định được quy trình thực hiện một chiến dịch marketing, chiến dịch truyền thông bao gồm các thông tin tổng quan, thực trạng, đưa ra các cơ sở, giải pháp cho vấn đề và các tiêu chí để đánh giá mức độ thành công của plan đó.

4. Target

Đây là định nghĩa của mục tiêu. Được dùng trong các trường hợp chỉ công chúng mục tiêu, khách hàng mục tiêu, đối tượng mục tiêu, mục tiêu của kế hoạch hướng đến.

Mục tiêu trong marketing cần đảm bảo SMART bao gồm: Specific [cụ thể], Measurable [có thể đo lường được], Attainable [tính khả thi], Realistic [tính thực tế], Time bound [có thời gian cụ thể].

5. Video Viral

Là video lan tỏa, nó được xây dựng thành một câu chuyện có những đoạn đột phá cao trào hay bi kịch khiến người xem cảm thấy thích thú, vui vẻ hoặc cảm giác phẫn nộ, buồn thương, chạm tới cảm xúc của người xem.

Các video như thế sẽ thu hút được đông đảo những người xem, quan tâm và chia sẻ, thu hút được lượng tương tác khủng trong thời gian. Người ta sử dụng những video này để tăng độ nhận diện hoặc để phục vụ cho một chiến dịch truyền thông. Có nhiều yếu tố để tạo nên một video viral thành công, trong đó có cốt truyện và cách thức thực hiện.

6. Ads

Ads là viết tắt của từ Advertising, tức quảng cáo. Marketing có sử dụng các hình thức quảng cáo như: quảng cáo truyền hình, quảng cáo báo chí, quảng cáo google, quảng cáo mạng xã hội, …

Quảng cáo là một công cụ marketing đã có từ lâu, mang lại hiệu quả trong việc tăng độ nhận diện cho các thương hiệu. Các nhãn hàng cần hiểu rõ được sản phẩm của mình hướng tới đối tượng mục tiêu nào, những kênh quảng cáo nào có thể chạm đúng tới đối tượng mục tiêu của mình. Tuy nhiên, các thương hiệu cần lưu ý trong việc thiết lập tần suất quảng cáo để có thể khai thác hết tiềm năng quảng cáo, hạn chế cảm giác khó chịu cho người xem cũng như không để hao tốn chi phí vô ích.

7. Research

Là nghiên cứu. Người làm marketing thực hiện các research để thấu hiểu thị trường, tìm ra hành vi khách hàng để điều chỉnh những chính sách, chương trình và hoạt động sản xuất kinh doanh sắp tới.

8. Website Traffic.

Là thước đo lưu lượng truy cập vào trang web. Cho phép người làm marketing xem số lượng truy cập vào web là bao nhiêu. Traffic web là hạng mục quan trọng nhất để các nhà tiếp thị quảng cáo hướng tới.

Tăng chỉ số traffic web là để tăng thứ hạng của web, tăng cơ hội bán hàng cho web của mình và phủ sóng web đến với người tiêu dùng. Việc này làm tăng uy tín cho web gây dựng thương hiệu công ty.

9. Remarketing

Phương pháp marketing lại các đối tượng với quảng cáo nhưng không mua sản phẩm gì. Những đối tượng có tương tác với web nhưng lại không sử dụng sản phẩm của công ty.

Dựa trên những thông tin khách hàng để lại khi tương tác với web hoặc page của công ty, có thể remarketing nếu thấy đối tượng khách hàng tiềm năng. Remarketing cũng sử dụng trên nền tảng khách hàng cũ nhằm up-sell hay cross-sell các mặt hàng mới.

10. Conversational Commerce

Hiểu nghĩa tiếng Việt là thương mại đàm thoại. Đây là công cụ thực hiện các hội thoại giữa khách hàng và công ty thông qua các chương trình, ứng dụng hội thoại như messenger.

Xu hướng marketing hiện nay ưu tiên sự hài lòng của khách hàng dựa trên các phản hồi tích cực. Để thu thập các phản hồi từ khách hàng, Conversational Commerce là phương tiện cần thiết, mang các ý kiến về nhanh nhất.

Những thuật ngữ trên là những khái niệm cơ bản cho những ai mới bắt đầu vào nghề marketing hay chỉ muốn biết thêm những thuật ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến người là marketing.

Chủ Đề