Ăn mặn khát nước nghĩa là gì

1. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước:

Nghĩa đen:

  • "Đời cha": thế hệ đi trước, những người lớn trong phạm vi gia đình, dân tộc.
  • "Ăn mặn": thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn quá mặn, không để ý tới vấn đề sức khỏe. Cũng có thể do cuộc sống thiếu thốn nên người dân thường có thói quen làm thức ăn mặn hơn để ăn dè, để dành và ăn được lâu hơn.
  • "Đời con khát nước": Những đứa trẻ thường chưa quen với cách ăn uống này nên khi ăn quá mặn, chúng sẽ thấy khát nước.

Nghĩa bóng: 

  • "Ăn mặn " ở đây là làm những điều xấu xa thiếu phước, tổn đức. " đời cha ăn mặn" đó chính là khi người làm cha làm mẹ ấy làm những việc thất đức, trái với lẽ thường. Cũng có thể hiểu câu thành ngữ rộng hơn ra phạm vi quốc gia dân tộc. Đó là khi thế hệ cha ông đi trước khai thác tài nguyên một cách tận diệt, khai thác một cách bừa bãi, triệt để.
  • "Đời con khát nước” tức là đời con cháu gặp sẽ gặp phải những điều không may mắn, cuộc sống khó khăn. Đất nước trong tương lai của thế hệ sau sẽ cạn kiệt tài nguyên, các khoáng sản, rừng, biển cũng bị ô nhiễm nặng nề.

4. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ:

Chúng ta thấy đó, những con kiến vô cùng nhỏ bé. Nhỏ đến nỗi khiến người khác trông vào mà nghĩ rằng nó chẳng làm được tích sự gì, chẳng thắng nổi ai. Nhưng dù như vậy, chúng cũng phải sống như những loài vật khác. Vẫn cần nơi ở và thức ăn để bám trụ lâu dài với cuộc đời này. Đâu ai giúp chúng xây tổ và tìm thức ăn ngoại trừ bản thân chúng đâu. Chúng ta đã không ít lần bắt gặp những chú kiến nhỏ bé cõng trên lưng những miếng mồi dù là nhỏ thôi nhưng cũng quá sức với chúng. Đoạn đường về tổ đâu phải bằng phẳng và dễ dàng. Nhưng chúng vẫn không bỏ cuộc, vẫn cần mẫn vì cuộc sống của mình.

“Kiến tha lâu cũng đầy tổ”

Ngay cả những chú kiến nhỏ bé còn biết giá trị của chăm chỉ, kiên trì, nhẫn nại sẽ dẫn đến thành công thì lẽ nào chúng ta_những con người văn minh và tiến bộ lại không hiểu thấu.

Chúng ta thấy đó, con người so với vũ trụ bao la và rộng lớn cũng hóa nên nhỏ bé như những chú kiến vậy. Và chúng ta cũng phải phấn đấu để đạt được cuộc sống như mình hằng mong ước. Có con đường thành công nào mà trải sẵn thảm đỏ hay hoa hồng đâu, chúng ta cứ ở yên đó thì thành công bao giờ mới chạy đến. Ai rồi cũng gặp phải những khó khăn ở trong đời nhưng quan trọng là cách chúng ta đối mặt với nó. Niềm tin vào bản thân, kiên nhẫn và chăm chỉ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

2. Cha chung không ai khóc:

Câu thành ngữ “Cha chung không ai khóc” mượn một hiện tượng thường thấy trong đời sống để đưa ra bài học và lời nhắc nhở cho mỗi chúng ta. Theo nghĩa đen, câu thành ngữ có nghĩa nhiều người con có chung một cha, suy ra phần tình thương sẽ bị chia ra cho nhiều người và không trọn vẹn. Bởi thế lúc cha chết, không một ai khóc lóc thương cảm vì tình thương vốn đã bị san sẻ. Hiểu theo nghĩa đen là thế nhưng không phải tất cả các gia đình đông con đều như vậy.

Cha chung không ai khóc

Ở đây, ông bà ta chỉ muốn đưa ra bài học, lời khuyên và lời nhắc nhở cho mỗi chúng ta được hoàn thiện hơn mà thôi. Vậy ra, câu thành ngữ “Cha chung không ai khóc” dùng để ví tình trạng việc chung bị bỏ mặc, không ai ngó ngàng đến, thường dùng để phê phán thái độ vô trách nhiệm đối với việc chung. Hành động vô trách nhiệm, dửng dưng, không có ý thức gìn giữ đối với công việc, tài sản chung,…thật sự rất đáng để đem ra chê trách.

Thói vô trách nhiệm này cũng là thói xấu của rất nhiều người Việt và điều đó gây ra những hậu quả đau lòng. Khi bạn chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình mà bỏ qua lợi ích của tập thể, của cộng đồng thì kết quả bạn nhận được cũng sẽ không mấy tốt đẹp. Bởi vì sao ư? Bởi vì bạn cũng chính là một phần của tập thể đó.

5. Kim vàng ai nỡ uốn câu:

Từ xưa cho đến nay thì những bài ca dao không những là tiếng nói chứa đựng tâm tư, tình cảm của người lao động thôi đâu. Mà ta như thấy được đó cũng chính  những kho tàng kinh nghiệm sống quý giá của các bậc tiền nhân cho đến muôn đời sau. Nếu như chúng ta lập mở từng trang ca dao, chúng ta chắc chắn cũng sẽ thấy hiện lên cuộc sống của người xưa trong sương mờ quá khứ. Trong đó, ta có thể thấy được rằng chính lời ăn tiếng nói của con người trong giao tiếp luôn luôn được người xưa coi trọng và như một chân lý đã được định sẵn, trong đó cũng chính là một trong những chuẩn mực đạo đức của con người. Nói về lời ăn tiếng nói trong ca dao xưa không thể không nhắc đến câu “Kim vàng ai nỡ uốn câu. Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”.

Ta cũng có thể nhận thấy được rằng chính trong một trong những “tiêu chuẩn” hàng đầu của vẻ đẹp con người không đâu khác đó chính là “ăn nói”. Ăn nói đúng dĩ nhiên cũng phải mặn mà, phải có nét duyên dáng như câu ca xưa “Một thương tóc bỏ đuôi gà. Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên”. Ngày nay chúng ta như thấy được quan niệm xưa cho rằng “tóc bỏ đuôi gà, má lúm đồng tiền” là vẻ đẹp hình thể, vẻ đẹp bề ngoài; còn “ăn nói mặn mà có duyên” là vẻ đẹp của được đánh giá chính là một vẻ tâm hồn bên trong, luôn bền vững với thời gian và năm tháng… Song với đó ta như thấy được chính hình ảnh “người khôn” được nhắc đi nhắc lại với tần suất cao trong ca dao cũng là một điều cần lưu ý. “Kim vàng ai nỡ uốn câu. Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời” thì ta như thấy được “kim vàng” như nói đến là một thứ quý giá. “Kim vàng” được mang một giá trị về vật chất khá lớn cho nên “ai nỡ uốn câu”. Việc đi câu cần phải móc câu, cước,…và không ai nỡ lấy vật có giá trị như chiếc kim vàng, cho dù là nhỏ bé như chiếc kim thôi đi uốn câu cả. Tương ứng với đó là vế sau “Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”. Chúng ta phải hiểu “người khôn” ở đây không phải là hạng người “khôn lỏi, khôn vặt” ; sống ích kỷ, nhỏ nhen mà ý muốn nói chính là những con người sống có nhân nghĩa, biết đối nhân xử thế đúng mực, đúng chuẩn ở đời.

6. Lên voi xuống chó:

“Lên voi xuống chó” là cụm từ người ta nói đến sự lên xuống thăng trầm của đời người – khi thành đạt, khi thất bại. Cụm từ này nói chung là có ý tiêu cực về đời người.

Nếu nhìn trong toàn cảnh, chúng ta sẽ thấy chẳng có gì là lên xuống.

Bạn tìm được học bổng thạc sĩ, đó là lên? Học xong tìm việc mãi không có, đó là xuống? Tìm việc được, đó là lên? Công ty thua lỗ phải giảm người, bị mất việc, đó là xuống?

Nếu các bạn có cái nhìn như thế, thì cuộc đời của bạn như con yoyo lên xuống. Rất stress.

Cuộc đời là một dòng sông và ta như chiếc thuyền chèo trên dòng sông, hay con cá bơi trong dòng sông. Khi thì sông êm ả không có sóng, khi thì có sóng chòng chành, khi thì ghềnh đá ồ ạt… Chẳng có lên, mà cũng chẳng có xuống. Chỉ là tự nhiên thay đổi.

Người nói “lên voi xuống chó”, thường là người “lên” thì kiêu căng, “xuống” thì stress và chán đời.

Người tĩnh lặng không thấy lên xuống, thấy đời lúc nào cũng vậy, không kiêu căng và không stress. Chỉ là những khúc thay đổi của dòng sông, để dòng sông thêm thú vị.


7. Tốt mã dẻ cùi:

Tốt mã  là vẻ đẹp bên ngoài. Dẻ cùi là loài chim có bộ lông đẹp, nhất là đuôi rất đẹp. Tiếc rằng chúng lại hay ăn phân chó [Dẻ cùi tốt mã dài đuôi/ Hay ăn cứt chó ai nuôi Dẻ cùi?] . Tốt mã dẻ cùi là câu thành ngữ để chỉ kẻ đẹp người xấu nết.

17. Nước mắt chảy xuôi:

Nước mắt chảy xuôi” là thành ngữ Việt Nam nói đến tình thương chỉ có thể từ cha mẹ dành cho con cái, theo dòng thuận của đời người, từ cao xuống thấp, để khuyên chúng ta đừng đòi hỏi một sự báo đáp từ con cái.

18. Chỉ tay năm ngón:

Chỉ tay một ngón [ngón tay trỏ] là trỏ đường, bảo lối cho người ta đi còn chỉ tay cả năm ngón tức là chỉ bằng cả bàn tay, thì cái hành động đó không phải là để trỏ giúp đường nữa.

Câu “chỉ tay năm ngón” chê bai kẻ chỉ biết sai bảo người khác làm trong khi bản thân mình thì chẳng động chân, động tay vào việc gì. Người quen chỉ tay năm ngón là người xưa nay chỉ quen làm thầy người ta, không chịu làm người dưới ai, điều đó đáng chê, vì có biết làm người dưới mới làm được người trên, có biết vâng lệnh thì sau mới biết hạ lệnh.

thôi nha!

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

đời cha ăn mặn, đời con khát nước có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu đời cha ăn mặn, đời con khát nước trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ đời cha ăn mặn, đời con khát nước trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ đời cha ăn mặn, đời con khát nước nghĩa là gì.

Cha làm ác, con chịu hậu quảCha mẹ làm điều ác, con cháu phải chịu quả báo.
  • sạch như li như lai là gì?
  • xanh đầu thì bỏ, đỏ đầu thì nuôi là gì?
  • phượng hoàng chặt cánh đuổi đi, bắt con bìm bịp đem về mà nuôi là gì?
  • lớn đầu to cái dại là gì?
  • mạnh về gạo, bạo về tiền là gì?
  • làm anh làm ả, phải ngả mặt lên là gì?
  • thấy người sang bắt quàng làm họ là gì?
  • thế gian còn dại chưa khôn, sống mặc áo rách chết chôn áo lành là gì?
  • ngựa quen đường cũ là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "đời cha ăn mặn, đời con khát nước" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

đời cha ăn mặn, đời con khát nước có nghĩa là: Cha làm ác, con chịu hậu quả. Cha mẹ làm điều ác, con cháu phải chịu quả báo.

Đây là cách dùng câu đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Thực chất, "đời cha ăn mặn, đời con khát nước" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ đời cha ăn mặn, đời con khát nước là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề