Tại sao phải lựa chọn ứng viên

Tại sao bạn quan tâm vị trí tuyển dụng này của công ty?

20/02/2022 09:30

"Tại sao bạn quan tâm vị trí tuyển dụng này của công ty?" là một trong những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất và cũng là câu ứng viên dễ bị "trượt vỏ chuối" nhất. Do đó, bạn nên tìm hiểu các mẹo trả lời để có thể làm hài lòng nhà tuyển dụng, tạo cơ hội có được vị trí mong muốn.

Người phỏng vấn sẽ không có ấn tượng gì với câu trả lời chung chung mà họ đã nghe hàng chục lần trước đó. Sau cùng, câu trả lời kiểu này không thể cho họ biết điều họ muốn biết là tại sao ứng viên quan tâm đến vị trí này của công ty? Tuyển dụng nhân sự mới là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc nên các doanh nghiệp đều muốn tìm hiểu rõ hơn về ứng viên của mình. Vì vậy, bạn cần có có câu trả lời thông minh để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng một cách thông minh

I. Lý do nhà tuyển dụng hỏi ứng viên "Tại sao bạn quan tâm vị trí tuyển dụng này?"

Cũng tương tự như câu hỏi "Vì sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?"; khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng nhằm mục đích:

  • Tìm hiểu xem mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì và vị trí công việc này có phù hợp với định hướng của bạn hay không?
  • Đảm bảo bạn thực sự hứng thú với công việc và có đủ động lực làm việc nếu trúng tuyển.
  • Tìm hiểu xem bạn đã biết những gì về công ty, ngành nghề và vị trí ứng tuyển [xem bạn có dành thời gian tìm hiểu trước khi đến phỏng vấn hay không?
  • Mối ưu tiên của bạn là gì? Bạn cảm thấy đặc điểm nào của công ty hoặc công việc hấp dẫn nhất?

Bởi những lý do này, câu trả lời của bạn cần phải thể hiện được rằng bạn đã nghiên cứu, tìm hiểu rất kỹ lưỡng về công việc mà bạn đang ứng tuyển, có định hướng rõ ràng và công việc này là bước đệm để bạn hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp của mình.

II. Cách trả lời lý do ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng khéo léo ​

1. Giải thích lý do bạn muốn làm việc ở công ty

Người mong muốn gắn bó với công ty gần như luôn là người có hiệu suất làm việc cao và đạt được thành công ngoài mong đợi cho cả họ và công ty. Có thể trước khi ứng tuyển bạn chưa từng nghe tin gì về công ty hoặc bạn rất thích thương hiệu của họ. Dù sao thì, điều quan trọng là bạn truyền đạt được niềm đam mê và lòng nhiệt tình của mình với công ty khi trả lời câu hỏi này.
Chia sẻ cảm nhận của bạn về mục tiêu của công ty hỗ trợ giá trị riêng của bạn ra sao, sản phẩm hay dịch vụ nào đặc biệt làm bạn hứng thú và bạn ấn tượng ra sao về kết quả kinh doanh, giải thưởng của sản phẩm đó.

2. Giải thích lý do bạn muốn làm việc ở vị trí này

Khi nghe câu trả lời, người phỏng vấn muốn chắc chắn không chỉ là bạn có thể làm tốt công việc đó mà còn cho thấy bạn thực sự yêu thích công việc này. Vì thế, đừng quên thể hiện niềm đam mê và nhiệt huyết của bạn với vị trí này bằng cách nhân mạnh điểm đặc biệt thu hút bạn khi đọc tin tuyển dụng và lý do tại sao.

3. Bày tỏ cơ hội này tạo điều kiện cho bạn tiến bộ ra sao

Điều quan trọng bạn cần nhớ là người phỏng vấn có khả năng muốn tuyển dụng ứng viên không chỉ mang đến giá trị ở hiện tại mà còn trong dài hạn - người có tham vọng, động lực và quyết tâm tự hoàn thiện. Vì thế, khi chuẩn bị câu trả lời, cho nhà tuyển dụng thấy bạn muốn phát triển kỹ năng và bạn nghĩ các yếu tố đặc thù trong chức vụ này hỗ trợ bạn làm điều đó. Tiếp đó, đưa ra lý do bạn muốn phát triển kỹ năng và tiến bộ trong sự nghiệp ở công ty đó.

Kinh nghiệm giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn

III. Một số mẫu câu trả lời hay nhất

Dưới đây là mẫu câu trả lời đưa ra trong buổi phỏng vấn hay:
  • An ninh mạng là một ngành quan trọng, phát triển và thay đổi nhanh hơn bao giờ hết. Tôi đã làm việc và rất đam mê lĩnh vực này trong nhiều năm qua, thời gian này tôi đặc biệt chú ý đến công ty với vai trò doanh nghiệp dẫn đầu thị trường. Tôi biết công ty đã cung cấp sản phẩm A ra thị trường, tôi thường xuyên đọc các nhận xét trong ngành về công ty và rất vui khi thấy công ty tuyển dụng vị trí này.
  • Khi tôi mới đọc tin tuyển dụng cho vị trí này, một trong những điểm đặc biệt thu hút tôi là tập trung vào truyền thông mạng xã hội, đây vừa hay phù hợp với điểm mạnh của tôi. Tuy vậy, tôi biết mình còn phải học hỏi nhiều để liên tục trau dồi kiến thức chuyên môn. Làm việc cho một công ty dẫn đầu thị trường như [tên công ty] với chiến lược truyền thông mạng xã hội mạnh và tinh vi cho phép tôi học hỏi từ nhiều chuyên gia, phát huy tiềm năng của bản thân trong quá trình học tập và làm việc nếu có cơ hội.
  • Qua quá trình tìm hiểu về tin đăng tuyển dụng cũng như về công ty, tôi rất ấn tượng với văn hóa cũng như môi trường làm việc nơi đây. Đặc biệt, mục tiêu lớn nhất của tôi là trở thành trưởng phòng kinh doanh. Tôi biết để đảm nhận vị trí này không hề đơn giản nên bắt đầu từ những công việc đơn giản nhất sẽ giúp tôi có thêm kỹ năng và kinh nghiệm để ứng tuyển vị trí trưởng phòng kinh doanh trong tương lai. Đó là lý do tôi ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh của công ty. Khi được học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, tôi sẽ nhanh chóng thực hiện được ước mơ của mình.
Lý do nộp CV xin việc là một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến mà nhà tuyển dụng đưa ra cho ứng viên. Tìm hiểu và tham khảo cách trả lời sẽ giúp bạn có sự tự tin thể hiện bản thân tốt nhất. Đặc biệt, nếu gây ấn tượng tốt qua kỹ năng trả lời phỏng vấn, bạn sẽ trở thành ứng viên sáng giá và gia tăng tỷ lệ trúng tuyển cao.

MỤC LỤC:
I. Lý do nhà tuyển dụng hỏi ứng viên "Tại sao bạn quan tâm vị trí tuyển dụng này?"
II. Cách trả lời lý do ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng khéo léo
III. Một số mẫu câu trả lời hay nhất

Đọc thêm: Mẹo trả lời câu hỏi "Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?" khi phỏng vấn

Đọc thêm: Những lý do ứng tuyển "hạ gục" nhà tuyển dụng

Nên chọn ứng viên tiềm năng nhưng thiếu kinh nghiệm?

Chọn đúng ứng viên tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển đội ngũ nhân sự kế thừa hiệu quả

  • Nhà tuyển dụng cần phẩm chất gì ở ứng viên?

  • Những cụm từ giúp ứng viên thuyết phục nhà tuyển dụng

  • Những bước thu hút ứng viên tiềm năng

  • "Trẻ hóa" cho ứng viên lớn tuổi

Đối với bất kỳ doanh nghiệp [DN] nào, vấn đề con người chính là động lực thúc đẩy cho sự thành công của DN. Đối với các nhà quản lý, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất chính là tìm được nguồn nhân lực có kỹ năng, chuyên môn tốt để hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Chân dung ứng viên tiềm năng

Không phải ngẫu nhiên mà các nhà tuyển dụng hay chủ DN phải dành ra nhiều công sức và thời gian cho việc tuyển dụng, phỏng vấn sàng lọc ứng viên [ƯV]. Lọc hồ sơ, kiểm tra các kỹ năng, xem xét lại nguồn tham chiếu, lai lịch ƯV hay thậm chí còn vào xem trang cá nhân của họ trên mạng xã hội. Nhiều DN còn cho ƯV làm bài kiểm tra để đánh giá mức độ phù hợp với văn hóa DN. Tìm ƯV tiềm năng chính là mục tiêu lớn nhất trong quy trình tuyển dụng của hầu hết các DN.

Một ƯV tiềm năng đều sở hữu những năng lực cần thiết cho công việc mặc dù chưa thật sự hoàn thiện. Nếu nhà tuyển dụng nhận thấy một ƯV chăm chỉ, chủ động, sẵn sàng học hỏi, tiếp thu và biết nắm bắt cơ hội thăng tiến thì họ có thể là một viên ngọc thô cần được mài giũa. Dù họ còn thiếu kỹ năng và kinh nghiệm thực tế nhưng với tinh thần cầu tiến cao, họ sẽ trở thành một nhân viên tài năng trong tương lai gần. Bên cạnh năng lực, việc phù hợp với văn hóa DN cũng là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá một ƯV liệu có thực sự tiềm năng hay không. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng văn hóa DN là một khái niệm vô cùng đa dạng. Các DN với quy mô, lĩnh vực hoạt động, cách thức làm việc khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau về khái niệm "phù hợp văn hóa". DN có thể sử dụng các công cụ đánh giá độ phù hợp với văn hóa DN hoặc các dạng bài kiểm tra mức độ phù hợp văn hóa để đánh giá tiêu chí này trong vòng kiểm tra năng lực của ƯV. Nhà quản lý nhân sự cần chú ý đến đặc điểm này của ƯV trong giai đoạn thử việc, nếu ƯV hòa nhập và bắt nhịp tốt với các hoạt động văn hóa của DN thì đó là một ƯV tiềm năng mà DN có thể đào tạo trong tương lai.

Thiếu kinh nghiệm là một hạn chế nhưng cũng là điểm sáng của ƯV nếu đứng ở góc độ người quản lý nhân sự. Vì vậy, nếu ƯV có ý tưởng sáng tạo và những hướng giải quyết mới hiệu quả, phù hợp cho vấn đề đưa ra thì họ có thể sẽ là một nhân sự chất lượng khi được đào tạo đúng cách.

Chọn đúng ứng viên tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển đội ngũ nhân sự kế thừa hiệu quả

Những ưu - khuyết điểm

Dưới góc độ chuyên gia nhân sự, bà Phạm Lan Khanh, người sáng lập và điều hành FreelancerViet, cho rằng việc tuyển dụng ƯV tiềm năng nhưng thiếu kinh nghiệm không đơn giản, do vậy nhà tuyển dụng cần phải chỉn chu trong khâu sát hạch.

ƯV tiềm năng thường nhanh chóng thích ứng và chịu khó tiếp thu. Tuy không kinh nghiệm hoặc ít kinh nghiệm nhưng họ sẽ thích ứng nhanh hơn với môi trường cũng như phong cách làm việc ở nơi họ trải nghiệm đầu tiên. Việc góp ý, đào tạo, hướng dẫn họ từ đó cũng sẽ dễ dàng hơn so với những ƯV đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Họ cũng là người có đam mê và nỗ lực cống hiến. Với tâm thế đi làm để trau dồi kinh nghiệm, các ƯV tiềm năng sẽ nỗ lực thật nhiều để nhanh chóng phát triển và hoàn thiện các kỹ năng. Đồng thời, khi DN tuyển dụng ƯV không có kinh nghiệm, bỏ công sức đào tạo, hướng dẫn họ từ những điều nhỏ nhất, ƯV sẽ có xu hướng muốn cống hiến hết mình cho DN đó.

Một điều quan trọng nữa là tiết kiệm ngân sách cho DN. Trái ngược với ƯV nhiều kinh nghiệm, ƯV ít kinh nghiệm chắc chắn sẽ nhận được mức lương thấp hơn. Nhờ thế, DN có thể tăng số lượng nhân sự, tăng năng suất làm việc mà vẫn kiểm soát chi phí DN ở mức hợp lý. "Bên cạnh những ưu điểm trên thì việc tuyển dụng ƯV ít kinh nghiệm cũng đặt ra thách thức cho nhà tuyển dụng khi mất thời gian, công sức đào tạo, huấn luyện chi tiết vì dù ƯV có bằng cấp chuyên môn đúng chuyên ngành nhưng đó mới chỉ là lý thuyết. Bên cạnh đó, thời gian gắn bó của họ với DN không lâu nếu nhận thấy quyền lợi của họ không được cải thiện" - bà Khanh lưu ý. Một nhược điểm khác mà nhiều ƯV ít kinh nghiệm hay mắc phải là "cả thèm chóng chán". Phần lớn nguyên nhân của tình trạng này là do ƯV chưa có định hướng rõ ràng cho tương lai. Bởi vậy, ban đầu họ hào hứng vì học được những kiến thức, kỹ năng mới nhưng lâu dần, khi mọi việc bắt đầu vào guồng và lặp đi lặp lại mỗi ngày thì sẽ bắt đầu cảm thấy chán nản. DN nên cân nhắc những yếu tố này nếu không muốn tình trạng nghỉ việc sớm ở mức đáng báo động.

Thời điểm tuyển dụng

Theo bà Phạm Lan Khanh, việc lựa chọn thời điểm để tuyển dụng ƯV tiềm năng nhưng ít có kinh nghiệm vô cùng quan trọng, bởi không phải lúc nào việc đưa một đội ngũ nhân viên mới và còn non nớt vào DN cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, việc tuyển dụng ƯV tiềm năng khi và chỉ khi có sẵn nhân sự để đào tạo người mới. Thông lệ cho thấy nếu không được đào tạo, giao việc và theo sát, nhân viên mới sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản, lạc lõng, dễ dàng bỏ cuộc trước khi đem lại bất cứ đóng góp nào cho DN. Nếu DN đang có kế hoạch làm mới và gia tăng số lượng nhân viên để đáp ứng một chiến lược phát triển mới thì đó là thời điểm thích hợp để tuyển dụng nhân viên mới ít kinh nghiệm và sẵn sàng đào tạo họ. Đối với nhiều DN, loại hình kinh doanh của họ gắn với yếu tố thời vụ, do đó có sự khác biệt lớn về nhu cầu nhân lực giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm. Chỉ tuyển ƯV ít kinh nghiệm khi công việc đang ở mùa thấp điểm hoặc không quá bận rộn.

Bài và ảnh: GIANG NAM

Video liên quan

Chủ Đề