Ăn bì lợn có tốt không

Protein ở bì lợn chủ yếu là keratin, elastin và collagen hợp thành. Gelatin và collagen tương tự xi măng để gắn kết các tế bào thành mô cơ thể vững chắc. Da, lông, tóc, thịt, xương và mô liên kết đều cần phải có chất cốt giao này để gắn kết lại. Vì thế, các thành phần dinh dưỡng trong bì lợn rất tốt cho da, gân, xương, tóc. Nó còn được những người có vấn đề về xương khớp “dung nạp vào cơ thể” với hi vọng là có thêm chất keo bôi trơn các khớp, từ đó giúp việc vận động trở nên dễ dàng hơn. Bì lợn không chỉ nhiều mà còn rất đa dạng các loại protein.

Ít Carbohydrate: Thực phẩm ít carbohydrate là cơ hội tốt hơn để bạn giảm cân. Bì lợn chứa rất ít carbohydrat, gần như là 0%. Vì vậy ăn bì lợn không gây tăng đường huyết. Chất béo từ bì lợn làm no lâu, nên đây có thể là thành phần được cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn kiêng.

Bì lợn chứa cùng một loại chất béo như trong dầu ô liu: 43% là chất béo không bão hòa, trong đó phần lớn là axit oleic. Axit oleic là chất béo tự nhiên được tìm thấy trong các loại dầu động vật và thực vật khác nhau, bao gồm cả dầu ô liu. Vì vậy ăn chất béo vừa đủ trong bì lợn mang lại lợi ích đối với sức khỏe.

Bì lợn chứa nhiều natri: Natri có lợi cho các hệ thống quan trọng của cơ thể con người. Natri giúp điều chỉnh sự hấp thụ glucose cũng như lượng chất lỏng trong cơ thể, cải thiện chức năng não, duy trì trái tim khỏe mạnh, loại bỏ carbon dioxide dư thừa cũng như duy trì sức khỏe làn da.

Không chỉ vậy, các nhà khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng, ăn bì lợn thường xuyên có tác dụng chống lão hóa và chống ung thư hiệu quả. Bì lợn là một món ăn quý như một vị thuốc bổ, đặc biệt có tác dụng bổ âm. Vì vậy, chị em đừng bỏ qua loại collagen tự nhiên cực kỳ tốt này khi muốn giữ ẩm cho làn da, làm cho tóc sáng bóng, giảm lão hóa, làm mờ các vết nhăn nheo trên da.

Tuy nhiên, đặc điểm của protein trong bì lợn không đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể, hàm lượng chất béo cao, lượng natri nhiều, dẫn đến sẽ khó tiêu khi ăn nhiều bì lợn. Ăn nhiều bì lợn cũng không tốt cho bệnh tim mạch, huyết áp, những bệnh lý mạch máu. Sau khi ăn, hàm lượng collagen có trong bì lợn sẽ chuyển hóa hết mà cơ thể chỉ hấp thu được một lượng rất ít.

Vì thế, để khéo léo sử dụng được những đặc tính thần dược của bì lợn, bà nội trợ đừng quên thỉnh thoảng chiêu đãi gia đình một số món ăn ngon từ bì lợn như cơm tấm bì hoặc nấu món thịt đông, nem chạo.

Thịt heo là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao bổ sung chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Trong số đó, da heo [hay còn gọi bì heo] là phần quan trọng cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.

Bất ngờ với tác dụng sức khỏe từ da heo

Không sai khi nói rằng da heo chính là “thần dược” cho sức khỏe con người. Bộ phận này chứa nhiều collagen giúp xương chắc khỏe đồng thời mang đến vẻ đẹp cho mái tóc và phần móng. Không chỉ chứa hàm lượng lớn collagen mà da heo còn rất giàu protein và carbohydrate. Đây đều là những dưỡng chất bổ sung năng lượng, chất dinh dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời bảo vệ xương và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Đặc biệt, nhắc đến công dụng tuyệt vời của da heo, không thể bỏ qua lợi ích đối với làn da. Thực phẩm này chứa hàm lượng lớn collagen giúp thúc đẩy các tế bào trên da tăng cường hấp thụ và lưu giữ nước, nhờ đó da luôn đủ độ ẩm và tươi trẻ mỗi ngày.

Bí quyết cho sức khỏe từ da heo giòn ngongon vị tỏi ớt của công ty VISSAN

Nhằm mang đến cho người tiêu dùng một sản phẩm thơm ngon tiện lợi với giá trị dinh dưỡng cao, công ty VISSAN đã nghiên cứu và ra mắt thị trường sản phẩm Da heo giòn ngongon vị tỏi ớt. Da heo giòn Ngongon vị tỏi ớt được chế biến theo một quy trình khép kín đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những miếng da heo vàng ươm, giòn tan trên đầu lưỡi, hòa quyện cùng gia vị tỏi ớt cay cay, thơm lừng giúp kích thích và thỏa mãn từng tế bào vị giác. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh cùng mùi thơm nồng nàn lan toả trên từng miếng da heo. Hơn thế nữa, sản phẩm Da heo giòn Ngongon vị tỏi ớt còn có dạng gói mang đến sự tiện lợi và vệ sinh khi sử dụng.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định ăn bì lợn để chữa bệnh, làm đẹp da hiện nay vẫn chưa có cơ sở khoa học.

  • Giải quyết những cơn đau đầu gối hiệu quả bằng những bài tập đơn giản 
  • Đừng bỏ qua rau dền trong bữa ăn hàng ngày: Chúng có thể giúp bạn chữa khỏi những căn bệnh này 
  • Ăn canh bóng bì lợn ngon đấy nhưng cần hết sức lưu ý những điều này 

Nhiều chị em đổ xô mua bì lợn sạch để làm đẹp và chữa bệnh

Dạo gần đây, nhiều chị em truyền tai nhau săn lùng bì lợn sạch vì cho rằng có tác dụng làm đẹp rất tốt. Chị Dung [Cổ Nhuế, Hà Nội] tâm sự, chị săn mua bì lợn sạch để làm đẹp vì chị được các chị em trên mạng xã hội rỉ tai nhau rằng đây là một nguồn rất giàu collagen, rất tốt cho làn da đang ở độ tuổi 37 như chị.

"Mình thấy nhiều chị em nói là cứ sử dụng bì lợn sạch là an toàn cho sức khỏe, lại có công dụng làm đẹp rất tốt. Nhất là làn da của mình hiện nay có rất nhiều nếp nhăn. Ăn bì lợn có nhiều collagen sẽ giúp giảm đi trông thấy", chị Dung chia sẻ.

Nhiều chị em tìm đến bì lợn để làm đẹp, chữa bệnh.

Chính vì thế, mỗi bữa ăn của chị gần đây không thể thiếu món bì lợn luộc hoặc hầm rau củ quả. Ngoài ra, chị cũng tăng cường ăn chân giò ninh để "tăng cường collagen, cứu vớt tuổi thanh xuân". Sau 2 tuần áp dụng, da đẹp đâu chưa thấy, chỉ biết khi nhảy lên cân, chị đã tăng thêm 1,5kg. Đối với một người bước sang tuổi trung niên, việc không được để tăng cân luôn được liệt kê trong danh sách, vậy mà không thay đổi ăn uống gì, chị lại tăng cân, đương nhiên là chuyện khó chấp nhận được. Chị Dung nghĩ đi nghĩ lại vẫn không biết nguyên nhân vì sao, chế độ ăn của chị chỉ khác chút là cho thêm bì lợn bổ sung vào các bữa ăn.

Cũng sử dụng bì lợn để ăn mỗi ngày nhưng chị Thuần [Thanh Xuân, Hà Nội] lại sử dụng để chữa đau nhức xương khớp khi trái gió trở trời. Vào những ngày thời tiết đang nắng nóng rồi đột ngột giảm nhiệt độ như thế này, chị cũng bị đau nhức xương khớp và thường sử dụng bì lợn để luộc ăn. Chị Thuần tin rằng đây là cách giúp chị không còn đau nhức xương khi trái gió trở trời nữa.

Vậy thực hư bì lợn có tác dụng làm đẹp, chữa bệnh đến đâu? Chúng ta hãy cùng nghe chuyên gia phân tích để tránh bị hiểu sai ngay trong phần dưới bài viết này.

Sự thật về công dụng của bì lợn giúp làm đẹp da, chữa đau nhức xương khớp

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh [Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội], về nguyên tắc, bất kỳ một loại da động vật nào cũng không tốt cho sức khỏe.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, ăn bì lợn quá nhiều không tốt cho sức khỏe.

"Protein ở da chủ yếu được cấu tạo từ galetin và collagen. Chúng có vai trò trong việc làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, rất quan trọng để cấu tạo da, xương, sụn, các tổ chức liên kết trong cơ thể. Nhưng đây là loại protein rất khó tiêu, do đó không nên ăn nhiều. Ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể mắc bệnh", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.

Nếu như ở nước ngoài, người ta đem da động vật để tái chế, làm chất phụ gia hoặc thuộc da trong ngành công nhiệp thực phẩm thì tại Việt Nam, chúng ta lại sử dụng để ăn. Không cứ gì riêng bì lợn, nhiều người còn có thói quen ăn da gà, da bò vì nó… ngon. Thực tế đây là thói quen không tốt, có thể gây nhiều loại bệnh nguy hiểm.

"Lớp mỡ gần da động vật có chứa rất nhiều cholesterol xấu, là nguyên nhân gây nên những căn bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao, béo phì nếu chúng ta ăn quá nhiều. Nhóm đối tượng đang mắc những căn bệnh này, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nếu ăn da động vật đều không tốt cho sức khỏe", chuyên gia khẳng định.

Về việc ăn bì lợn có giúp làm đẹp da hay không, theo ông Thịnh, điều này không có cơ sở khoa học. Khi đi vào cơ thể, lớp da này sẽ bị phân hủy thành các axit amin và tiếp tục được đưa vào tổng hợp tạo ra các chất khác. Do đó, việc bổ sung cho da hay cải thiện nhan sắc là điều rất khó.

Về việc ăn bì lợn có giúp chữa được đau nhức xương khớp không, đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng. Bản thân chuyên gia cũng chưa từng biết đến trường hợp nào ăn bì lợn có thể chữa được bệnh đau nhức xương khớp khi trái gió, trở trời.

Về việc ăn bì lợn có giúp chữa được đau nhức xương khớp không, đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng.

Sự thật là nếu chẳng may ăn phải bì lợn bẩn, bạn có nguy cơ bị viêm da. Đối với lợn bẩn, lợn bệnh dù đã được nấu chín, một số vi khuẩn vẫn có khả năng sống trong cơ thể khi ăn vào. Việc tái tạo collagen trong cơ thể quan trọng nhất là ăn uống đầy đủ dưỡng chất chứ không phải cứ ăn càng nhiều bì lợn càng tốt.

Chưa hết, hiện nay nhiều lò mổ thường cạo sống nên nguy cơ bạn nuốt phải lông cứng bên ngoài bì lợn là điều khó tránh khỏi. Những chiếc lông sẽ không được tiêu hóa còn có nguy cơ găm chặt vào dạ dày hoặc cắm vào màng nhầy ruột non, dẫn đến đau dạ dày, tổn thương niêm mạc ruột. Ăn bì lợn vẫn còn tái cũng có thể khiến bạn bị nhiễm ký sinh trùng, nuôi giun sán trong người… Tốt nhất, để làm đẹp hay chăm sóc sức khỏe theo những mẹo truyền miệng, bạn đều nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có được những lời khuyên tốt nhất giúp cơ thể vừa khỏe vừa đẹp.

Ăn bì lợn có tác hại gì?

Gây tổn thương dạ dày Bì lợn nếu như được làm lông sống thì vẫn còn bám lại chân lông, các chân lông chỉ dài khoảng 2mm nhưng rất cứng, khi ăn vào chúng thể cắm vào màng nhầy ở ruột non và dạ dày, gây nguy cơ tổn thương dạ dày hoặc ruột.

Những ai không nên ăn bì lợn?

Tuy nhiên, TS Nguyễn Mạnh Đôn khuyến cáo người dân không nên sử dụng loại thực phẩm biến chất này vì mặc dù ở nồng độ vừa phải nhưng tác dụng lên một chất axít béo không no như bì lợn sẽ phản ứng thành một hợp chất khác gây nguy hại cho sức khoẻ.

Bì lợn có chất gì?

Bì lợn thuộc nhóm protein chứa nhiều thành phần cốt giao [gelatin và collagen] cũng rất bổ dưỡng. Chất cốt giao rất cần cho cấu tạo cơ thể - nó như chất xi măng để gắn kết các tế bào lại với nhau thành mô cơ thể vững chắc.

Ăn da lợn có tác dụng gì không?

Theo Đông y, da heo tính mát, vị ngọt dễ ăn, lợi ích giúp hoạt huyết, bổ máu, cầm máu… Vì vậy, đây là thực phẩm vô cùng phù hợp với những người thường xuyên gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Nếu sử dụng da heo đúng liều lượng trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tăng cường quá trình tuần hoàn máu.

Chủ Đề