Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực ra làm gì

Trong những năm gần đây, ngành dinh dưỡng học đang ngày càng chứng minh được tầm quan trọng của nó. Dẫu vậy, đây vẫn là một ngành học mới; vì thế, không khó hiểu khi có nhiều người băn khoăn “học dinh dưỡng ra làm gì?”. Để có được câu trả lời cho câu hỏi này, mời bạn cùng JobsGO theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

VIỆC LÀM SỨC KHỎE

  • Chuyên ngành dinh dưỡng học là gì?
  • Các cơ sở đào tạo ngành dinh dưỡng học uy tín tại Việt Nam
  • Sinh viên học dinh dưỡng ra làm gì?
    • Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng
    • Chuyên gia xây dựng thực đơn dinh dưỡng theo nhu cầu
    • Nhân viên y tế học đường
  • Học dinh dưỡng học ra có thể làm việc ở đâu?
  • Mức lương của nhân lực ngành dinh dưỡng

Chuyên ngành dinh dưỡng học là gì?

Dinh dưỡng học hay còn gọi là ngành Y học dinh dưỡng chuyên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong hệ thống dinh dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tại đây, các học viên sẽ được trang bị kiến thức về:

  • Dinh dưỡng cơ bản
  • Dinh dưỡng lâm sàng
  • Dinh dưỡng cộng đồng
  • Dinh dưỡng tế bào

Các môn học này sẽ giúp cho học viên hiểu được tầm quan trọng, giá trị và vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe, sự phát triển của cơ thể; cơ chế hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng của cơ thể con người,…

? Xem thêm: Chuyên gia dinh dưỡng, thể hình học gì để làm nghề? 

Các cơ sở đào tạo ngành dinh dưỡng học uy tín tại Việt Nam

Tại Việt Nam, ngành dinh dưỡng học đang được đào tạo tại các cơ sở sau:

STTTên TrườngThông tin tuyển sinh1Đại Học Y Dược TPHCMTên ngành: Dinh dưỡng

Tổ hợp môn: B00

Lấy kết quả thi THPT quốc gia

2Đại Học Thăng LongTên ngành: Dinh dưỡng

Tổ hợp môn: B00

Lấy kết quả thi THPT quốc gia

3Đại Học Thành ĐôngTên ngành: Dinh dưỡng

Tổ hợp môn: A00, A05, B00, B02

Lấy kết quả thi THPT quốc gia

4Đại Học Trà VinhTên ngành: Dinh dưỡng

Tổ hợp môn: B00, D08

Lấy kết quả thi THPT quốc gia

5Đại Học Đông ÁTên ngành: Dinh dưỡng

Tổ hợp môn: B00, A02, B03, A16

Lấy kết quả thi THPT quốc gia

6Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCMTên ngành: Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực

Tổ hợp môn: A00, A01, D07, B00

Lấy kết quả thi THPT quốc gia

7Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc ThạchTên ngành: Dinh dưỡng

Tổ hợp môn: B00

Lấy kết quả thi THPT quốc gia

8Đại học Y tế công cộngTên ngành: Dinh dưỡng học

Tổ hợp môn: B00; D01; D08

Lấy kết quả thi THPT quốc gia

9Đại học Y Hà NộiTên ngành: Dinh dưỡng

Tổ hợp môn: B00

Lấy kết quả thi THPT quốc gia

10Đại học Công nghiệp TP.HCMTên ngành: Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm

Tổ hợp môn: A00, B00, D07, D90

Lấy kết quả thi THPT quốc gia

Sinh viên học dinh dưỡng ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ra trường bạn có thể đảm nhiệm một trong số những công việc sau sau:

Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng

Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng có nhiệm vụ giải thích, tư vấn về các vấn đề dinh dưỡng, nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này. Đồng thời, họ cần lý giải để mọi người biết được:

  • Những thực phẩm không nên phối hợp với nhau.
  • Lượng vitamin, khoáng chất, sắt, canxi… cần thiết để bảo đảm cho sự phát triển của cơ thể. Bên cạnh đó là những nhóm thực phẩm và thực đơn kết hợp để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất đó.
  • Nhóm thực phẩm không nên ăn sống hay không nên đun quá chín.
  • Cách bổ sung vitamin, sắt, canxi… bằng các loại thực phẩm chức năng sao cho hiệu quả.
  • v.v…

Chuyên gia xây dựng thực đơn dinh dưỡng theo nhu cầu

Để có thể đảm bảo được yếu tố cả về ngoại hình và sức khỏe thì chúng ta cần phải kết hợp giữa dinh dưỡng và luyện tập. Lúc này, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ cần vận dụng kiến thức chuyên môn của mình để:

  • Kiểm tra và đưa ra lời khuyên về cách cải thiện chế độ dinh dưỡng của người bệnh.
  • Lên thực đơn dinh dưỡng phù hợp với từng khách hàng cụ thể: Khách hàng muốn giảm mỡ – tăng cơ, trẻ em muốn tăng chiều cao, thực đơn dinh dưỡng cho người gầy, thực đơn cho người rối loạn nội tiết, khách hàng đang bị bệnh…
  • Trao đổi các thông tin liên quan đến chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân/ khách hàng để có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn.

Nhân viên y tế học đường

Nhiệm vụ chính của nhân viên y tế học đường là:

  • Lập và triển khai kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho học sinh, cùng các hoạt động y tế học đường.
  • Tổ chức và quản lý việc khám sức khỏe và theo dõi sự phát triển thể chất của học sinh.
  • Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho học sinh.
  • Theo dõi, phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường: suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì… và báo cho cấp trên để có biện pháp cải thiện.
  • Lập hồ sơ y tế cho mỗi học sinh, xây dựng tủ thuốc học đường.

Học dinh dưỡng học ra có thể làm việc ở đâu?

Học dinh dưỡng có thể làm việc ở đâu?

Với những chia sẻ nêu trên, có thể thấy được triển vọng nghề nghiệp của ngành dinh dưỡng học là rất rộng mở. Để giúp bạn có thể xác định rõ hơn, dưới đây là 1 số vị trí mà sinh viên tốt nghiệp ngành dinh dưỡng học có thể ứng tuyển:

  • Cơ sở đào tạo nhân viên y tế [công lập/ tư nhân], cơ sở khám – chữa bệnh, các trung tâm y tế – chăm sóc sức khỏe cộng động tuyến xã/huyện/quận/thành phố/trung ương.
  • Nhà dưỡng lão, tổ chức y tế phi chính phủ, tổ chức chăm sóc sức khỏe quân đội, công an.
  • Các viện/ phòng nghiên cứu dinh dưỡng.
  • Các trường học có tổ chức canteen cho học sinh.
  • Các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm.
  • Hệ thống nhà hàng, khách sạn.
  • Các Viện nghiên cứu chăm sóc sức khỏe.
  • Trung tâm phòng chống HIV/AIDS.
  • Trung tâm truyền thông – Giáo dục sức khoẻ, chi cục Dân số – KHHGĐ.
  • Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực Y tế công cộng, Y học dự phòng.
  • Các cơ sở chế biến thực phẩm và dinh dưỡng, thực phẩm chức năng.
  • Các công ty du lịch và các cơ sở, dịch vụ ăn uống, các trường học, nhà máy, xí nghiệp, các nhà dưỡng lão…

? Xem thêm: 10 lời khuyên vàng về dinh dưỡng cho dân văn phòng

Mức lương của nhân lực ngành dinh dưỡng

Nhu cầu về việc chăm sóc sức khỏe bản thân ngày một tăng cao. Nhiều người chưa biết cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bản thân chính vì thế việc hiểu biết sâu về ngành dinh dưỡng sẽ giúp bạn có được công việc ổn định, vai trò của các chuyên gia dinh dưỡng được nâng cao.

Tùy vào trình độ và tính chất công việc mà mỗi nghề sẽ có một mức lương khác nhau.

  • Đối với những cử nhân ngành dinh dưỡng mới tốt nghiệp sẽ có mức lương dao động trong khoảng từ 5 – 7 triệu đồng hàng tháng.
  • Với những người đã có kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm trong ngành nhiều năm thì mức lương sẽ khoảng 10 triệu đồng hàng tháng.
  • Những chuyên gia dinh dưỡng sẽ có cơ hội được làm việc tại những cơ sở y tế tốt với mức lương lên tới 15 – 20 triệu đồng hàng tháng. Ngoài ra với trình độ và kinh nghiệm họ sẽ có cơ hội được mời làm việc tại nước ngoài hay các tổ chức y tế lớn trong nước và thế giới.

Như vậy, bạn đã biết được học dinh dưỡng ra làm gì hay chưa? Với những cơ hội việc làm rộng mở như trên thì nếu bạn đã chót yêu thích ngành học này, đừng ngần ngại, hãy theo đuổi theo ước mơ của mình.

Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực là làm gì?

Khoa học Dinh dưỡng và Ẩm thực là ngành học chủ yếu tập trung vào mối liên hệ giữa sản xuất, chế biến thực phẩm, xây dựng khẩu phần chế độ ăn uống với sức khỏe con người.

Ngành dinh dưỡng và khoa học thực phẩm học những gì?

Ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm học những gì? Khi theo học ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu về khoa học dinh dưỡng và khoa học thực phẩm: gồm thành phần thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, hóa học và biến đổi của thực phẩm, chế biến thực phẩm,...

Ngành dinh dưỡng và khoa học thực phẩm học ở đâu?

Học ngành Dinh dưỡng ở đâu?.
Đại Học Y Dược TPHCM..
Đại Học Trà Vinh..
Đại Học Thăng Long..
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch..
Đại học Công nghiệp TP. HCM..
Đại học Y Hà Nội..
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM..
Đại Học Đông Á.

Khoa học dinh dưỡng là gì?

Dinh dưỡng học là gì? Dinh dưỡng học hay y học dinh dưỡng là ngành học được đào tạo để làm việc trong hệ thống dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Các cá nhân được trang bị kiến thức về dinh dưỡng cơ bản, dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng, dinh dưỡng tế bào.

Chủ Đề