Ai là người phát minh ra môn anh

Thi học kỳ có lẽ là phát minh gây ám ảnh nhất với học sinh và sinh viên. Vậy bạn đã biết ai là người tạo ra “phát minh ám ảnh” này hay chưa? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết Ai là người phát minh ra thi học kỳ này nhé!

Thi học kỳ là gì?

Thi học kỳ là thi kết thúc học kỳ, nhằm đánh giá quá trình học của học sinh trong từng học kỳ, cả năm hoặc cả một giai đoạn. Việc thi học kỳ nói riêng và kiểm tra, thi cử nói chung còn mang nhiều yếu tố tích cực khác, ví dụ như để giáo viên nắm bắt được mặt bằng kiến thức của học sinh. Kỳ kiểm tra hay kỳ thi là để phản hồi lại hiệu quả việc dạy và học đến đâu.

Vẫn biết thi học kỳ có ý nghĩa tốt đẹp như vậy, song đa số chúng ta vẫn cảm thấy lo lắng mỗi khi kỳ thi này chuẩn bị đến hoặc hồi hộp khi nhận kết quả kỳ thi này. Thậm chí khi đã qua thời kỳ đi học, nhiều người vẫn gặp ác mộng, bị ám ảnh với những kỳ thi như thi học kỳ.

Không ít người đã từng than trách “ Không biết tại sao lại phải thi học kỳ trong khi đã phải làm rất nhiều bài kiểm tra khác?”, “Không biết ai lại nghĩ ra thi học kỳ nữa?”. Vậy  cùng chúng tôi tìm hiểu ai là người phát minh ra thi học kỳ? Trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

Henry Fischel – một Nhà từ thiện và một Doanh nhân người Pháp, sống vào thế kỷ 19 được xem là người phát minh ra thi học kỳ. Ông đã tạo ra các kỳ thi để chỉ ra kiến thức tổng thể của học sinh trong các môn học và kiểm tra khả năng sử dụng kiến thức của họ.

Henry Fischel từng đi du lịch đến Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới. Ý tưởng của ông về các kỳ thi tập trung vào hai khía cạnh chính; kiểm tra yếu tố bên ngoài và bên trong. Ông cho rằng những đánh giá này sẽ kiểm tra mức độ quen thuộc của học sinh với những gì họ đã được dạy. Henry là một trong những người đầu tiên có triết lý về thi cử. Triết lý của ông đã định hình nên lịch sử. 

Tuy nhiên, những năm gần đây, một số nguồn tài liệu lại cho rằng, Henry Fischel, một người cùng tên nhưng sống đầu thế kỷ 20 (20/11/1913 – 20/3/2008) mới là người phát minh ra thi học kì. Ông Fischel này là một giáo sư người Mỹ gốc Đức, giảng dạy bộ môn Ngôn ngữ và văn hóa Cận đông tại Đại học Indiana. Không rõ Henry Fischel thế kỷ 19 hay thế kỷ 20 mới chính xác là người đã phát minh ra kỳ thi nhưng hiện tại, kỳ thi này đã trở thành một phần tất yếu trong công cuộc học hành của học sinh tại nhiều quốc gia trên thế giới. 

Ai là người phát minh ra bài tập về nhà?

Roberto Nevilis là người phát minh ra bài tập về nhà là 1 giáo viên người Ý và cũng là người nghĩ ra ý tưởng “bài tập về nhà” vào năm 1905 như một hình phạt dành cho học sinh.

Bài tập về nhà là mang lại cảm giác làm việc gần gũi giữa giáo viên và học sinh hơn. Bởi bài tập về nhà cho phép bạn có thời gian suy luận và chuẩn bị kỹ càng hơn ở nhà . Nếu làm bài chưa tốt hay chưa hiểu phần nào, bạn có thể chủ động nhờ sự giải đáp của giáo viên vào buổi học ngày hôm sau.

Ai là người phát minh ra trường học?

Người phát minh ra ngôi trường đầu tiên là một nhà triết học thời Hy Lạp cổ đại có tên là Plato. Ông sáng lập ra Academy, nơi đây được xem là ngôi trường đầu tiên trong lịch sử của nhân loại.

Vào khoảng năm 385 TCN, Plato thành lập một trường học được gọi là Academy – nơi mà ông là người chủ trì cho tới tận khi qua đời.

Academy hoạt động cho đến năm 529 Công Nguyên, khi nó bị đóng cửa bởi Hoàng đế La Mã Justinian I – người lo sợ rằng ngôi trường là nguồn gốc của chủ nghĩa ngoại giáo và là một mối đe dọa với Cơ đốc giáo.

Mong rằng bài viết Ai là người phát minh ra thi học kỳ? đã đem đến cho Quý độc giả những thông tin thú vị. Bài viết rất mong nhận được những sự quan tâm, chia sẻ, đóng góp từ Quý vị!

Việc tạo ra bảng chữ cái tiếng Anh thường được ghi nhận cho người Sumer và người Mesoamericans. Bảng chữ cái tiếng Anh chứa một số thành phần, bao gồm cả chữ cái và ngữ âm. Người ta tin rằng chữ viết đã nổi lên như một hình thức giao tiếp của người Sumer cổ đại, những người bắt đầu tạo ra các tác phẩm viết vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên.

Trong khi một số nhà sử học ghi công người Sumer với việc tạo ra ngôn ngữ viết sẽ phát triển thành bảng chữ cái tiếng Anh, người Mesoamericans cũng đã nhận được công lao vì đã tạo ra một ngôn ngữ viết. Người Mesoamericans đã tạo ra các tài liệu bằng văn bản trước năm 600 trước Công nguyên, mà các sử gia tin rằng đó là sự mở rộng các văn bản do người Sumer khởi xướng. Bảng chữ cái tiếng Anh có các đặc điểm của chữ hình nêm cổ của người Sumer, bao gồm việc nhóm chữ viết thành các hàng và đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Ngôn ngữ Anh thuộc về nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ German trong ngữ hệ Ấn-Âu. Những ngôn ngữ cùng nhóm có liên hệ mật thiết nhất với tiếng Anh là tiếng Scots và  tiếng Frisian. Tiếng Frisian là ngôn ngữ được nói phổ biến bởi nửa triệu người Hà Lan sống tại Friesland, khu vực gần với nước Đức và bao gồm một vài đảo trên Biển Bắc (một vùng biển phía bắc Đại Tây Dương, giáp Na Uy và Đan Mạch về phía đông, Scotland và Anh về phía tây, Đức, Hà Lan, Bỉ và Pháp về phía nam.)

Lịch sử của tiếng Anh được chia ra làm 3 thời kỳ chính: tiếng Anh cổ; tiếng Anh trung đại và tiếng Anh hiện đại. Qua nhiều thế kỷ, tiếng Anh chịu những ảnh hưởng từ nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Tiếng Anh cổ (Old English, năm 450 – năm 1100 SCN)

Vào thế kỷ thứ V, 3 tộc người German là Saxon, Angle và Jute (thường được gọi chung là người Anglo – Saxon) từ Đan Mạch và vùng Tây Bắc nước Đức di cư sang quần đảo Anh. Ba tộc người này trở thành số đông, sự xâm chiến của họ khiến cho ngôn ngữ Celtic của một giống dân bản xứ khác trên đảo, người Celt, đi đến tình trạng gần như mai một ở Anh, Scotland, xứ Wales và Cornwall. Chỉ còn một nhóm di cư tới bờ biển Brittany của Pháp là con cháu của họ vẫn nói tiếng Celtic cho tới ngày nay.
Qua nhiều năm, tộc người Saxon, Angle và Jute đồng nhất sự khác biệt giữa thổ ngữ của họ, tạo thành một thứ ngôn ngữ mà các nhà ngôn ngữ học gọi là Tiếng Anh cổ hay tiếng Anglo-Saxon. Từ “English” bắt nguồn từ “Englisc” trong tiếng Anh cổ. “Englisc” có nguồn gốc từ cái tên “Angle” của người Angle. Từ Angle đặt tên theo Engle, vùng đất tổ của họ.

Trước khi tộc người Saxon di cư tới quần đảo Anh, ngôn ngữ Anh đã có sự pha trộn giữa tiếng La tinh và tiếng Celtic. Người La Mã tới vương quốc Anh ( 54 – 5 TCN), đem tiếng La Tinh du nhập vào Anh. Anh từng là một phần của đế chế La Mã trong suốt 400 năm. Nhiều từ đã không còn sử dụng trong thời hiện tại từng được những nhà buôn và binh sĩ La Mã trong thời kỳ đó sáng tạo ra như: win (wine – rượu), candel (candle –cây nến), weall (wall – bức tường).

Ngôn ngữ Celtic ảnh hưởng không nhiều tới tiếng Anh cổ. Rất ít từ Celtic còn tồn tại trong ngôn ngữ Anh tới bây giờ, nhưng nhiều địa danh và tên sông lại có bắt nguồn từ tiếng Celtic: Kent (một hạt nằm phía Đông nam của Anh), York (một thành phố ở North Yorkshire, Anh), Dover (một thị trấn ở Kent, Anh), Cumberland (một hạt nằm phía Tây Bắc của Anh), Thames (con sông ở phía Nam nước Anh), Avon (một hạt nằm phía Tây nước Anh), Trent (một ngôi làng nằm phía Tây Bắc hạt Dorset, Anh), Severn (con sông dài nhất của Anh).

Thánh Augustine đi truyền giáo tại Anh vào năm 597 cùng sự truyền bá Cơ Đốc Giáo vào nước Anh đã khiến cho nhiều từ La Tinh du nhập vào Anh trong thời kỳ này. Những từ này chủ yếu mô tả những người có địa vị cao trong nhà thờ, những lễ thờ phượng,… Các từ: church (nhà thờ), bishop (giám mục), baptism (lễ rửa tội), monk (thầy tu), eucharist (bánh Thánh) và presbyter (trưởng lão) đều có nguồn gốc từ tiếng La tinh.

Khoảng năm 878 SCN, người Vikings, một giống dân nói tiếng Na Uy cổ tiến hành xâm lược nước Anh. Tiếng Anh từ đó chịu ảnh hưởng từ tiếng Na Uy, đặc biệt ở vùng phía bắc nước Anh. Tiếng Na Uy cổ (Old Norse) của người Vikings có cùng nguồn gốc với tiếng Đức và tiếng Anh cổ.
Những từ dẫn xuất từ tiếng Na Uy bao gồm: sky (bầu trời), egg (quả trứng), cake (bánh ngọt), skin (da), leg (chân cẳng), window (wind eye – cửa sổ), husband (người chồng), fellow (anh chàng), skill (kỹ năng), anger (sự tức giận), flat (phẳng), odd (lẻ), ugly (xấu xí), get (lấy được), give (đem lại), take (nhận được), raise (tăng lên), call (gọi), die (chết), they (họ), their (của họ), them (họ – tân ngữ).

Một vài bản viết tay từ thời kỳ này còn lưu giữ cho đến ngày nay, trong đó nổi tiếng nhất là tác phẩm “Beowulf”, hay còn gọi là “Sử thi Beowulf” với 3.183 dòng thơ. Các chuyên gia nhận định rằng “Beowulf” được viết tại Anh từ hơn 1000 năm trước. Không rõ ai là tác giả của thiên sử thi này.
Tiếng Anh trung đại (Middle English, năm 1100 – khoảng năm 1500 SCN)

Sau khi William, Công tước vùng Normandy (được biết tới với tên gọi William the Conqueror hay William Nhà chinh phạt),  xâm chiếm nước Anh vào năm 1066 SCN và trở thành vua nước Anh, ông đã đưa những nhà quý tộc thân cận với mình – những người nói tiếng Pháp – làm thành viên của triều đình do ông lập nên.  Tiếng Pháp cổ (the Old French) khi đó là ngôn ngữ của tòa án, của chính quyền và của văn hóa. Chữ La tinh chủ yếu được sử dụng trong văn viết, đặc biệt với những tài liệu trong nhà thờ. Tiếng Anh bị đẩy xuống là ngôn ngữ tầm thường của hạng thứ dân.

Cho tới năm 1200, Anh và Pháp tách ra. Tiếng Anh thay đổi rất nhiều trong giai đoạn này, bởi trong suốt 300 năm ròng rã, nó chỉ được dùng trong văn nói thay vì văn viết. Tiếng Anh cổ được sử dụng trở lại, nhưng lúc này đã có ảnh hưởng nhiều từ tiếng Pháp. Tiếng Anh thời kỳ này gọi là tiếng Anh trung đại, trong từ điển ngày nay, đó là những từ thể hiện quyền lực như: crown (vương miện), castle (lâu đài), court (tòa án), parliament (nghị viện), army (quân đội), mansion (biệt thự), gown (áo choàng dự lễ), beauty (sắc đẹp), banquet (bữa tiệc), art (nghệ thuật), poet (nhà thơ), romance (sự lãng mạn), duke (công tước), servant (người phục dịch), peasant (tá điền), traitor (kẻ phản bội) và governor (thống đốc).

Do những người Anh (thuộc tầng lớp thấp hèn) phụ trách việc nấu ăn cho những nhà quý tộc Nooc-măng (Norman) nên tên gọi những con vật là từ tiếng Anh (ox – bò đực, cow – bò sữa, calf – bê, sheep – cừu, swine – lợn, deer – hươu, nai) trong khi từ chỉ các loại thịt có nguồn gốc từ tiếng Pháp (beef – thịt bò, veal – thịt bê, mutton – thịt cừu, pork – thịt lợn, bacon – thịt xông khói, venison – thịt hươu nai).
Tiếng Anh trung đại cũng được cho là khởi đầu của cuộc Đại biến đổi nguyên âm (the Great Vowel Shift). Mọi nguyên âm dài trong tiếng Anh đều bị thay đổi cách đọc trong thời gian này. Mỗi nguyên âm được phát âm từ một vị trí thì nay phát âm từ vị trí khác, cao hơn trong miệng. Cuộc Đại biến đổi này kéo dài từ thế kỷ XV cho tới XVIII.

“The Canterbury Tales”(Chuyện kể ở Canterbury) của tác giả Geoffrey Chaucer là tác phẩm tiêu biểu cho thời kỳ này. Những câu chuyện kể về một nhóm gồm 30 người hành hương tới Canterbury, Anh. Khung cảnh mà ông vẽ nên trong những câu chuyện giúp chúng ta hình dung được phần nào cuộc sống đã diễn ra vào thế kỷ XIV tại Anh.

Tiếng Anh hiện đại (Modern English, từ năm 1500 đến nay)

Tiếng Anh hiện đại ra đời sau khi William Caxton thiết lập máy in của mình tại tu viện Westminster vào năm 1476. Johann Gutenberg ở Đức là người đầu tiên phát minh ra máy in vào khoảng năm 1450, nhưng Caxton là người cho ra đời tờ báo in đầu tiên ở Anh. Kinh Thánh và những bản viết tay khác cũng dần được tạo thành bản in. Máy in ra đời tạo cơ hội cho nhiều người được tiếp xúc với sách. Sách ngày càng rẻ và ngày càng nhiều người học đọc. Nhờ kỹ thuật in, tiếng Anh cũng dần được chuẩn hóa trong thời gian này.

Cùng thời kỳ với sự ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng của William Shakespeare (1592 – 1616), tiếng Anh ngày càng gần với tiếng Anh hiện đại. Đầu thời kỳ này, có 3 mốc đánh dấu sự phát triển quan trọng của thế giới: Thời kỳ phục hưng, Cách mạng Công nghiệp và sự bành trướng của thực dân Anh.

Vào thời kỳ Phục hưng, hầu hết tiếng Hy Lạp và La Tinh du nhập vào Anh. Trong lịch sử văn hóa Anh, thời kỳ này (từ đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII) còn được gọi là “thời đại của Shakespeare” (the age of Shakespeare ) hay “kỷ nguyên Elizabethan” (the Elizabethan era), đặt theo tên nhà văn nổi tiếng nhất thời kỳ đó và vị nữ hoàng có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử Anh quốc. Trong thời gian trị vì của nữ hoàng Elizabeth I diễn ra một sự bùng nổ về văn hóa. Điều này thể hiện qua sự phát triển của nghệ thuật, số lượng báo in cũng như những chuyến thám hiểm băng qua đại dương đều tăng lên đáng kể.

Anh là nơi khởi đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp (thế kỷ XVIII). Điều này đã tạo ra hiệu ứng cho sự phát triển ngôn ngữ: những từ mới được sáng tạo ra, từ cũ có sự biến đổi về ngữ nghĩa cho phù hợp với sự thay đổi nhanh đến chóng mặt của công nghệ. Những từ mới thiên về kỹ thuật được thêm vào từ điển do các nhà sáng chế phát minh ra nhiều sản phẩm và máy móc đa dạng. Những từ này được đặt tên theo người đã phát minh ra nó hoặc công dụng của nó (trains – tàu hỏa, engine – động cơ, pulleys – ròng rọc, combustion – sự cháy, electricit – điện , telephone – điện thoại, telegraph – điện báo , camera – máy ảnh,…).

Nước Anh từng là một đế chế hùng mạnh trong vòng 200 năm, từ thế kỷ XVIII cho đến thế kỷ XX. Trong thời gian đó, ngôn ngữ Anh tiếp tục thay đổi khi Đế quốc Anh tiến hành những cuộc chinh phạt trên quy mô toàn cầu – qua Mỹ, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Châu Á và Châu Phi. Đế quốc Anh đưa người Anh tới định cư tại các thuộc địa của họ. Những người ngoại quốc giao lưu với người bản xứ, từ đó những từ mới được thêm vào từ điển tiếng Anh. Ví dụ, ‘kangaroo’ (chuột túi) và ‘boomerang’ (bum-mê-răng) là từ của người Australia bản địa, trong khi ‘juggernaut’ (xe tải hạng nặng) và ‘turban’ (khăn xếp) bắt nguồn từ Ấn Độ.

Tiếng Anh vẫn đang trong quá trình thay đổi và phát triển, với hàng trăm từ mới được bổ sung mỗi năm. Tuy vậy, dù vay mượn từ hàng loạt ngôn ngữ khác nhau trên thế giới – tiếng Anglo-Saxon vẫn nắm vai trò chủ đạo trong toàn bộ hệ thống ngôn ngữ Anh.

Nguồn: Studyenglishtoday.net

*

Mời các bạn quan tâm tham khảo

Khóa học: HỌC TIẾNG ANH QUA VĂN CHƯƠNG ANH – MỸ