36 tuổi nên có bao nhiêu tiền năm 2024

Vợ chồng blogger Alex ở Thượng Hải [Trung Quốc] đưa ra quyết định nghỉ hưu sớm sau khi làm những tính toán tài chính. Họ có khoản tiết kiệm 1,3 triệu NDT [4,3 tỷ đồng], có thể kiếm được 4.000 NDT [13,4 triệu đồng] từ tiền lãi tiết kiệm và đầu tư mỗi tháng. Vợ chồng Alex có 2 căn hộ, một căn 49m2 để ở còn căn còn lại cho thuê, thu về 10.000 NDT/tháng.

Khoản tích lũy này có được nhờ cặp đôi luôn chi tiêu có tính toán trong giới hạn, tìm hiểu nhiều cách tiết kiệm khác nhau và làm việc siêng năng. Nói cách khác, dù không phải đi làm thì họ vẫn kiếm 14.000 NDT/tháng [khoảng 47 triệu đồng].

Hiện chi phí cố định hàng tháng của họ bao gồm 7.000 NDT [23 triệu đồng] để thuê giúp việc do không thích làm việc nhà, học phí lớp học thêm của con gái là 1.000 NDT [hơn 3 triệu đồng], gia đình 4 người và 2 con mèo chi tiêu cho mua sắm ăn ở khoảng 6.000 NDT [20 triệu đồng]. Số tiền tiết kiệm ban đầu 1,3 triệu NDT họ dự định sẽ giữ trong 20 năm.

Sau khi nghỉ hưu, blogger Alex cảm thấy vô cùng hành phúc, “cuối cùng cũng cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống”. Anh cho biết mình có đủ thời gian để chăm sóc bản thân, đưa con gái đi chơi công viên dã ngoại, dành thời gian ngắm cảnh đẹp cùng vợ con. Đây là cảm giác thư thái Alex chưa từng có sau nhiều năm làm việc chăm chỉ.

Ảnh minh họa

Trên thực tế, tuy đã có sự chuẩn bị kỹ càng thì cặp đôi này vẫn lo lắng mức độ rủi ro, bấp bênh khi sống tại một thành phố đắt đỏ như Thượng Hải. Trong tương lai rất có khả năng học phí con cái sẽ lên cao hoặc trong trường hợp họ cần khoản tiền lớn cho vấn đề sức khỏe.

Thế nhưng ở tuổi 36, sau khi gian hàng thương mại điện tử Alex điều hành đóng cửa, anh không còn đủ dũng khí làm việc cho người khác hay khởi nghiệp ở tuổi này.

“Tôi cảm thấy mình không còn trẻ nữa, thể lực và sức khỏe đã yếu đi đáng kể. Không phải điều gì muốn làm cũng làm được nữa. Nghỉ hưu sớm giúp tôi trở thành ‘triệu phú thời gian’, không lo lắng, không vội vàng, tận hưởng từng phút giây”, Alex cho biết.

Trước đây blogger này từng muốn đưa bố mình đi du lịch nhưng sau khi bố đột ngột qua đời, anh vô cùng hối hận vì mình đã không có đủ thời gian bên cạnh gia đình. Vậy nên Alex càng muốn bù đắp điều đó cho vợ con.

Dù xác định sẽ sống lối sống tiết kiệm hơn ngày trước nhưng nam blogger vẫn hài lòng: "Tôi nhận ra điều quan trọng nhất trong cuộc sống không phải là bạn có bao nhiêu tiền mà là mong muốn của bạn đến đâu”.

Ảnh minh họa

Trào lưu FIRE [tự do tài chính, nghỉ hưu sớm] đã len lỏi vào Trung Quốc những năm gần đây. Nhóm chia sẻ về cuộc sống tự do tài chính trên nền tảng Douban tại quốc gia này từng thu hút hơn 200.000 thành viên tham gia.

FIRE ủng hộ lối sống giảm ham muốn vật chất, sống tối giản hơn, làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và quản lý tài chính hợp lý. Từ đó tích lũy đủ tài sản để nghỉ hưu càng sớm càng tốt, theo đuổi cuộc sống bản thân thực sự mong muốn.

Một số bài đăng của các thành viên từng thu hút sự chú ý giống trường hợp của blogger Alex. Như cô gái họ Phí, 30 tuổi từng làm công việc tổ chức sự kiện, mỗi tháng thu nhập 10.000 NDT [33 triệu đồng].

Thế nhưng cuộc sống của cô luôn rất áp lực khi làm thường xuyên phải làm thêm giờ. Cho đến khi phải nhập viện vì ốm nặng, cô Phí mới quyết tâm nghỉ việc và bắt đầu nghỉ hưu sớm với 300.000 NDT [hơn 1 tỷ đồng].

Cô gái 30 tuổi ăn uống đạm bạc, chọn cách tự nấu ăn và đi tàu điện ngầm để tiết kiệm chi phí. Một tuần cô gái này chỉ tiêu 150 NDT [khoảng 500.000 đồng]. Cô nhận ra ngay cả quần áo cũng trở thành đồ không cần thiết, ít quần áo đơn giản là đủ dùng, không cần mua quá nhiều.

Các cuộc gặp gỡ xã giao cũng không còn nhưng cô Phí cũng chẳng cảm thấy cuộc sống nhàm chán. Ngược lại, cô gái 30 tuổi nhận thấy mình đời sống tinh thần tích cực hơn, không còn quan tâm người khác nói gì về mình nữa.

Thực tế là nghỉ hưu sớm vẫn là một “sự kiện lớn”, cần có sự tính toán chặt chẽ để tránh các rủi ro sau này. Mỗi người có lối sống và sự lựa chọn khác nhau, điều quan trọng là hiểu được bản thân đang cần gì và cố gắng đạt được mục tiêu mình mong muốn. Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể cảm nhận được sự hài lòng và hạnh phúc thay vì theo đuổi một trào lưu mọi người xung quanh đều thực hiện.

Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện một chủ đề được nhiều người quan tâm, đó là: ''Gần 30 tuổi không có 100 triệu phòng thân là thất bại?''. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, nhiều bạn trẻ cho biết gần 30 tuổi cũng khó để dành được 100 triệu đồng vì nhiều lý do khác nhau. Số đông khác lại nhận định, thất bại hay thành công của ai đó không nên được định nghĩa chỉ bởi con số tuổi tác và số dư trong tài khoản.

Mai Anh [29 tuổi, nhân viên văn phòng tại TP.HCM] cho rằng một người gần 30 tuổi nên có khoản dự phòng là 3-6 tháng tổng chi tiêu trung bình của một tháng hiện tại. Ví dụ, bạn đang tiêu 6 triệu đồng/tháng thì nên để dành được 36 triệu là khoản tối thiểu để lo cho bản thân, phòng trường hợp mất việc sẽ không cần làm phiền người khác.

Tuy nhiên, Mai Anh cho rằng không nên dùng tiêu chí có bao nhiêu tiền phòng thân để đánh giá một người thành công hay thất bại.

Cô lý giải: ''Mình thấy cách đánh giá này hơi tiêu cực và thiển cận. Vì có người đặt mục tiêu là tiết kiệm bao nhiêu tiền, mua nhà mua xe. Còn có người hướng mục tiêu là tận hưởng, trải nghiệm, học tập… Hay có người đang lo trả nợ cho gia đình, lo cho cha mẹ, cho em đi học, cho tiền sửa nhà… như vậy người ta đâu được coi là thất bại mà là thành công đó chứ. Chưa kể có những người không may mắn thì tiết kiệm được một ít, sau đó gặp phải chuyện cần chi thế là mất luôn khoản tiết kiệm, bạn mình nhiều người như thế lắm.

Với mình thì không báo nợ là tốt rồi. Họ làm 10 đồng thì có quyền xài 10 đồng, mình đâu ở trong hoàn cảnh của người ta mà phán xét. Chính mình cũng đang cố gắng giảm chi tiêu mỗi tháng lại nhưng vì mục đích là để dành đi du lịch và học tập chứ không phải để có của để dành".

Nhiều người trẻ cho rằng không nên dùng thước đo tuổi tác và số tiền trong tài khoản để đánh giá một ai đó [Ảnh minh hoạ]

Đồng tình với quan điểm của Mai Anh, Quang Minh [SN 1999, nhân viên văn phòng tại TP. Hà Nội, biệt danh là Bukami đi làm]. Anh cho rằng chỉ có 2 tiêu chí là ''30 tuổi" và ''100 triệu đồng" thì càng khó rạch ròi để đánh giá một người, đặc biệt là khi dùng từ ''thất bại" để gán cho ai đó.

Quang Minh cho hay: ''Chúng ta phải hiểu bối cảnh của cuộc sống hiện tại, đó là dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, giá nhà đất quá cao để một người trẻ có thể trả hết trong vài năm. Về quê làm việc thì thu nhập khó bằng được trên các thành phố lớn. Hay là đôi khi trên bước đường phát triển của một người, bạn sẽ gặp biến cố khiến cho quá trình đó gián đoạn, nó bị chậm lại.

Đó là chưa kể chúng ta còn bỏ tiền ra để mua trải nghiệm, đi học cải thiện bản thân để tiếp tục làm việc tốt hơn. Cuối cùng mình nghĩ chúng ta nên luôn cảm thông với nhiều số phận, mảnh đời. Bởi vì khi bạn còn đang hít thở, đang làm việc thì còn may mắn hơn nhiều người''.

Quang Minh [Ảnh: NVCC]

Một trường hợp khác, vợ chồng Ly Lê [29 tuổi, kinh doanh quán cafe tại Đà Nẵng] nhận định: ''Tuỳ mỗi người có hoàn cảnh khác nhau nên quan điểm sống, cũng như kinh tế cá nhân và tài chính gia đình cũng không giống nhau. Mình không thể áp đặt suy nghĩ của mình lên cho người khác được. Mà đa số giới trẻ bây giờ đang rất sợ peer pressure [áp lực đồng trang lứa] nữa. Do đó nếu để đưa ra một cột mốc độ tuổi làm thước đo xã hội thì mình là không nên".

30 tuổi có nên là cột mốc đặt ra mục tiêu để dành bao nhiêu tiền?

Mai Anh và Ly Lê đều đồng tình không nên dùng thước đo có bao nhiêu tiền phòng thân để đánh giá một người. Tuy nhiên, họ nhận định sau tuổi 30, việc có sẵn nền tảng tài chính và một khoản phòng thân là điều quan trọng.

Ly Lê chia sẻ: ''Việc tiết kiệm tài chính cho mình cũng quan trọng. Khi còn độc thân, mình có thể tự do chi tiêu thoải mái. Cái suy nghĩ phải tiết kiệm tài chính cho bản thân khi chưa lập gia đình thì hầu như rất ít bạn trẻ nghĩ và làm được. Nhưng khi đã có gia đình rồi, bạn sẽ có những khoản chi phí phát sinh trong cuộc sống, nên bản thân phải tự tiết kiệm để phòng thân".

Cô cho biết hai vợ chồng đã để dành được khoản tiền kha khá nhờ học cách thắt chặt tài chính. ''May mắn là hai vợ chồng không nghiện mua sắm. Cái nào thực sự cần thì mình sẽ chi. Nếu không hai đứa sẽ bỏ vào khoản tiết kiệm. Đa số nhu cầu của hai vợ chồng cũng rất cơ bản. Chi phí một ngày gồm 1 cốc cafe và ăn uống lặt vặt thêm món gì đó thôi là đủ rồi", Ly Lê nói.

Ảnh minh hoạ

Trong khi đó, Mai Anh đang sống cùng bố mẹ và để dành khoảng 400 triệu đồng. Gần đây cô nàng còn lập bảng excel để kiểm soát những khoản chi tiền hàng tháng.

Mai Anh nói về cách cô quản lý tài chính: ''Mỗi tháng sau khi nhận lương xong, mình trừ đi những chi phí không đổi như tiền điện nước, tiền ăn, nuôi mèo, bảo hiểm… Sau đó, mình chỉ giữ lại ít tiền lẻ xài lặt vặt và trích phần còn lại bỏ vào tài khoản tiết kiệm ngay lập tức.

Dư nợ thẻ tín dụng luôn trả đúng hạn. Mình bớt đặt quần áo mỹ phẩm lại, 2-3 tháng mới mua một lần. Mình ở với gia đình, dù không tốn tiền nhà nhưng phải trả hết điện nước. Tiền điện mình theo dõi trên app nên có thể tự kiểm soát được. Nếu thấy bản thân dùng nhiều quá thì xài bớt lại, không lúc nhìn thấy hóa đơn điện là 'hú hồn' luôn".

Mai Anh chia sẻ thêm: ''Về tài chính, 20 tuổi thì mình còn rong chơi được chứ đến 30 tuổi là cần hành động rồi. Bởi ngoài 30 đâu có ai biết được mình sẽ làm ra tiền được bao lâu nữa. Và nếu bản thân mắc bệnh tật hoặc nghỉ hưu không có tiền và con cái thì ai nuôi được. Ngoài tiết kiệm, mình nghĩ mua bảo hiểm là một cách hay để tích lũy hay cho tương lai".

Còn với Quang Minh, anh cho rằng 30 tuổi không phải cột mốc để bản thân tự đặt ra ''KPI" phải có bao nhiêu tiền trong tài khoản. Chàng trai giải thích: ''Vì ở độ tuổi 30 sự nghiệp cũng hơi chín thôi. Mình vẫn cần phát triển thêm, quan trọng là dành tiền cho các mục đích tốt đẹp như mua tài sản giá trị [nhà cửa], hoặc để đi học, phát triển bản thân.

Mình nghĩ tuổi 30 nên để dành được một khoản đủ để nếu thất nghiệp trong 6 tháng, bản thân vẫn cầm cự được. Và nên có bảo hiểm lúc đó vì tuổi 30 tuy sung sức khỏe mạnh nhưng chẳng ai biết được sẽ có biến cố gì ập đến. Nếu mà thông thường an toàn mình nghĩ nên có 100 - 200 triệu phòng thân. Tuy nhiên như mình đã nói, không phải ai cũng có cuộc đời giống ai. Điều quan trọng là mọi người không nên bị áp lực bởi chuyện con số. Mà luôn phải mạnh mẽ đối diện với mọi chuyện''.

Chủ Đề