3. tại sao có người bài tiết nước tiểu nhiều và có người lại ít?

1 - Nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI] Đây là căn bệnh do nhiễm virus hoặc vi khuẩn có ảnh hưởng đến đường tiết niệu [bao gồm thận, bể thận, niệu quản, bàng quang, và niệu đạo, tức là ống nối bàng quang đến bộ phận sinh dục để loại bỏ chất lỏng]. Không có triệu chứng rõ ràng ngoài sốt, và các bé có thể cáu kỉnh, khó chịu. Mặc dù nhiễm trùng nước tiểu không thể phát hiện dễ dàng qua mùi nước tiểu nhưng bạn có thể nhận thấy sự bất thường từ mùi hăng trong nước tiểu của bé. 2 - Dịch Balanoposthitis Tình trạng viêm bao quy đầu của dương vật thường gây ra bởi vi khuẩn. Khi tình trạng viêm nặng hơn, có thể tiết ra mủ vàng. Đôi khi còn chảy máu làm nước tiểu có màu đỏ. Triệu chứng ban đầu bao gồm ngứa. Khi bé được 2 hoặc 3 tuổi, bạn có thể nhận thấy rằng bé thường quá quan tâm về dương vật của mình. 3 - Mất nước Đây là tình trạng khi mất quá nhiều chất lỏng trong cơ thể. Bé dễ bị mất nước khi cơn sốt kéo dài hoặc tiêu chảy [nên chú ý]. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm giảm lượng nước tiểu, ít nước mắt khi khóc, màu da nhợt nhạt, hay buồn ngủ hoặc rất mệt mỏi. Hãy đến gặp bác sĩ hoặc trạm y tế ngay lập tức khi bạn thấy những triệu chứng đó ở bé. 4- Bệnh lồng ruột hay ruột lồng Lồng ruột xảy ra khi một phần ruột bé đã dính vào một phần ruột khác. Bệnh này phổ biến đối với các em bé từ 4 tháng đến 1 tuổi, đặc biệt là bé trai. Bệnh xuất hiện đột ngột và triệu chứng điển hình là bụng liên tục đau, co thắt nặng. Đôi khi, bé đang trong tình trạng ổn định nhưng vẫn khóc lớn tiếng. Tình trạng này tái diễn liên tục. Mặc dù không phát hiện máu trong phân bé nhưng bé có dấu hiệu chán ăn hoặc khóc thường xuyên. Hãy đưa bé đến bệnh viện để khám chữa bệnh ngay lập tức. 5 - Mật hẹp Đây là một bệnh nơi ống dẫn mật bị chặn hoặc bị tổn thương. Ống mật là một ống nơi mật chảy [một chất lỏng quan trọng sản được xuất bởi gan]. Vì ống mật bị tắc nghẽn, mật không thể chảy vào tá tràng ruột. Dấu hiệu đặc trưng là phân màu trắng. Không có các triệu chứng khác như tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng. Nếu phân bé càng ngày càng trắng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. 6 - Bệnh tiêu chảy do vi rút Rota Bệnh tiêu chảy do vi rút Rota hoặc Caliciviridae. Nó là một bệnh truyền nhiễm thường lây lan trong mùa đông ở các nước ôn đới. Ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, nó có thể xảy ra trong suốt cả năm. Các dấu hiệu và triệu chứng thường bắt đầu như: nôn mửa đột ngột, tiếp theo là tiêu chảy nặng. Phân có màu trắng và cuối cùng chuyển sang dạng chảy nước, giống như nước gạo. Triệu chứng kèm theo là sốt. hãy đến ngay bác sĩ hoặc trạm y tế để tránh bị mất nước. 7 - Đường tiêu hóa chảy máu

Khi chảy máu xảy ra trong ruột hay tá tràng ruột, phân đen xuất viện. Nếu phân bé bình thường màu nâu hoặc màu vàng nâu, nhưng chuyển biến bất thường sang màu đen, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Thống kê chỉ ra, khoảng 4,6% phụ nữ sinh mổ và 3,5% phụ nữ sinh thường phải điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh. Để ngăn ngừa tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, bạn nên có sẵn một số hiểu biết về cách chữa cũng như biện pháp giúp phòng bệnh hiệu quả.

Viêm đường tiết niệu sau sinh là tình trạng thường diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Do đặc thù của quá trình sinh nở nên phụ nữ sinh bằng phương pháp sinh mổ sẽ có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu hơn phụ nữ sinh con theo ngả âm đạo [sinh thường].

Nhiễm trùng đường tiết niệu [Urinary Tract Infection – UTI] là tình trạng các bộ phận của hệ tiết niệu [bao gồm thận, niệu quản, bàng quang] bị vi khuẩn tấn công, điển hình nhất là vi khuẩn E.Coli. 

Thông thường, nhiễm trùng tiểu sẽ xuất hiện ở đường tiết niệu dưới [bàng quang, niệu đạo]. Sau đó vi khuẩn có thể theo niệu đạo, xâm nhập lên thận gây viêm thận cấp tính hay mạn tính. Đặc biệt, do cấu tạo niệu đạo ngắn, nên phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới. [1]

Theo các chuyên gia Tiết niệu, BVĐK Tâm Anh, rất nhiều phụ nữ bị viêm đường tiết niệu và nguyên nhân của tình trạng này là do: 

  • Trong quá trình chuyển dạ, các cơ sàn chậu, dây chằng, dây thần kinh và cơ bụng dưới hoạt động quá mức dẫn đến chấn thương khiến cho chúng bị mất chức năng. Lúc này, nước tiểu dễ bị thất thoát, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm. 
  • Quá trình mang thai, sinh nở cũng có thể làm cho bàng quang bị mất trương lực, gây ứ nước. Đây là cơ hội để nước tiểu dễ bị trào ngược lên niệu quản, lưu lại lâu ở khu vực này, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai.
  • Áp lực của việc em bé chào đời bằng ngả âm đạo có thể tác động lên bàng quang dẫn đến tê liệt tạm thời. Trong trường hợp bạn sinh mổ và phải thực hiện gây mê làm giảm sự linh hoạt của bàng quang. Ngoài ra, sưng và đau tầng sinh môn cũng ảnh hưởng đến chức năng bài tiết và khiến cho sản phụ dễ bị viêm đường tiểu. 
  • Nếu bạn được đặt ống thông tiểu trong quá trình sinh nở, ống thông cọ xát hay làm xước da cũng dễ gây nhiễm trùng, do khu vực này thường tiếp xúc với nước tiểu và vi khuẩn từ hậu môn. 
  • Bên cạnh đó, các yếu tố tâm lý như sợ đau hay kiêng cữ có thể ngăn bạn tắm rửa, vệ sinh vùng kín thường xuyên, khiến cho vi khuẩn phát triển một cách nhanh chóng. 

Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu sau sinh, người bệnh thường sẽ có các triệu chứng như: 

  • Tiểu buốt, tiểu gắt  
  • Cảm thấy nặng và đau âm ỉ ở vùng bụng dưới 
  • Buồn tiểu thường xuyên, nhưng lại tiểu rất ít 
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi 

Tình trạng đau rát khi đi tiểu rất thường gặp khi bạn vừa sinh nở và sẽ biến mất trong thời gian ngắn mà hầu như không để lại bất kỳ ảnh hưởng nào. Nếu bạn sinh qua đường âm đạo, vài cơn đau nhói, tiểu buốt có thể do tầng sinh môn bị rách, đáy chậu chưa phục hồi. Sau khoảng 2 tuần, vết thương lành, sức khỏe ổn định trở lại, tình trạng này sẽ được cải thiện. Với sản phụ sinh mổ, các cơn đau ở đường tiểu thường xuất phát từ nguyên nhân đặt ống thông tiểu và cũng biến mất sau một vài ngày rút ống. [2]

Nếu cảm giác đau rát, rối loạn tiểu tiện vẫn không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu trầm trọng thêm như: sốt, ớn lạnh, đau ở lưng dưới hoặc một bên lưng, buồn nôn, nôn mửa, nước tiểu có lẫn máu… sản phụ nên đến cơ quan y tế càng sớm càng tốt để được kiểm tra tránh để viêm nhiễm nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trước khi đưa ra phác đồ chữa viêm tiết niệu sau sinh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho sản phụ thực hiện một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như sau: 

  • Phân tích mẫu nước tiểu: Việc lấy mẫu nước tiểu sẽ giúp bác sĩ tìm ra tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc vi khuẩn để xác định tình trạng viêm nhiễm của bạn. 
  • Nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm: Xét nghiệm này chỉ ra loại vi khuẩn đang gây nhiễm trùng cho bạn để quyết định loại thuốc phù hợp. 
  • Chẩn đoán hình ảnh: Thông qua các chỉ định siêu âm, chụp cắt lớp vi tính [CT], chụp cộng hưởng từ [MRI], bác sĩ sẽ khảo sát đường tiết niệu để tìm ra điểm bất thường về cấu trúc. 
  • Nội soi: Nếu bạn bị nhiễm trùng tiểu thường xuyên, bác sĩ có thể tiến hành nội soi bàng quang để kiểm tra, đánh giá tình trạng nhiễm trùng hoặc lấy các mẫu mô, nước tiểu phục vụ cho mục đích khảo sát sâu hơn.  

Theo các chuyên gia Tiết niệu, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, hiện nay có rất nhiều loại kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu khá an toàn, ít gây tác dụng phụ nên vẫn có thể được kê cho các trường hợp sản phụ mắc bệnh và đang cho con bú. 

Tuy nhiên, không phải trường hợp nhiễm trùng đường tiểu nào cũng cần điều trị bằng thuốc, thay vào đó vẫn có một số mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh hữu hiệu được chia sẻ dưới đây. 

  • Nếu có những dấu hiệu bị viêm đường tiểu nhẹ, sản phụ có thể áp dụng một số lời khuyên như: 
  • Uống nhiều nước để đào thải vi khuẩn ra khỏi hệ bài tiết
  • Tăng cường thực phẩm có khả năng ngăn chặn các vi sinh vật gây bệnh bám vào thành niệu đạo như nam việt quất, trái cây họ cam quýt
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách bằng các chất tẩy rửa dịu nhẹ 
  • Thường xuyên thay băng vệ sinh để tránh sản dịch ứ đọng 
  • Chọn trang phục thoáng mát, ngăn vi khuẩn phát triển 
  • Thận trọng khi quan hệ tình dục và chú ý vệ sinh sạch sẽ ngay sau đó 

Viêm đường tiết niệu sau quan hệ là tình trạng bệnh lý gây ra do vi khuẩn E.coli và các loại vi khuẩn khác khi quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt qua đường hậu môn.

  • Không chủ quan vì bệnh có thể trở nặng nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời

Khi tình trạng viêm đường tiểu sau sinh chuyển biến nặng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để sản phụ có thể hạ sốt, giảm đau và tiêu viêm. Nhóm kháng sinh phổ rộng beta lactam khá an toàn có thể được chỉ định cho sản phụ bị nhiễm trùng tiểu mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Thông thường, đối với nhiễm trùng không biến chứng, người bệnh sẽ dùng thuốc kháng sinh trong 2 – 3 ngày. 

Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, người bệnh có thể phải điều trị bằng thuốc khoảng 14 ngày hoặc nhiều hơn nữa, theo khuyến cáo của bác sĩ. 

Nhiễm trùng đường tiểu sau sinh rất thường gặp và hiện chưa có cách nào có thể chắc chắn sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ này. Tuy nhiên, một số mẹo hay sau đây có thể giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể và đề phòng viêm nhiễm một cách hiệu quả: [3]

  • Đi tiểu trong vòng 6-8 giờ đầu sau khi sinh. Thường xuyên tiểu sạch để bàng quang không bị ứ đọng. Nếu khó khăn trong việc di chuyển, hãy dùng các dụng cụ hỗ trợ hoặc dùng bỉm trong thời gian đầu. 
  • Tăng cường nước cho cơ thể để giúp đào thải độc tố, làm sạch đường tiết niệu đồng thời làm tăng lượng sữa mẹ.
  • Hãy ngồi lên và di chuyển nhẹ nhàng ngay khi có thể để hỗ trợ bàng quang, ruột và các cơ quan khác hoạt động hiệu quả hơn.
  • Nếu khó khăn trong việc đi tiểu, hãy trao đổi ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu.

Khoa Tiết niệu BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, giỏi chuyên môn, tận tâm; tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát. 

Đặc biệt, thế mạnh của Khoa Tiết niệu còn ở các phẫu thuật nội soi sỏi thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực giúp chẩn đoán và điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả, giải phóng bạn khỏi những trở ngại của bệnh tật, nhanh chóng quay trở về với cuộc sống thường nhật. 

Để đặt lịch khám và chữa nhiễm trùng đường tiết niệu với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Tiết niệu, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: 

Viêm đường tiết niệu sau sinh là tình trạng rất thương gặp, nhưng cũng có thể chữa khỏi hoàn toàn mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến cả mẹ và con. Vì thế, không nên quá lo lắng khi phát hiện mình bị viêm nhiễm. Thay vào đó, hãy nhanh chóng báo với bác sĩ điều trị hoặc đến các bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để được tư vấn chi tiết hơn.

Video liên quan

Chủ Đề