22/12 âm là ngày bao nhiêu dương 2022

Ngày 22/12/2022 dương lịch là ngày 29/11/2022 âm lịch [ ngày 29 tháng 11 năm 2022 âm lịch là ngày 22 tháng 12 năm 2022 dương lịch ]

Âm lịch : Ngày 29/11/2022 Tức ngày Kỷ Dậu, tháng Nhâm Tý, năm Nhâm Dần

Tiết khí: Đông Chí

Ngày 22 tháng 12 năm 2022 tốt hay xấu

Xem ngày 22/12/2022 dương lịch [ngày 29/11/2022 âm lịch] tốt xấu như thế nào nhé

Ngày 22/12/2022 dương lịch [29/11/2022 âm lịch] là ngày Thiên Tặc theo Lịch ngày xuất hành của cụ Khổng Minh. Ngày này : Xuất hành xấu, cầu tài không được. Đi đường dễ mất cắp. Mọi việc đều rất xấu

Giờ Hoàng đạo: Tý [23g-01g], Dần [03g-05g], Mão [05g-07g], Ngọ [11g-13g], Mùi [13g-15g], Dậu [17g-19g]

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan.

Thuận cho việc: Khai trương, Di dời, Sửa chữa, Cầu phúc, Giao dịch, Ký kết, Trồng trọt, Chăn nuôi.

Cung hoàng đạo: Ma Kết – Con dê biển [22/12-19/01]: Người thuộc cung này có tính cách nhã nhặn, cầu toàn, có trách nhiệm nhưng hơi bảo thủ.

*Đông Chí – Giữa đông [29/11 – Âm Lịch]: Thời điểm này là giữa mùa đông. Tại Bắc bán cầu ngày ngắn nhất, đêm dài nhất.

*Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam [1944]:

Cách đây 78 năm, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân Quân dội nhân dân Việt Nam

Cùng với hệ thống chỉ huy, Chi bộ đảng cũng thành lập để lãnh đạo Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thực hiện các nhiệm vụ một cách tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; tuy chỉ có 34 người, với 34 khẩu súng các loại nhưng đó là những chiến sĩ kiên quyết, dũng cảm trong các đội du kích Cao - Bắc - Lạng, Cứu quốc quân... họ là con em các tầng lớp nhân dân bị áp bức, có lòng yêu nước, chí căm thù địch rất cao, họ đã siết chặt thành một khối vững chắc.

Sau lễ thành lập, Đội tổ chức một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ cách mạng; tổ chức "đêm du kích" liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt tình đoàn kết quân dân. Nhờ vậy, từ trận đầu, quân đội ta đã mưu trí, dũng cảm chiến đấu, lập nên chiến công tiêu diệt các đồn Phay Khắt, Nà Ngần của giặc Pháp, mở ra truyền thống "Quyết chiến, quyết thắng", đánh chắc thắng; để rồi ngày càng phát triển, lớn mạnh nhanh chóng, cùng toàn dân tiến hành cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân; năm 1946, đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam; năm 1950, đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam.

*Ngày quốc phòng toàn dân [1989]:

Việc lấy ngày 22/12 hằng năm làm “Ngày hội Quốc phòng toàn dân” là quyết định đúng đắn, sáng tạo, thể hiện ý Đảng hòa quyện với lòng dân - chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng, khẳng định quan điểm toàn dân tham gia xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, trong đó, Quân đội nhân dân [QĐND] làm nòng cốt. Từ đó đến nay, ngày 22/12 đã thật sự trở thành Ngày hội lớn của toàn dân tộc với các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, giáo dục lòng yêu nước, cổ vũ, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trên từng địa phương, tiếp tục xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam hùng mạnh trong tình hình mới.

Hơn 33 năm qua, toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta đã có rất nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo để kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam - Ngày hội Quốc phòng toàn dân như: mít-tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, tổ chức gặp mặt, thăm hỏi động viên các cựu chiến binh, thanh niên xung phong, các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh; thăm các đơn vị quân đội; biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự... Có những biện pháp tổ chức chặt chẽ, phù hợp, hướng trọng tâm vào đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; tăng cường xây dựng, phát triển tiềm lực quốc phòng - an ninh qua các chương trình, các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thông qua Ngày hội Quốc phòng toàn dân, tinh thần cảnh giác của các tầng lớp nhân dân trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta được nâng lên rõ rệt; thanh niên hăng hái tham gia nhập ngũ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

*Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Luật lệ không bao giờ khiến con người tự do, chính con người phải làm cho luật lệ tự do” [Henry David Thoreau]

“Có lý do cho tất cả mọi chuyện” [Bram Stoker]

“Đừng để ai căm ghét bạn một cách chính đáng” [Publilius Syrus]

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không

"Nụ cười chiến thắng, nụ cười hòa bình" trong các tác phẩm tranh cổ động kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.

Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng-Anh hùng Phạm Tuân, cô gái làng hoa Ngọc Hà kéo xác máy bay B52 hay hình ảnh về trận địa pháo phòng không, cánh chim hòa bình đã xuất hiện chủ đạo trong các tác phẩm tranh cổ động xuất sắc tuyên truyền kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không.

Ngày 22 tháng 12 năm 2022 có ý nghĩa gì?

Năm 2022 là kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam [22/12/1944 - 2022].

Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày gì?

22/12 không chỉ là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà đã trở thành Ngày hội Quốc phòng toàn dân - Một ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”.

Lịch âm tháng 12 năm 2022 có bao nhiêu ngày?

Tháng 12 âm lịch có bao nhiêu ngày? Trong âm lịch tháng 12 hay còn được gọi là tháng chạp có chính xác 29 ngày. Bắt đầu từ ngày 1/12 [23/12/2022 Dương lịch] đến 30/12 [21/1/2023 Dương lịch].

Ngày 12 tháng 12 năm 2022 là ngày bao nhiêu âm?

Dương lịch hôm nay là 12/12/2022, tương ứng với lịch âm là ngày 19/11. Xét về can chi, hôm nay là ngày Kỷ Hợi, tháng Nhâm Tý, năm Nhâm Dần, thuộc tiết khí Đại tuyết.

Chủ Đề