1kg gạo bao nhiêu kg bún

Tin mới nhất
  • Tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới: Xây thì dễ, giữ mới khó
  • Tuyên Quang: Vô rừng nhặt thứ củ đen đen đem về làm ra thứ bánh đặc sản gọi tên nhiều người bất ngờ
  • Xử lý bệnh đốm nâu thanh long đảm bảo tiêu chuẩn khẩu Châu Âu
  • Huyện biên giới Hạ Lang xóa nhà tạm cho hộ nghèo
  • Thực hiện dân chủ trong thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
  • Nhiều trường đại học ở TPHCM dạy trực tiếp kết hợp online
  • Cà Mau: Trồng các loại cây cảnh này trong vườn, rảnh thì cắt tỉa, uốn lượn, bất ngờ có ngày giàu có lên
Làng nghề

Bắc Giang: Ở ngôi làng làm ra thứ bánh đặc sản ăn giòn tan và thứ bánh để gói cái gì cũng được

  • Thanh Hóa: Cả làng "phết quệt" làm thứ bánh đặc sản tương truyền xưa kia Bà Triệu dùng để khao quân
  • Tỉnh Thừa Thiên - Huế công nhận nghề hương trầm Thủy Xuân là nghề truyền thống
  • Trồng cây cảnh ở nơi này của tỉnh Vĩnh Long, dân đang trèo thang chăm mai vàng, chưa Tết đã bán được 3 tỷ
  • Làng giữa Sài Gòn trồng thứ cây cảnh, gần Tết tuốt sạch cả lá, vườn chật hẹp vẫn thu tiền tỷ
Hiện đại nghề làm bún
09:15 - 12/09/2017
[Cổng ĐT HND] - Được xem là nghề truyền thống do cha ông để lại, hiện nay nghề làm bún ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang phát triển mạnh, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình.
Làm bún theo phương pháp hiện đại góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân


Anh Hoàng Hồ Phúc ở thôn 7, một hộ làm bún lâu năm ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu [Nghệ An] cho biết: Trước đây, anh bắt đầu làm bún, ngày đó làm bún bằng thủ công nên năng suất thấp, mỗi ngày chỉ làm ra được 50kg bún. Hiện nay, anh đầu tư 100 triệu đồng để mua máy móc về làm bún, năng suất gấp cả chục lần so với làm thủ công.



Theo ước tính, mỗi ngày gia đình anh Phúc làm 300 kg gạo cho ra 600 kg bún. Để sợi bún ngon, dẻo và trắng thì khâu quan trọng là chọn gạo, hiện nay anh đang sử dụng gạo V13/2 nhập từ các tỉnh miền Trung.


Để có sản phẩm bún, đầu tiên phải ngâm gạo vào nước từ 20-24 tiếng, sau đó xay bột và để trong 3 ngày. Hôm sau cho vào bao vải ép khô, bỏ vào máy đánh nhuyễn rồi qua hệ thống máy đùn hơi chịu nhiệt chuyển xuống dây chuyền tải, vào hệ thống nước sôi luộc bún rồi ra sản phẩm bún.


Ngày nay, máy móc làm hết, người làm bún chỉ ngâm gạo rồi cho vào máy vừa xay bột vừa làm bún, công việc nhẹ nhàng hơn, năng suất lại rất cao. Bún làm ra được các tiểu thương vào tận nhà thu mua rất thuận tiện - Anh Phúc chia sẻ.


Từ phát triển nghề làm bún. Với giá bún hiện giờ là 6,5 - 7 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi ngày gia đình anh Phúc thu nhập 500-600 nghìn đồng, mỗi năm thu lãi 130-140 triệu đồng/năm.


Để thuận tiện trong việc sản xuất với quy mô lớn, nhiều gia đình làm bún ở huyện Quỳnh Lưu [Nghệ An] đã mạnh dạn đầu tư kinh phí mua sắm hệ thống dây chuyền làm bún hiện đại, sợi bún đẹp và thơm ngon hơn quy trình cũng nhanh gọn hơn, vừa giảm công sức lao động, năng suất cao lại đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.


Sau một thời gian làm bún thủ công, anh Nguyễn Văn Năm, khu hành chính 14, phường Liên Bảo, Vĩnh Yên [Vĩnh Phúc] nhận thấy những sợi bún làm bằng tay không ngon bằng bún làm bằng máy móc, lại tốn thời gian và công sức gấp nhiều lần, thị trường không ưa chuộng. Vì thế, vợ chồng anh quyết định vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 50 triệu đồng để mua máy xay, máy vắt bột.


Theo anh Năm, trung bình 1 kg gạo làm ra 2 kg bún. Để có một mẻ bún dẻo thơm nên chọn gạo Khang Dân, hạt trắng, to đều. Công đoạn ngâm, ủ gạo phải cẩn trọng, tỉ mỉ, ủ đủ 24 giờ.


Tùy mục đích sử dụng mà người thợ điều chỉnh khâu vớt, rửa cho phù hợp. Riêng đối với loại bún rối lá nhỏ dùng cho các món cuốn, bún đậu mắm tôm, người thợ phải khéo léo chụm bún vừa miếng.


Trước khi giao cho khách, để bớt nóng, bún được đặt gọn gàng trên những kệ, người làm bún dùng tay khéo léo đảo lá bún để sợi bún không bị dính vào nhau, tơi và nhanh khô hơn.


Nhiều năm nay, sản phẩm bún của gia đình anh được các thực khách ưa chuộng. Hiện mỗi ngày, vợ chồng anh giao cho các cửa hàng, quán ăn từ 1- 1,5 tạ bún, trừ chi phí cho thu lãi khoảng 10 triệu đồng/tháng. Tận dụng các phế phẩm từ làm bún, mỗi năm, anh nuôi và cho xuất chuồng gần 60 con lợn thịt, trừ chi phí cho thu lãi 40 triệu đồng.


Nghề làm bún theo phương pháp hiện đại đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, người dân cần chú trọng vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, có như vậy thì nghề sản xuất bún mới duy trì và phát triển bền vững.

Quan tâm 0
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Gửi

Video liên quan

Chủ Đề