100g củ sắn có bao nhiêu calo?

Củ sắn là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được sử dụng phổ biến ở Việt nam từ thời xưa đến nay. Vị bùi và ngọt của sắn làm biết bao người say mê, một số người mô tả hương vị của củ sắn tương tự như hương vị của táo. Bên cạnh đó, nhiều người cũng rất lo ngại về việc ăn sắn gây tăng cân. Vậy thực tế sắn bao nhiêu calo và ăn sắn có béo không?

Mục lục

1. 100g củ sắn bao nhiêu calo? 100g sắn luộc bao nhiêu calo?

Tùy theo cách gọi của từng vùng miền, củ sắn có một số tên gọi khác nhau, trong đó miền Nam thường gọi là củ sắn, còn miền Bắc gọi là củ đậu.

Trước khi tìm hiểu củ sắn bao nhiêu cao, chúng ta cần biết củ sắn thuộc loài dây leo thân thảo có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Mexico, phần củ sắn được hình thành từ phần rễ phình to, có thể nặng đến 20kg và dài tới 2m.

Nước chiếm hơn 80% thành phần dinh dưỡng của sắn, bên cạnh là đường, vitamin, khoáng chất và một lượng nhỏ tinh bột. Vậy củ sắn bao nhiêu calo, 100g củ sắn bao nhiêu calo?

Theo các đánh giá thành phần dinh dưỡng của sắn, trong 100g củ sắn chỉ có khoảng 29 calo, cùng với đó là 9g carbs, 4.9g chất xơ, 1,8g đường và nhiều vitamin, khoáng chất khác như: vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, magiê,…

Còn 100g sắn luộc bao nhiêu calo? Trung bình trong 100g sắn luộc chứa 112 calo.

100g củ sắn bao nhiêu calo? 100g sắn luộc bao nhiêu calo?

> Tham khảo bảng calo trái cây phổ biến nhất hiện nay:

✅ 1 quả dưa chuột bao nhiêu calo✅ Nhãn bao nhiêu calo✅ một quả táo chứa bao nhiêu calo✅ 1 trái mận bao nhiêu calo✅ Dứa bao nhiêu calo✅ 1 múi sầu riêng bao nhiêu calo✅ 1 quả bưởi bao nhiêu calo✅ Bơ bao nhiêu calo✅ 1 quả xoài bao nhiêu calo✅ Đu đủ bao nhiêu calo✅ 100g mít bao nhiêu calo✅ Dưa hấu bao nhiêu calo✅ 1 quả chuối bao nhiêu calo✅ 1 quả ổi bao nhiêu calo

2. Củ sắn có tốt không?

Ngoài thắc mắc củ sắn bao nhiêu calo, nhiều người cũng thắc mắc củ sắn có tốt không. Về mặt thành phần dinh dưỡng của sắn, hàm lượng carbohydrate là cao nhất, nhưng nó có hàm lượng calo thấp và cũng có rất nhiều chất xơ. Do đó, củ sắn có thể là lựa chọn tốt để đáp ứng mong muốn về một bữa ăn nhẹ giàu tinh bột mà không chứa nhiều calo.

Củ sắn chứa một lượng đáng kể inulin, là một chất xơ prebiotic góp phần tạo ra các vi khuẩn đường ruột sống động. Một đường ruột khỏe mạnh là một trong những yếu tố góp phần vào việc quản lý cân nặng và chức năng miễn dịch thích hợp.

Bên cạnh những phẩm chất này, một chế độ ăn uống giàu chất xơ từ củ sắn có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol và lượng đường trong máu ổn định.

Củ sắn có tốt không?

3. Lợi ích của sắn đối với sức khỏe như thế nào?

Ăn sắn có tốt không? Từ việc biết được củ sắn bao nhiêu calo và các thành phần dinh dưỡng của sắn như thế nào, chúng ta có thể cảm nhận được củ sắn quả thật là một loại thực phẩm rất lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Vì củ sắn chứa nhiều chất dinh dưỡng, nó cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Vậy ăn sắn có tác dụng gì?

3.1. Tác dụng làm đẹp của củ sắn

Lượng lớn vitamin C được tìm thấy trong củ sắn hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da, nó cũng làm giảm sản xuất melanin, làm cho làn da trở nên rạng rỡ hơn. Bên cạnh việc giúp cho da trắng sáng, vitamin C từ củ sắn cũng giúp tăng cường sản xuất collagen và elastin, giữ cho da ẩm và đàn hồi, giảm quá trình lão hóa da.

Tác dụng làm đẹp của củ sắn

3.2. Ngăn ngừa táo bón hiệu quả

Hàm lượng chất xơ trong củ sắn cũng có thể giúp tiêu hóa bằng cách giữ cho bạn đi tiêu đều đặn và ngăn ngừa táo bón. Chất xơ cũng giúp tạo khối lượng lớn phân và giúp đi ngoài dễ dàng hơn. Hàm lượng nước cao của nó cũng giúp giữ cho mọi thứ di chuyển trơn tru.

3.3. Củ sắn giúp xương và răng khỏe hơn

Lợi ích đối với xương của củ sắn được thể hiện qua việc nó chứa một số khoáng chất quan trọng như mangan, magiê, sắt và đồng. Chúng là những chất tăng cường chính cho mật độ xương của bạn. Những khoáng chất từ củ sắn này có thể giúp xương và răng chắc khỏe hơn, cũng như chữa lành những tổn thương đối với xương hiện có.

Củ sắn giúp xương và răng khỏe hơn

3.4. Tốt cho dạ dày

Chất xơ của củ sắn rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa của bạn, nó cho phép các chất dinh dưỡng trong thực phẩm mà bạn ăn di chuyển đến nơi cần thiết. Không chỉ chứa chất xơ, củ sắn còn chứa một loại chất xơ đặc biệt là oligofructose inulin, các nghiên cứu cho thấy inulin là một chất xơ rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột.

3.5. Củ sắn tốt với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh

Mức độ estrogen sẽ giảm trong thời kỳ mãn kinh và nó ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone. Kết quả là nó dẫn tới một số tình trạng như loãng xương. Theo một nghiên cứu, củ sắn điều chỉnh hormone estrogen, do đó ngăn ngừa các bệnh ở phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, bằng cách điều chỉnh hormone, củ sắn cũng có khả năng tăng khả năng sinh sản.

3.6. Giúp tăng cường miễn dịch và cải thiện lưu thông máu

Củ sắn là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, hoạt động giống như chất chống oxy hóa và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó giúp các đặc tính của hệ thống miễn dịch chiến đấu tốt hơn trong việc ngăn ngừa sự lây nhiễm mầm bệnh.

Ngoài ra, củ sắn chứa một lượng sắt và đồng cần thiết để giúp cơ thể sản xuất hồng cầu. Thiếu máu là tình trạng khi cơ thể thiếu đi các tế bào hồng cầu và nó có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe khác như suy nhược và ngất xỉu.

Giúp tăng cường miễn dịch và cải thiện lưu thông máu

4. Ăn củ sắn có mập hay không?

Là một loại củ được yêu thích từ Nam ra Bắc, củ sắn cũng tạo ra không ít băn khoăn về việc ăn củ sắn có mập hay không, ăn sắn giảm cân không. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc này thì bạn nên yên tâm, củ sắn không chỉ không gây tăng cân mà còn hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả.

Ăn củ sắn có mập hay không?

5. Ăn sắn giảm cân không?

Như FITI đã chia sẻ, bản chất củ sắn có rất ít calo, ít đường, nhưng nhiều nước, giàu vitamin, khoáng chất và không chứa chất béo. Hàm lượng nước cao và chất xơ dồi dào của củ sắn làm bạn cảm thấy no lâu hơn, không bị đói nên sẽ hạn chế được tình trạng ăn vặt và ăn ít đồ ăn trong bữa ăn hơn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Chất xơ cũng giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn, từ đó tăng cường quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo. Vì củ sắn không chứa chất béo nên bạn hạn chế được việc tích trữ mỡ thừa, hỗ trợ cải thiện vóc dáng.

Ăn sắn giảm cân không?

6. Ăn củ sắn như thế nào để giảm cân hiệu quả?

Sau khi chúng ta biết củ sắn bao nhiêu calo và ăn củ sắn giảm cân không, nếu muốn giảm cân hiệu quả với củ sắn, chúng ta nên ăn củ sắn đúng cách để giảm cân lành mạnh tự nhiên mà không gây hại cho cơ thể.

Dưới đây là những cách ăn củ sắn giảm cân an toàn hiệu quả:

Ăn củ sắn giảm cân bạn có thể có thể ăn sống trực tiếp, làm nước ép, hoặc chế biến củ sắn kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để tạo ra nhiều món ăn khác nhau như: salad, gỏi củ sắn, củ sắn xào tỏi,…

Khi ăn củ sắn để giảm cân bạn không nên ăn củ sắn cả ngày, bởi củ sắn không thể cung cấp hết những dưỡng chất mà cơ thể cần. Khi thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể dễ rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, mất tập trung.

Vì chứa nhiều nước nên khi bạn ăn quá nhiều củ sắn sẽ khiến cho dạ dày bị dãn ra, dịch vị của dạ dày tiết ra nhiều hơn, bạn muốn ăn nhiều hơn nhưng vẫn thấy đói, khi này những nỗ lực giảm cân của bạn sẽ thất bại.

Vì vậy, bạn cần tiêu thụ củ sắn một cách hợp lý, không nên sử dụng thường xuyên hoặc lạm dụng củ sắn để giảm cân. Ngoài ra, khi ăn củ sắn giảm cân bạn cũng nên kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ tập luyện thường xuyên để gia tăng hiệu quả giảm cân.

Ăn củ sắn như thế nào để giảm cân hiệu quả?

7. 4 món giảm cân từ củ sắn

Khi biết được củ sắn bao nhiêu calo và biết được ăn củ sắn có giảm cân không, bạn có thể thoải mái hơn để thêm củ sắn vào các chế độ ăn uống giảm cân của mình một cách tự nhiên. Các món giảm cân từ củ sắn cũng rất đơn giản và dễ làm tại nhà. Bạn có thể tham khảo 4 công thức giảm cân từ củ sắn ngay bên dưới.

7.1. Ăn củ sắn sống

Không như những loại củ khác không thể ăn sống hoặc rất khó ăn sống, củ sắn ăn sống rất ngon. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chấm củ sắn với muối ớt. Tuy nhiên, đối với cách ăn củ sắn sống, bạn cần bóc hết lớp vỏ củ sắn vì trong lớp vỏ cũng có chứa một số chất không tốt cho cơ thể.

Vì củ sắn nằm trong đất nên trước khi bóc vỏ, bạn nên rửa sạch vỏ củ sắn, vì nếu không làm sạch, trong quá trình bóc vỏ bạn sẽ dễ làm dính bùn đất vào phần thịt bên trong, có thể làm củ sắn bị nhiễm các vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, khi ăn vào sẽ có hại cho sức khỏe.

Ăn củ sắn sống

7.2. Nước ép củ sắn

Nếu so với cách ăn củ sắn sống, nước ép củ sắn sẽ làm mất đi một phần chất xơ từ củ sắn. Tuy nhiên, nước ép củ sắn vẫn là thức uống giảm cân lành mạnh mà bạn có thể tiêu thụ. Ngoài công dụng hỗ trợ giảm cân, nước ép củ sắn còn giúp giải khát, thanh lọc cơ thể.

Nguyên liệu: 500g củ sắn

Cách làm nước ép củ sắn:

  • Bạn đem củ sắn đi rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành các miếng nhỏ.

  • Tiếp theo bạn cho củ sắn vào máy ép hoa quả, ép lấy nước và cho ra cốc.

  • Phần nước ép củ sắn còn dư bạn cho vào bình thủy tinh đậy kín và uống trong ngày.

Nước ép củ sắn

7.3. Salad củ sắn

Khi giảm cân bằng củ sắn, bạn không thể bỏ qua món salad củ sắn. Hương vị ngọt ngào từ củ sắn và các loại rau cho bạn một món ăn giảm cân ngon miệng nhưng lại giàu dinh dưỡng.

Nguyên liệu:

  • 1 củ sắn

  • 5 củ cải đỏ

  • 1 củ cà rốt

  • 2 muỗng nước cốt chanh

  • Gia vị, rau mùi,…

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch và bóc vỏ củ sắn, củ cải đỏ và cà rốt, sau đó thái nhỏ chúng, rau mùi bạn cũng rửa sạch và thái nhỏ, để tất cả nguyên liệu cho ráo nước.

  • Bạn pha nước trộn salad bằng 2 muỗng nước cốt chanh, 1/2 thìa tương ớt, 1/3 thìa muối.

  • Cho hết nguyên liệu đã chuẩn bị vào một chiếc tô lớn, sau đó bạn thêm hỗn hợp nước trộn salad vào và trộn đều, để salad ngấm trong 20 phút rồi thưởng thức.

Salad củ sắn

7.4. Gỏi củ sắn

Gỏi củ sắn giòn giòn, chua chua, ngọt ngọt sẽ khiến bạn thích mê. Món ăn giảm cân với củ sắn này cũng không quá cầu kỳ và có thể chế biến một cách nhanh chóng.

Nguyên liệu:

  • 150g củ sắn

  • 1/2 củ cà rốt

  • 1/2 quả dưa leo

  • 100 – 200g tôm tươi

  • 2 muỗng canh nước cốt chanh

  • 2 muỗng canh sốt ớt chua ngọt, có thể thay bằng tương xí muội

  • 3 muỗng canh đường

  • 1/2 muỗng canh nước mắm

  • Đậu phộng rang, hành phi

  • Ngò rí, húng lủi thái nhỏ

Cách làm gỏi củ sắn:

  • Bạn rửa sạch và thái sợi củ sắn, dưa leo, cà rốt, rồi để cho ráo nước.

  • Tôm bạn bóc vỏ và bỏ chỉ, sau đó luộc sơ tôm.

  • Bạn pha nước sốt trộn gỏi bằng nước mắm, sốt ớt chua ngọt, nước cốt chanh, đường và khoảng 3 muỗng nước lọc, sau đó khuấy đều cho gia vị tan, nêm cho vừa miệng.

  • Bạn cho tôm, rau thơm vào phần nguyên liệu đã thái sợi ban đầu, sau đó đổ phần nước sốt vừa trộn vào rồi trộn đều lên. Cuối cùng bạn bày ra đĩa, rắc một ít đậu phộng rang lên trên là đã có thể thưởng thức. bạn có thể ăn kèm với bánh phồng tôm để món gỏi củ sắn ngon hơn.

Gỏi củ sắn

8. Lưu ý khi ăn củ sắn

Bạn đã biết củ sắn bao nhiêu calo và ăn củ sắn có tốt không, nhưng nếu không ăn củ sắn thật cẩn thận, nó sẽ tạo ra những nguy hại với sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn củ sắn mà bạn cần quan tâm.

8.1. Hạn chế ăn củ sắn sống

Mặc dù sắn có thể ăn sống, nhưng bạn không nên ăn nhiều và ăn thường xuyên. Do sắn sống chứa hóa chất cyanogenic glycoside, có thể giải phóng xyanua trong cơ thể khi bạn tiêu thụ sắn.

Ăn sắn thường xuyên làm tăng nguy cơ ngộ độc xyanua, làm suy giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh. Nó có thể gây tổn thương các cơ quan, thậm chí có nguy cơ tử vong. Với những người tiêu thụ ít protein sẽ có nguy cơ gặp các phản ứng phụ này cao hơn do protein giúp loại bỏ xyanua trong cơ thể.

Khi ăn sắn bạn phải lột gọt hết vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi vì đây là những phần chứa nhiều độc tố. Trước khi chế biến, bạn ngâm củ sắn trong nước sạch càng lâu càng tốt, rồi rửa sạch lại nhiều lần.

Khi luộc củ sắn, bạn cần mở nắp nồi để độc tố tan theo nước và bốc hơi đi. Củ sắn sau khi mua về cần chế biến ngay không để lâu.

Hạn chế ăn củ sắn sống

8.2. Chỉ ăn phần củ sắn, không ăn hạt và lá

Ngoài trừ phần củ sắn, các bộ phận khác trên cây như: hoa, lá, hạt,… đều chứa độc tố như tephrosin và rotenon gây ngộ độc. Khi ăn phải những bộ phận có độc tố này, bạn có thể bị đau bụng dữ dội, co giật, rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể tử vong.

8.3. Không ăn nhiều củ sắn

Như các thông tin mà FITI đã chia sẻ, ăn nhiều củ sắn không tốt cho giảm cân và sức khỏe. Củ sắn cũng tiềm ẩn các nguy cơ về độc tố cao, do đó bạn chỉ nên ăn khoảng 2 củ sắn một ngày và ăn tối đa 4 buổi/tuần, không nên ăn liên tục nhiều ngày mà nên chia đều thời gian ăn củ sắn trong tuần.

Hy vọng những thông tin trên đây của FITI đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc củ sắn bao nhiêu calo, ăn sắn có béo không, ăn sắn giảm cân không.

Tóm lại, củ sắn là món lý tưởng cho quá trình giảm cân của bạn vì nó ít calo, nhiều nước và cũng rất dễ ăn. Tuy nhiên ăn nhiều củ sắn không đồng nghĩa bạn sẽ giảm được cân. Do đó hãy ăn củ sắn đúng cách và có chừng mực nhé.

PHAN THỊ HƯƠNG TRANG

Tôi luôn quan niệm rằng “Sức khỏe tốt và trí tuệ minh mẫn là hai điều hạnh phúc nhất của cuộc đời. – Publilius Syrus“. Chính vì thế mà Trang luôn cố gắng nổ lực để tập luyện, ăn uống một cách Healthy để giữ cho mình một sức khỏe tốt, một thân hình đẹp và một tinh thần thoải mái.

Chủ Đề