10 sự thật hàng đầu về bão năm 2022

Trong tháng vừa qua, miền Trung Việt Nam đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 100 năm trở lại đây.

Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện, UNICEF Việt Nam

  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt

Trong tháng vừa qua, miền Trung Việt Nam đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 100 năm trở lại đây. Nhiều căn nhà đã bị tàn phá, hoa màu bị hư hại, và những người dân vốn là đối tượng dễ bị tổn thương thì lâm vào cảnh tay trắng. Trong ngày 10 và 11 tháng 11, tôi đã tới thăm những xã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, và tôi đã tận mắt chứng kiến sức tàn phá kinh hoàng của thiên tai đối với 3 gia đình. Mỗi gia đình lại mang trong mình một câu chuyện đau lòng về những mất mát và sự kiên cường.

Chị Hà[1] sống tại một xã của tỉnh Hà Tĩnh cùng con gái cô là Phương, 17 tuổi và là trẻ khuyết tật nặng. Là mẹ đơn thân với một người con khuyết tật nặng, chị không thể đi làm. Kể cả trong những lúc thuận lợi nhất, chị cũng chỉ sống dựa vào số tiền trợ cấp xã hội ít ỏi, một vườn rau, và nước uống được chia sẻ bởi những người hàng xóm hào phóng. Ngôi nhà một tầng của chị Hà bị ngập tới hông trong suốt một tuần mưa rơi tầm tã. Chị biết ơn xã đã gửi thuyền cứu hộ để chị có thể đưa Phương đến nơi sơ tán an toàn tại địa phương. Giờ đây, khi trở về nhà, với số vật dụng còn lại ít ỏi cùng một khu vườn đã bị tàn phá, chị Hà mừng rỡ khi được nhận bộ lọc nước bằng gốm và vật dụng vệ sinh mà chúng tôi mang tới. Cùng nhau chúng tôi đã có những giây phút vui cười (dù tôi không hiểu lời nói đùa của người Việt Nam lắm) và chúng tôi hi vọng rằng gia đình này sẽ hồi phục sau trận lũ.


[1] Tên nhân vật đã được thay đổi để bảo vệ quyền riêng tư của họ

Tại tỉnh Quảng Bình, chúng tôi gặp một cặp vợ chồng cao tuổi: bà Thảo và ông Dũng. Ông bà chịu ảnh nưởng nặng nề bởi mùa mưa bão năm nay. Ông bà nhớ lại những trải nghiệm đau đớn khi nước lũ dần dâng cao trong căn nhà một phòng đơn sơ của ông bà.

Để sống sót qua cơn lũ, ông bà không còn cách nào khác là trú ẩn trên căn gác bấp bênh dưới mái nhà (xem trong ảnh) – nơi thường được sử dụng để tích trữ gạo và các loại lương thực vật dụng khác. Đôi vợ chồng kể với chúng tôi rằng ông bà đã bám trụ trên căn gác suốt 10 ngày kinh hoàng, uống nước lũ quanh họ và ăn mì ăn liền. Cuối cùng họ được thuyền tới cứu và ở nơi sơ tán một tuần trước khi trở về ngôi nhà nay đã bị cơn lũ phá tan hoang. Lớp tường bao phủ bên ngoài nhà đã sụp đổ và hầu hết đồ đạc của ông bà đã bị phá hủy, trong đó bao gồm những kỉ vật gia đình quý giá đã rơi khỏi tấm khung và cuốn theo dòng nước lũ. Ông bà nhớ lại:

“Chúng tôi đã sống qua nhiều mùa bão, nhưng chưa có năm nào tồi tệ như năm nay.”

Vẫn ở xã vùng trũng đó của Quảng Bình, chúng tôi men theo con đường và tới một ngôi nhà nhỏ. Hai bên đường vương vãi những mảnh vỡ của đồ dùng trong nhà, túi nhựa bị mắc vào cây và đau lòng nhất là hàng chục quyển vở và sách giáo khoa trên cành cây. Tại đây trời vẫn đang đổ mưa, những cuốn sách quyền vở kia có lẽ là được phơi ra ngoài cho khô, giờ lại một lẫn nữa ướt nhẹp. Chị Hoa và hai cô con gái nhỏ đang đợi chúng tôi. Cả hai cháu bé đều bị ốm, sốt và ho kể từ khi cơn lũ đổ bộ. Chị Hoa cho chúng tôi xem thẻ bảo hiểm y tế của các cháu. Chị cũng chia sẻ là đã cố gắng đưa được hai cháu tới trung tâm y tế nhưng không chi trả nổi chi phí thuốc thang cần thiết để chữa cho các cháu. Chồng chị Hoa là lao động phổ thông và gia đình chị, vốn đã chênh vênh ở ngưỡng nghèo trước khi cơn lũ ập tới, nay chẳng còn vật dụng đảm bảo an toàn nào ngoài 4 túi gạo giúp gia đình chị cầm cự qua những tháng tới. Khi chúng tôi trao cho chị máy lọc nước và xà phòng của UNICEF, chị Hoa quay lưng lén lau đi những giọt nước mắt.

Chuyến đi công tác của chúng tôi kết thúc tại trưởng tiểu học Tân Ninh, nơi trẻ em vừa trở lại lớp học và đang cố vượt qua cơn lũ mà các em cùng mô tả bằng từ đáng sợ. Các em phá lên cười khi giải thích cho chúng tôi về cách các em tiểu tiện và đại diện trong cơn lũ: một vài em sử dụng túi nhựa, một số khác sử dụng những mẩu giấy, và nhiều em xả thẳng xuống nước lũ. Sự hóm hỉnh của trẻ 10 tuổi thật đáng yêu nhưng cũng cho thấy một tình hình vô cùng nghiêm trọng. Tôi cố gắng tưởng tượng những điều các em phải trải qua và suy ngẫm liệu những thông điệp về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường của chúng tôi có liên quan ra sao trong những tình huống đơn giản là không có phương tiện đảm bảo vệ sinh. Trong khi những cơn mưa và trận gió hay cũng chính là dấu hiệu của một cơn bão khác đang ập tới nơi cửa sổ trường học, các em vẫn chia sẻ về hi vọng, giấc mơ và kế hoạch của mình cho tương lai. Trước hết, các em hi vọng rằng mùa lũ đau thương năm 2020 sẽ sớm kết thúc và cuộc sống có thể trở lại bình thường.

Xem video của Bà Lesley Miller, Phó đại diện UNICEF tại Việt Nam, với những chia sẻ ấn tượng của bà trong chuyến công tác gần đây đến tỉnh Quảng Bình, nơi UNICEF đang cấp phát hàng cứu trợ khẩn cấp cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi bão lũ xảy ra tại miền Trung Việt Nam năm nay. Bà Miller phát biểu từ Trường Tiểu học Tân Ninh, nơi bị thiệt hại nặng nề do thiên tai liên tiếp. Trong chuyến thăm của mình, Bà đã nói chuyện với một số học sinh và giáo viên về những trải nghiệm khủng khiếp của họ trong cơn lũ dữ và những tác động của nó đối với họ.