10 phim về rượu mạnh hàng đầu của marlon năm 2022

Rượu và phim có một mối liên hệ sâu sắc: khả năng một ngụm hoặc một cảnh quay có thể đánh bật các giác quan của bạn đến một thời gian và địa điểm hoàn toàn khác. Dưới đây là lựa chọn của chúng tôi về những bộ phim tôn vinh thế giới rượu vang hay nhất.

Bí mật của Santa Vittoria (1969)

Năm 1943, quân đội Đức chiếm thị trấn Santa Vittoria trên sườn đồi của Ý. Quân đội muốn tịch thu loại rượu được đánh giá cao của khu vực, nhưng thị trưởng quỷ quyệt, không say mê (Anthony Quinn) và người dân thị trấn giấu một triệu chai trong một hang động.

Năm sao chổi (1992)

Thay vì những vườn nho, bối cảnh là Cao nguyên Scotland cho cây bạch hoa này, trong đó một phụ nữ trẻ sơ khai khui ra chai rượu đắt nhất thế giới. Liệu cô ấy và người vệ sĩ thô lỗ của mình có thể chống lại những tên trộm và những cám dỗ của tình yêu không mấy khả quan?

A Walk in the Clouds (1995)

“Gia đình tôi có một vườn nho ở Napa,” một phụ nữ xinh đẹp, chưa lập gia đình - và đang mang thai - nói với một người lính (Keanu Reeves) trở về nhà sau Thế chiến thứ hai. Anh đề nghị đóng giả làm chồng của cô, nhưng nhanh chóng yêu cô, ngoại trừ người cha độc tài của cô ngăn cản hạnh phúc của họ.


Sideways (2004)

“Hương vị của nó… chúng chỉ là thứ ám ảnh và rực rỡ, ly kỳ và tinh tế và cổ xưa nhất trên hành tinh.” Đó là cách Miles (Paul Giamatti) mô tả Pinot Noir trong bài ca ngợi cuộc sống, tình bạn trên đường này về cuộc sống, tình bạn và việc tháo nắp chai hoàn hảo, được quay tại Hạt Santa Barbara.


Một năm tốt lành (2006)

Chuyển sang phần lãng mạn hài hước, Russell Crowe vào vai một chủ ngân hàng đầu tư đáng kinh ngạc, người thừa kế lâu đài của chú mình ở Provence. Những vườn nho tươi tốt, yên bình không kết hợp với cuộc sống vất vả của anh - hay anh phải đổi đời để cứu lấy nó? Một chủ quán cà phê quyến rũ (Marion Cotillard) cho biết thêm tình yêu.

Sốc chai (2008)

Thể hiện sự sành sỏi và thời điểm hài hước, Alan Rickman thể hiện vai Stephen Spurrier, thương gia rượu người Anh, người đã thiết lập nên Sự phán xét của Paris, người mù nổi tiếng năm 1976 nếm thử loại rượu hầm hố của Mỹ so với loại ngon nhất của Pháp. Bộ phim cũng ghi lại một mối quan hệ cha con đầy biến động và phát triển thành sự tin tưởng.

A Heavenly Vintage (2009)

Đây là câu chuyện về một nông dân Pháp ở thế kỷ 19, người khao khát làm ra rượu vang ngon. Trong nhiệm vụ của mình, anh ấy được truyền cảm hứng từ người vợ xinh đẹp và một nam tước kiêu hãnh, cũng như Xas, một nam thiên thần luôn cám dỗ với những bí mật trêu ngươi.


Con Sẽ Là Con Của Mẹ (2011)

Một chủ vườn nho chuyên quyền ở Saint-Émilion khinh miệt đứa con trai kém cỏi của mình, nghi ngờ khả năng tiếp quản công việc kinh doanh của anh ta. Thay vào đó, ông ủng hộ người bạn thời thơ ấu đầy cuốn hút của con trai mình và gia đình căng thẳng (tiếng Pháp có phụ đề tiếng Anh).

Somm (2012)

Trong suốt gần 40 năm, chỉ có 220 chuyên gia trên toàn thế giới vượt qua kỳ thi Master Sommelier, được coi là một trong những thành tựu đỉnh cao của kiến ​​thức rượu vang. Bộ phim tài liệu này theo chân bốn ứng viên khi họ xoay vòng, nhấm nháp và nghiên cứu cho bài kiểm tra.

Ám ảnh đỏ (2013)

Nhu cầu vượt quá nguồn cung ở Premiers Crus of Bordeaux. Bộ phim tài liệu xa hoa này xem xét cách Trung Quốc không ngừng theo đuổi những người đóng chai có uy tín ảnh hưởng đến những con chateaus này.

10 phim về rượu mạnh hàng đầu của marlon năm 2022
Phóng to
Marlon Brando trong vai Vito Corleone của phim Bố già (1972)

TTCN - Với biết bao khán giả mê điện ảnh của Sài Gòn lứa tuổi ngoại ngũ tuần, Marlon Brando ở trong số những nam nữ tài tử hiếm hoi mà mấy mươi năm sau có nhắm mắt cũng hình dung ra được từng nét mặt.

Tựu trung, Marlon Brando có hai nét chính: khuôn mặt và bộ vó của một gã đàn ông thật sự, thậm chí có phần thô bạo nữa là đằng khác; và một vẻ mặt “đểu giả” cho dù trong những lớp vỏ quyền quí. Những nét (mặt, miếng diễn) đó của Marlon Brando hoặc của một số đồng nghiệp đồng thời với ông, chính là những gì đọng lại từ một thế hệ ngôi sao điện ảnh ngày trước.

Đạo diễn Bernardo Bertolucci của bộ phim gây sửng sốt vào năm 1973 - Bảntango cuối cùng ở Paris - khi thốt lên: “Chính khi chết đi, Marlon Brando trở nên bất tử”, hoặc nữ tài tử “mặn mà” Sophia Loren khi than: “Những diễn viên như ông ấy nhất định là bất tử”, đã không hề nói lời “đầu môi chót lưỡi”.

10 phim về rượu mạnh hàng đầu của marlon năm 2022
Phóng to
Marlon Brando trên bìa tuần báo Time 11-10-1954

Năm 1972, Viện hàn lâm Khoa học và nghệ thuật điện ảnh Mỹ trao Oscar giải nam diễn viên chính xuất sắc cho Marlon Brando với vai diễn bố già Vito Corleone trong phim Bố già nhưng Brando từ chối để phản đối sự bóc lột thô bạo người Mỹ da đỏ của giới chủ công nghiệp điện ảnh.

Trong hồi ký Brando – songs my mother taught me (NXB Random House, 1994), Brando kể lại rõ lý do ông không nhận Oscar 1972.

“Lễ Oscar có cội rễ trong cái ám ảnh tự đề cao của Hollywood. Họ đam mê trong việc tán dương lẫn nhau… Thậm chí cái tên “Viện hàn lâm Khoa học và nghệ thuật điện ảnh “ cũng là một sự thậm xưng. Tôi cười vào mặt những người gọi công nghệ điện ảnh là nghệ thuật và diễn viên điện ảnh là nghệ sĩ.

Rembrandt, Beethoven, Shakespeare và Rodin là nghệ sĩ. Diễn viên điện ảnh chỉ là những con kiến thợ trong một thứ doanh nghiệp và cặm cụi làm để kiếm tiền”. Hơn nữa, thoạt đầu Brando không muốn nhận vai ông trùm mafia trong Bố già dù tác giả Mario Puzo đã gửi tặng một quyển và đề nghị Brando thủ vai Vito Corleone khi truyện được chuyển thể thành phim.

Brando cho rằng không có gì khác biệt giữa những màn giết người của mafia và chiến dịch Phượng hoàng thảm sát người vô tội tại VN của quân đội Mỹ, và những cuộc thanh toán giang hồ của mafia cũng hệt như cuộc ám sát Ngô Đình Diệm của Mỹ và đám tướng lĩnh tại Nam VN.

“Bọn mafia có thể đã giết rất nhiều người, nhưng ở thời điểm đó CIA cũng đang buôn lậu thuốc phiện tại Tam giác vàng và tra tấn người ta để lấy thông tin rồi giết họ với sự hiệu quả hơn mafia bội phần…

Khi Henry Cabot Lodge lên truyền hình giải thích về cái chết của Ngô Đình Diệm, người Mỹ biết rằng đó là lời nói dối nhưng họ không cật vấn vì vẫn còn tin vào sự hoang đường rằng nước Mỹ là quốc gia vĩ đại không bao giờ làm điều gì phi đạo đức...”.

Thầy dạy đầu tiên và cũng là người gây ảnh hưởng mạnh nhất – Stella Adler – nhận xét rằng Brando là “người nhận thức sâu sắc nhất và có trái tim đồng cảm nhất”. Cái bóng của Brando đã và đang chạm vào mỗi thế hệ diễn viên Mỹ, hiện rõ trong từng bộ phim, trong từng chương trình truyền hình Mỹ và ông đã tạo ra nhiều phiên bản, có thể thấy nơi Robert de Niro, Al Pacino, Johnny Depp, Leonardo DiCaprio...

Thật vậy, 20, 30 năm sau khán giả vẫn còn nhớ mãi hình ảnh một Marlon Brando thô bạo trong Bản tango cuối cùng, một Marlon Brando đầu hói - Napoléon (trong Désirée), một Marlon Brando - trùm mafia lạnh lùng còn hơn cả “băng giá” trong Bố già, thậm chí một Marlon Brando - đại tá CIA Kurtz “rừng rú” trong rừng già Đông Dương (Ngày tận thê)...

Khi người diễn viên hóa thân làm một với vai diễn của mình (đã là khó), với tất cả các vai diễn của mình (càng khó hơn), anh ta sẽ không còn được nhớ đến với khuôn mặt cha sinh mẹ đẻ nữa, mà với những chi tiết đầy cá tính của các nhân vật tạo thành anh ta. Marlon Brando là một trong số ít những diễn viên được nhớ mãi như thế.

Một tay cướp hạng trùm nhất định phải lạnh lùng một cách tàn nhẫn như họng súng hoặc lưỡi dao của y: Marlon Brando trong Bố già đã ghi khắc hình ảnh đó trong bộ nhớ khán giả, còn Marlon Brando - Napoléon đã khi khắc hình ảnh của một chiến tướng “lên xe xuống chó”. Khi còn trẻ và chưa “phương phi” như sau này, Marlon Brando cũng không hề có vẻ “thư sinh” như có thể thấy trong phim Julius Caesar qua vai tướng Marc Anthony.

Trái lại, ngay từ thời trai trẻ đó Marlon Brando đã luôn xuất hiện với lớp vỏ bất cần đời như vai anh chàng nổi loạn Terry Malloy trong On the Waterfront. Chính vì những vẻ mặt đàn ông đó mà Marlon Brando đã được các giám khảo của cả Cannes lẫn Bafta (Anh), Quả cầu vàng (Mỹ), rồi Oscar, Hiệp hội Phê bình điện ảnh New York, Hiệp hội Phê bình điện ảnh quốc gia Mỹ 15 lần phong là nam diễn viên xuất sắc nhất kể từ năm 1952 - 1973 lần lượt qua năm bộ phim.

“Mốt” của những năm 1950, 1960, 1970 trên màn ảnh là “đàn ông cho ra đàn ông”. Nam tài tử Anthony Quinn cũng là một “hảo hớn” song chỉ đóng xuất sắc mỗi một loại vai “tù nhân khổ ải”. Kirk Douglas, cho dù ngày xưa tiệm hớt tóc nào ở Sài Gòn cũng treo ảnh để thiên hạ lấy làm mẫu, cũng chỉ giỏi trong mỗi loại vai “kép độc o mèo”. David Niven thì bảnh bao quá nên lại thiếu đi tính “bặm trợn” những lúc cần thiết.

Charlton Helston lại quá “quí tộc” nên đóng vai các vương hầu khanh tướng mới sang. Clark Gable cho dù có hiển hách với bộ ria mép song lại nghiêm nghị quá... Thế cho nên “Marlon Brando - cực kỳ đàn ông” trong mọi tình huống, mọi loại vai đã tạo thành sự cách biệt giữa Marlon Brando và các đồng nghiệp cùng thời, một khoảng cách đo lường bằng 15 giải nam diễn viên xuất sắc nhất.

Nói không ngoa, một nam tài tử Pháp là Jean - Paul Belmondo cũng đã muốn học chiêu “cực kỳ đàn ông” của Marlon Brando nên trong không ít phim của anh chàng này hay có cảnh “bị đàn bà tát, bèn tát trả như trời giáng”... Có điều tính “đàn ông cực kỳ” của Marlon Brando (gọi là macho) lại không đồng nghĩa với vũ phu “thượng cẳng chân” mà là bất cần, thế cho nên Bébel (Belmondo) khi giở trò tát đàn bà cứ mãi là Bébel, trong khi Marlon Brando cứ luôn là đệ nhất nam tài tử.

Nếu như Bébel cứ thẳng cánh với phụ nữ thì Marlon Brando lại đa dạng hơn, khi thì vồ vập, lúc thì dửng dưng, lúc lại đểu giả... Có lẽ cái đểu giả lớn nhất mà quí vị phụ nữ không bao giờ ưa nổi chính là cái bộ mặt “anh chả, anh chả” (thay vì “em chả, em chả” như bà phó Đoan) mà Marlon Brando cứ lầm lũi trước mặt quí bà, song đến khi nổi máu lên thì... như có thể thấy trong Bản tango cuối cùng...

Cái mốt “đàn ông cực kỳ đàn ông” đó chẳng qua là tàn dư của một xã hội hậu chiến. Marlon Brando (và các ngôi sao cùng thời của mình) tiêu biểu cho một thế hệ đàn ông Mỹ vừa ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, còn đầy tự hào về vai trò “nam nhi cứu quốc, bình thiên hạ” của mình và chưa nếm mùi “phụ nữ vùng dậy” (fémi-nisme) của cuối thập niên 1960 cũng như chưa vấp ngã trong chiến tranh VN.

Từ thập niên 1970 trở đi, cùng với phong trào này, mới xuất hiện lớp “kép đẹp nịnh đàn bà” như có thể thấy Richard Gere trong Pretty woman... Từ đó, ít còn thấy những kiểu diễn kiểu Marlon Brando. Trái lại, với lớp nam diễn viên quyền cước như Jean - Claude Van Damme, Sylvester Stallone, Arnold Schwarzenegger, kể cả Thành Long và ông James Bond ngày nay (Pierce Brosnan) dường như trong phim của họ không có ai là phụ nữ!

Hoặc là vai đóng của họ chẳng hề nằm trong mối quan hệ nam/nữ tương sinh, tương khắc. Rồi đến một lớp nam diễn viên mà chính Marlon Brando phải phê phán rằng “anh ta (Leonardo DiCaprio) trông cứ như là con gái”.

Một “gã đàn ông” đã ra đi nhắc nhở một thời đại đã sang trang từ lâu. Bao giờ đến lượt?

Kẻ mê hoặc

Sau một sự nghiệp sáng chói và đầy sôi động, trải dài bằng các bộ phim nổi tiếng như Chuyến tàu mang tên Dục Vọng, Bản tango cuối cùng ở Paris, Bố già... diễn viên kỳ cựu Marlon Brando đã qua đời ngày 1-7 tại bệnh viện giữa người thân và các bạn hữu.

Ông đã trải qua những năm cuối đời cô đơn trong căn hộ xoàng xĩnh ở Mulholland Drive (California).

“Đó là một người bạn diễn thật tuyệt vời, một nhân vật trí thức, một diễn viên chuyên nghiệp” - Sophia Loren bày tỏ - bà từng đóng chung với Marlon Brando trong phim Nữ bá tước ở Hong Kong của Charlie Chaplin (1960).

Đạo diễn Bernardo Bertolucci kể lại cả đoàn làm phim Bản tango cuối cùng ở Paris đều bị mê hoặc bởi sự hiện diện của Marlon Brando. Người đàn ông với nét hấp dẫn hoang dã trong phim Chuyến tàu mang tên Dục Vọng (1951) sau đó trở thành kẻ bị bệnh tật hành hạ mà có lúc đã cân nặng đến 160kg. Vào năm 1989, Marlon Brando đành chia tay với điện ảnh, ngoại trừ vài lần xuất hiện vì cơm áo. Năm 2001 ông xuất hiện lần cuối cùng trong bộ phim Thành tích bên cạnh Robert de Niro. Đây cũng là vai diễn lớn gút lại sự nghiệp 30 năm điện ảnh của Marlon Brando.

Marlon Brando chào đời ngày 3-4-1924 trong một gia đình khiêm tốn ở Omaha (Nebraska).

Mẹ ông là một nữ diễn viên nghiện rượu và trầm cảm, cha là người bán hàng hám gái (theo lời Marlon Brando). Làm thợ hồ đến năm 20 tuổi, Marlon Brando đến New York ghi danh vào Trường nghệ thuật sân khấu Actor’s Studio nổi danh và được đạo diễn Elia Kazan chú ý đến. Chàng Marlon trẻ tuổi đã làm sôi sục sân khấu Broadway năm 1947 trong vở kịch Chuyến tàu Dục Vọng, và nhờ đó được Hollywood mở rộng cửa chào đón.

Năm 1950, ông nhận được vai diễn đầu tiên trong Những người đàn ông của Fred Zimmerman rồi đến bộ phim chuyển thể Chuyến tàu Dục Vọng cùng diễn với Vivien Leigh, ngôi sao của Cuốn theo chiều gió (phim Chuyến tàu... đem lại giải Oscar nữ diễn viên chính cho Vivien Leigh và Marlon Brando cũng bước lên hàng ngũ các ngôi sao Hollywood). Thập niên 1950 là thời vàng son của Brando.

Với bất kỳ vai diễn nào, Marlon Brando luôn gây hứng khởi mạnh mẽ cho sàn quay, tạo nên một cảm xúc hiếm thấy. Ông là khuôn mẫu của người đàn ông gợi cảm, trở thành đối tượng mơ tưởng của phụ nữ. Thật khó mà tách Brando khỏi các nhân vật và những bộ trang phục gắn với các nhân vật của ông.

Ông đã đóng phim với các đạo diễn nổi tiếng nhất như Joseph L. Mankiewicz, Sidney Lumet, Charlie Chaplin, đã quyến rũ những phụ nữ đẹp nhất như Sophia Loren, Elizabeth Taylor, Anna Magnani, Tippi Hedren. Nhưng đến đầu thập niên 1960, hào quang của Marlon Brando bắt đầu lu mờ. Rồi tựa như con nhân sư, Marlon Brando hiện ra từ đống tro tàn của sự lãng quên. Trong Bố già của Francis Ford Coppola, rồi Bản tango cuối cùng ở Paris của Bernardo Bertolucci, ông cống hiến tất cả sức lực và tài năng của mình. Từ 1980 - 1989, Marlon Brando gần như rút lui khỏi sàn quay.

Cuộc sống gia đình của Marlon Brando rất sóng gió và bi thảm. Ông có 10 người con từ nhiều cuộc hôn nhân và quan hệ. Vào năm 1990, con trai lớn Christian đã giết vị hôn phu của cô em gái Cheyenne. Christian Brando bị tù, còn Cheyenne bị trầm uất đã tự tử vào năm 1995...