1 ha thu hoạch được khoanger bao nhiêu dược liệu

Cây sâm dây [đẳng sâm] là loại cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao, vì vậy trong những năm qua, loại cây này đã và đang được người dân trồng khá phổ biến tại một số địa phương trong tỉnh; nhiều mô hình thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ kỹ thuật trồng, chăm sóc khoa học, trong số đó phải kể đến mô hình trồng sâm dây của nông dân Hà Văn Đại, thôn Măng Đen, xã Đăk Long, huyện Kon Plông.

Vườn sâm dây của gia đình anh Hà Văn Đại

Với giá thành hiện nay, cây sâm dây mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác, lại dễ trồng phù hợp với khí hậu mát mẻ của vùng đất Đông Trường Sơn, dãy núi Ngọc Linh. Hiểu được điều này, anh Đại đã xây dựng dự án phát triển sản phẩm sâm dây và đương quy trên 7 ha tại huyện Kon Plông để đảm bảo kịp thời cung cấp dược liệu cho nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

Hiện nay, trên thị trường Kon Tum giá 1kg sâm dây khô theo loại giao động từ 300.000 đến 600.000 đồng, cây giống 1.200 đồng/cây. Năm nay anh Đại đã ươm gần 1 triệu cây giống và mở rộng quy mô diện tích trồng sâm dây. Mỗi năm vừa bán giống, bán củ, bán lá sâm dây, gia đình anh thu về từ 700 đến 800 triệu đồng.

Anh Hà Văn Đại thu hoạch sâm dây

Anh Hà Văn Đại cho biết, trồng cây sâm dây thời điểm tốt nhất từ tháng 5 đến tháng 6 Dương lịch, khâu làm đất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quá trình sinh trưởng và năng suất của cây.

Đất trồng phải cao ráo, xốp, thoát nước, nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng. Các triền đồi thoai thoải, ruộng bậc thang hay chân ruộng cao là thích hợp nhất.

Đất cần được cày bừa kỹ hoặc cuốc, đập nhỏ, vơ hết cỏ dại, phơi ải rồi đánh thành luống to nhỏ tuỳ theo thửa đất. Nếu trồng 2 hàng dọc, mặt luống rộng 60cm, trồng theo hàng ngang thì mặt luống không quá 120cm. Chú ý khơi rãnh và đảm bảo độ dốc để tiện thoát nước vào các tháng mưa to.

Mỗi sào cần 1-2 lạng hạt. Hạt được gieo thẳng, theo hàng hoặc bổ hốc. Thường gieo theo hàng, rồi tỉa bớt cây yếu để định mật độ, khoảng cách giữa các hàng là 30-35cm, cây cách cây 15-20cm. Gieo hạt xong phủ một lớp đất mỏng hay phân mục dày chừng 1-2cm, trên cùng phủ rơm, rạ. Hàng ngày tưới nước, khi cây mọc được 60% trở lên thì bỏ rơm rạ. Thời gian hạt mọc thường 5-10 ngày nếu đủ ẩm.

Vốn cây sâm dây mọc hoang ở những nơi có bóng râm, hoặc ở thung lũng rậm rạp, cho nên cần trồng ở những nơi có bóng râm mát, hoặc gieo những cây khác như đậu tương, bắp cho mọc cao độ 10-20cm rồi mới gieo đẳng sâm. Cần làm sạch cỏ, xới xáo nhất là thời kỳ cây còn nhỏ, chưa leo. Đồng thời, bón thúc bằng nước phân, nước giải hoặc đạm pha loãng.

Trước khi gieo cần bón phân chuồng nhiều hoang mục hoặc phân xanh để giúp cho hạt giống nhanh chóng nảy mầm. Sau khi gieo hạt xong thì cho lên một lớp đất mỏng để phủ cùng với lớp rơm rạ ở trên. Cần tưới nước và chăm sóc hàng ngày để cây nhanh mọc.

Trong giai đoạn trồng có dế và sâu thường phá hoại thì phải tiến hành bắt bằng tay. Chỗ nào cây sâm dây bị cắn héo thì moi đất ở chỗ đó sẽ thấy sâu nằm dưới đất. Ban đêm thắp đèn, sâu bò ra cắn lá thì bắt giết luôn.

Thời gian thu hoạch tốt nhất là 2 năm từ khi xuống giống. Trong quá trình thu hoạch phải phân loại: Loại đạt tiêu chuẩn sẽ phơi khô hoặc bán củ tươi; loại không đạt mà có mầm thì sẽ trồng lại và chỉ năm sau là thu hoạch được. Thu hoạch nên chọn ngày nắng ráo. Củ sâm dây đạt chất lượng dược liệu phải được rửa sạch và phơi ngay trong thời gian 5 ngày [tùy nắng]. Khi củ có màu trắng ngà, ngửi thấy mùi thơm, ăn ngọt là được. Bảo quản củ sâm dây khô bằng cách bỏ vào bì bóng cột miệng lại, để nơi khô ráo thoáng mát./.

Lãnh đạo Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với Dự án 1719 phải dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn, thu hút các nhà đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, thuốc và thực phẩm chức năng.

​Cây nghệ hiện nay đang được người dân và các doanh nghiệp đầu tư phát triển. Tuy nhiên, để trồng nghệ đạt năng suất cao, bà con cần nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Cây nghệ có tên gọi khoa học là curcuma longa L thuộc họ gừng [zingiberaceae]. Ngoài ra, cây nghệ còn có tên gọi khác là khương hoàng, uất kim. Từ lâu, cây nghệ được người Việt trồng lấy củ làm thực phẩm và dược liệu.

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn người dân trồng nghệ. Ảnh: V.N

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, mấy năm gần đây, cây nghệ được giá, tỉnh triển khai đề án xây dựng mô hình trồng thử nghiệm một số giống nghệ tại tỉnh; đồng thời nhiều doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Năm nay, tại xã Vinh Quang [thành phố Kon Tum], Công ty TNHH Quảng Tân đầu tư giống, hỗ trợ 1/2 định mức phân bón cho 12 hộ dân thôn Phương Quý I, II trồng 3,15 ha nghệ. Công ty nhận bao tiêu sản phẩm với giá 7 nghìn đồng/kg củ nghệ tươi sau khi thu hoạch cho nông dân. Cây nghệ hiện đang sinh trưởng tốt.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, để trồng nghệ đạt năng suất cao, bà con cần chọn đất, giống, nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc. Về đất trồng nghệ, bà con trồng trên đất tơi xốp, chân đất cao, thoát nước tốt. Đất được cày bừa kĩ và mịn, lên luống cao khoảng 20-25 cm, rộng 90-100 cm. Về giống, chọn các củ nghệ chất lượng cao, là củ bánh tẻ [củ không non quá và cũng không già quá], củ không hư hại và không bị thối. Nếu củ có nhiều nhánh, ta tách các nhánh ra, mỗi nhánh trồng vào 1 hốc. Lượng giống cho 1 ha khoảng 2.000- 3.000kg [khoảng 30.000-35.000 gốc/ha]. Thời vụ trồng, từ tháng 4 đến tháng 5 hàng năm khi đã có vài cơn mưa, đất đủ ẩm.

Cây nghệ được trồng ở xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum. Ảnh: V.N

Về kỹ thuật trồng, trồng 3 hàng/luống, theo kiểu nanh sấu với khoảng cách cây cách cây 25 cm, hàng cách hàng 30-35 cm; rải Basudin xuống hốc, đặt củ giống nghiêng 450, hướng thân cây về phía mặt trời. Sau khi đặt củ giống, bà con nén chặt đất, lấp hết phần củ từ 3-4cm. Khi lấp đất xong, phủ luống bằng rơm rạ, cỏ rác khô hoặc vỏ trấu, vỏ quả cà phê đã khô và tưới nước cho đủ độ ẩm. Sau 5- 7 ngày mầm nghệ bắt đầu xuất hiện và trồi lên, nếu hốc nghệ nào không mọc, cần trồng dặm để nghệ mọc đồng đều đảm bảo mật độ ban đầu.

Định lượng phân bón cho 1 ha nghệ như sau: Bón lót 20 tấn phân chuồng, 500 kg lân; bón thúc lần thứ nhất 120 kg u-rê, 60 kg kali; bón thúc lần thứ hai 80 kg u-rê, 140 kali.

Về chăm sóc, đất trồng nghệ phải được giữ ẩm vừa phải trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Nếu để đất quá khô, cây không mọc được; ngược lại quá ẩm hay úng nước cây dễ bị chết. Khi cây còn nhỏ, cần xới xáo phá váng tạo điều kiện cho rễ củ phát triển tốt.

Cây nghệ ít bị sâu bệnh phá hại vì khả năng chống chịu cao, nhưng cần chú ý đến bệnh thối củ, vàng lá xoắn lá. Bệnh thối củ xảy ra khi nghệ bị úng nước, vì vậy cần khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa. Đối với bệnh vàng lá xoắn lá, bà con dùng thuốc Ridomil Gold 68 WG hoặc dùng thuốc TiltSupe 300 EC để phun.

Trồng và chăm sóc theo đúng yêu cầu kỹ thuật, cây nghệ cho năng suất từ 30-35 tấn củ/ha. Với giá nghệ như hiện nay, 1 ha nghệ cho người trồng thu từ 210-245 triệu đồng [tính tại Kon Tum]. Với giá này, cây nghệ có thể giúp người dân nâng cao thu nhập và làm giàu.

Chủ Đề