1 đoạn văn vừa có an dụ và hoán dụ năm 2024

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên hiện tượng, sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt hay ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng dựa trên sự tương đồng hay giống nhau giữa hai đối tượng.

1. Đọc các bài ca dao [SGK] và trả lời câu hỏi:

- Ở câu 1: Thuyền - bến là hai hình ảnh luôn gắn bó với nhau. “Thuyền” gợi sự di chuyển, vận động được dùng để chỉ hình ảnh con trai. “Bến” gợi sự cố định, phù hợp để chỉ hình ảnh người con gái với phẩm chất thủy chung.

- Ở câu 2 “Cây đa bến cũ” cũng là những hình ảnh gợi sự cố định, khó thay đổi. Còn “con đò” gợi sự vận động, di chuyển. Vì vậy, các hình ảnh “Cây đa bến cũ' và “con đò” cũng chỉ hình ảnh những người có quan hệ, có tình cảm gắn bó nhưng phải xa nhau do hoàn cảnh khách quan.

- Thuyền và con đò đều là phương tiện chuyên chở trên sông [vật di động, chuyển dịch]; bến và bến cũ đều là địa điểm cố định nhưng chúng có điểm khác nhau, thuyền và bến ở câu 1 chỉ hai đối tượng là chàng trai và cô gái với tình yêu son sắt thủy chung. Còn bến và đò ở câu 2 lại là con người có quan hệ gắn bó nhưng vì điều kiện nào đó phải xa nhau, chỉ còn lại nỗi ngậm ngùi, buồn tiếc.

- Để hiểu được đúng nội dung hàm ẩn của hai câu ca dao trên, cần phải hiểu so sánh ngầm để tìm ra những điểm tương đồng giữa con người với các sự vật.

2. Phép ẩn dụ trong những đoạn trích [SGK].

- Trong hai câu thơ của Nguyễn Du xuất hiện hai hình ảnh ẩn dụ:

+ Quyên [chim quốc] là ẩn dụ, vì được dùng như từ chỉ người. Tác dụng miêu tả tiếng chim quyên gọi hè thêm sinh động và có hồn.

+ Lửa lựu là ẩn dụ vì dùng để chỉ bông hoa đỏ. Tác dụng miêu tả bông hoa lựu mùa hè thêm ấn tượng về màu sắc.

- Ẩn dụ trong đoạn trích:

… thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra từ sự phè phỡn, thỏa thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn, vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại. Chúng tôi muốn có những cuốn tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc - làm thành người, đẩy chúng ta lên một sự sống trước kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng.

Ẩn dụ: Làm thành người để chỉ con người mới sống độc lập tự do, biết làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ cuộc đời mình.

- Hình ảnh ẩn dụ tiếng “chim chiền chiện” hót và “giọt [mưa xuân] long lanh rơi” là những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, mỗi sự vật nhỏ bé đều tượng trưng cho cuộc sống đáng yêu. Cho thấy sự cảm nhận tinh thế của nhà thơ trước cuộc đời.

- “Thác” là hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng cho những khó khăn, thử thách của cuộc đời và của cách mạng mà con người cần phải đối diện, phải vượt qua.

“Chiếc thuyền” hình ảnh con người và nghị lực của con người. Tác dụng giúp cho việc thể hiện những khó khăn thêm sống động, mạnh mẽ, thể hiện con người và thái độ vượt khó của con người.

- “Phù du” là hình ảnh ẩn dụ, dùng để diễn đạt những gì trôi nổi, phù phiếm không có giá trị. Đó chính là chặng đường thơ trước cách mạng của Chế Lan Viên.

+ “Phù sa” là hình ảnh nói về những gì có giá trị, làm cho dòng sông - cuộc đời trở nên màu mỡ. Đó là hình ảnh ẩn dụ để diễn đạt chặng đường thơ sau cách mạng của nhà thơ.

+ Tác dụng giúp cho việc thể hiện chặng đường thơ thêm sinh động.

3. Quan sát một vật gần gũi quen thuộc, liên tưởng đến một vật khác có điểm giống với vật đó và dùng câu văn có phép ẩn dụ.

II. Hoán dụ

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

1. Đọc những câu ca dao [SGK] và trả lời câu hỏi.

a]. Dùng các cụm từ “đầu xanh”, “má hồng”, nhà thơ Nguyễn Du muốn nói đến những người trẻ tuổi, những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là cách nói nhằm thay thế cho nhân vật Thúy Kiều.

- “Áo nâu” là hình ảnh những người nông dân lao động ở nông thôn, “áo xanh” là hình ảnh những người công nhân ở thành thị.

b]. Để hiểu được đúng đổi tượng khi nhà thơ đã thay đổi tên gọi của đối tượng đó, cần phải dựa vào quan hệ gần nhau [tương cận] giữa hai sự vật hiện tượng. Quan hệ gần nhau trong hai trường hợp trên là:

+ Quan hệ giữa bộ phận với tổng thể, như đầu xanh, má hồng với cơ thể.

+ Quan hệ giữa bên ngoài với bên trong, trong áo nâu, áo xanh với người mặc áo.

2. Đọc câu thơ của Nguyễn Bính [SGK] và trả lời các câu hỏi:

a]. Hai câu thơ có cả hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

- Hoán dụ là “thôn Đoài”, “thôn Đông” [dùng thôn để nói ngưòi trong thôn, quan hệ giữa vật chứa và cái được chứa].

- Ẩn dụ là “cau” và “trầu không” dùng để nói tình cảm trai gái [vì cau trầu dùng vào việc cưới hỏi, nên trong ngữ cảnh, chúng có mối tương đồng với đôi trai gái].

b]. Cùng với về nỗi nhớ người yêu, nhưng câu thơ trên khác với câu ca dao “Thuyền ơi có nhớ bến chăng” ở chỗ câu thơ Nguyễn Bính vừa có ẩn dụ, vừa có hoán dụ. Đồng thời, ẩn dụ trong câu thơ Nguyễn Bính kín đáo là “lấp lửng” hơn, phù hợp với việc diễn tả tình yêu chưa rõ rệt.

Chủ Đề