Viên chức và công chức khác nhau thế nào năm 2024

Công chức và viên chức là hai loại hình cán bộ làm việc trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, giữa hai loại hình này có những điểm khác biệt nhất định. Trước tiên, hãy cùng nhìn lại khái niệm của 2 loại hình này:

I. KHÁI NIỆM

1. Công chức là gì?

Công chức là người được bầu cử, được tuyển dụng, được bổ nhiệm vào một ngạch công chức hay người được giao giữ chức vụ thường xuyên trong các cơ quan của nhà nước từ cấp xã, huyện, tỉnh, trung ương. Là công dân Việt Nam trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

2. Viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm. Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị đang công tác theo quy định của pháp luật (Căn cứ vào Điều 2 Luật Viên chức 2010).

Từ 2 khái niệm trên, công chức và viên chức đều là những người làm việc trong bộ máy nhà nước, được hưởng các chế độ đãi ngộ theo quy định của pháp luật và đều có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

II. PHÂN BIỆT CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC

1. Điểm giống

- Đều là những người làm việc trong bộ máy nhà nước - Được hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định của pháp luật - Đều có tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển - Đều có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao 👉 Mọi thắc mắc hoặc mọi vấn đề cần được giải đáp / hỗ trợ liên quan đến kỳ thi công chức, viên chức, kiểm định chất lượng đầu vào, đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua FANPAGE: Luyện thi 3M công viên chức

2. Điểm khác nhau

  1. Về cơ quan làm việc * Công chức: Công chức làm việc ở nhiều cơ quan khác nhau, bao gồm: - Cơ quan nhà nước:
  • Cơ quan hành chính nhà nước: Bộ, Sở, UBND các cấp, ...
  • Cơ quan nhà nước thực thi quyền tư pháp: Toà án, Viện kiểm sát.
  • Cơ quan nhà nước thực thi quyền lập pháp: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

- Tổ chức chính trị - xã hội:

  • Đảng Cộng sản Việt Nam: Các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở.
  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Các cấp ủy Mặt trận Tổ quốc từ Trung ương đến cơ sở.
  • Các tổ chức chính trị - xã hội khác: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ...

- Một số trường hợp đặc biệt:

  • Công chức trong Quân đội nhân dân: Không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng.
  • Công chức trong Công an nhân dân: Không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.
  • Công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập: Đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định của pháp luật.

* Viên chức:

Viên chức làm việc ở các đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị này bao gồm:

- Sự nghiệp giáo dục: Trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường cao đẳng, trường đại học, ...

- Sự nghiệp y tế: Bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế, ...

- Sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch: Bảo tàng, nhà văn hóa, trung tâm thể thao, khu du lịch, ...

- Sự nghiệp khoa học và công nghệ: Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, ...

- Sự nghiệp kinh tế: Doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn nhà nước, ...

- Sự nghiệp xã hội: Trung tâm bảo trợ xã hội, nhà dưỡng lão, ...

- Ngoài ra, viên chức còn có thể làm việc ở các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc các lĩnh vực như:

  • Nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • Tài nguyên và môi trường
  • Xây dựng
  • Giao thông vận tải
  • Bưu chính viễn thông
  • ...

👉 Xem ngay chia sẻ bí kíp ôn thi đậu vào Công chức Thuế và Kho bạc trong 1 tháng Tại đây 👉 Nắm trọn những lưu ý quan trọng khi ôn thi công chức, viên chức Tại đây

  1. Về hình thức tuyển dụng *Công chức: HIện nay, có hai hình thức tuyển dụng công chức phổ biến:
  • Thi tuyển:
  • Xét tuyển:

Hình thức, nội dung thi tuyển/xét tuyển công chức phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm trong từng ngành, nghề nhằm đảm bảo lựa chọn được những ứng viên có đầy đủ phẩm chất, trình độ và năng lực phù hợp nhất.

  • Ngoài ra còn có một số hình thức tuyển dụng công chức khác như:

- Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức đối với những người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm trong các trường họp: - Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập. - Cán bộ, công chức cấp xã. - Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức. - Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với người đang đang giữ chức vụ, chức danh quản lý theo quy định của Chính phủ trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; người được tiếp nhận phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương. - Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

*Viên chức: Hiện nay, việc tuyển dụng viên chức cũng được thực hiện thông qua 2 phương thức:

  • Thi tuyển:

Thực hiện theo 2 vòng thi. Vòng 1 thi kiểm tra Kiến thức chung và Vòng 2 thi môn Nghiệp vụ chuyên ngành

Công chức lương bao nhiêu?

Theo bảng lương này, tiền lương công chức thấp nhất là 2.430.000 đồng/tháng (tương ứng với hệ số 1.35 của công chức loại C) và tiền lương công chức cao nhất là 14.400.000 đồng/tháng (tương ứng hệ số lương 8.00 của công chức loại A3 nhóm 1).

Viên chức được hưởng lương từ đầu?

Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị.

Thế nào được gọi là công chức viên chức?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên ...

Lương công chức 2024 là bao nhiêu?

Tuy nhiên, 1/7/2024 sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Như vậy, trong thực tế thì từ 1/7/2024 có thể công chức viên chức sẽ không được tăng không quá 21 triệu đồng/tháng.