Yếu tố đánh giá mức độ đa dạng của quần xã

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

A. Khái niệm

- Quần xã là 1 tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong 1 không gian xác định [sinh cảnh], ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

- Ví dụ, các loài thực vật, động vật, nấm, mốc và vi khuẩn; các loài cỏ sống ở ven hồ; các loài vi sinh vật, thực vật, động vật sống trong tầng nước và đáy hồ… là những quần xã sinh vật. Trong sinh thái học quần xã, các nhà nghiên cứu thường tập trung không chỉ vào những nhóm loài thuộc cùng dạng sống [quần xã sinh vật nổi, quần xã động vật đáy trong hồ] mà còn vào các bậc phân loại lớn như cây trên đồi, động vật trong ruộng lúa, thậm chí cả những nhóm loài rất riêng như quần xã kiến sống trên thân gỗ mục.

B. Các đặc trưng cơ bản của quần xã.

1. Tính đa dạng về loài của quần xã.

- Các quần xã thường khác nhau về số lượng loài trong sinh cảnh mà chúng cư trú. Đó là sự phong phú hay mức đa dạng về loài của quần xã. Mức đa dạng của quần xã phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt và mức độ thay đổi của các nhân tố môi trường vô sinh.

- Do nhiệt độ, lượng mưa cao và khá ổn định nên các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới thường có nhiều loài hơn so với các quần xã phân bố ở vùng ôn đới. Tuy nhiên, trong 1 sinh cảnh xác định, khi số loài tăng lên, chúng phải chia sẻ nhau nguồn sống, do đó số lượng cá thể của mỗi loài phải giảm đi.

2. Cấu trúc của quần xã.

a. Số lượng của các nhóm loài.

- Trong quần xã, mỗi nhóm loài có vai trò nhất định. Theo đó, quần xã gồm 3 nhóm loài: loài ưu thế có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. Sau đó là loài chủ yếu, đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì nguyên nhân nào đó. Loài ngẫu nhiên có tần số xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã. Cùng với 3 nhóm loài trên còn có loài chủ chốt, loài đặc trưng:

+ Loài chủ chốt là một hoặc 1 vài loài nào đó [thường là động vật ăn thịt đầu bảng] có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. Nếu loài này bị mất khỏi quần xã thì quần xã sẽ rơi vào trạng thái bị xáo trộn và dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng.

+ Loài đặc trưng: Là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác.

- Vai trò số lượng của các nhóm loài trong quần xã được thể hiện bằng các chỉ số rất quan trọng: Tần suất xuất hiện, độ phong phú của loài.

+ Tần suất xuất hiện [độ thường gặp] của loài là tỉ số [%] của 1 loài gặp trong các điểm khảo sát so với tổng số các điểm được khảo sát. Ví dụ, trong 80 điểm khảo sát, cỏ lồng vực có mặt ở 60 điểm, vậy tần suất xuất hiện là 60/80 hay 75%.

+ Độ phong phú [mức giàu có] của loài là tỉ số [%] về số cá thể của 1 loài nào đó so với tổng số các thể của tất cả các loài có trong quần xã.

D = ni/N x 100%

Trong đó, D: độ phong phú của loài trong quần xã [%], ni là số cá thể của loài i trong quần xã, N là số lượng cá thể của tất cả các loài trong quần xã. Độ phong phú của loài còn được đánh giá bằng các chỉ số định tính khác: hiếm hay ít gặp [+], hay gặp [++], gặp nhiều [+++], gặp rất nhiều [++++].

b. Hoạt động chức năng của các nhóm loài.

- Theo chức năng, quần xã gồm sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng.

+ Sinh vật tự dưỡng: cây xanh và 1 số vi sinh vật có màu có khả năng tiếp nhận năng lượng mặt trời, tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản thông qua quá trình quang hợp để tạo ra nguồn thức ăn sơ cấp.

+ Sinh vật dị dưỡng: Động vật và phần lớn các vi sinh vật là sinh vật dị dưỡng, sống nhờ vào nguồn thức ăn sơ cấp, trong đó, động vật thường được gọi là sinh vật tiêu thụ, còn vi sinh vật là những sinh vật phân giải. Động vật lại gồm nhóm ăn thực vật, nhóm ăn mùn bã hữu cơ, nhóm ăn thịt và nhóm ăn tạp [ăn cả thực vật và động vật].

- Tất cả các nhóm sinh vật hoạt động theo chức năng của mình, tương tác với nhau và với môi trường để hình thành 1 đơn vị thống nhất có cấu trúc chặt chẽ, ở đó các loài có cơ hội để phân hóa và tiến hóa.

c. Sự phân bố của các loài trong không gian

- Do nhu cầu sống khác nhau, các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên kiểu phân tầng [theo chiều thẳng đứng] hoặc những khu vực tập trung theo mặt phẳng ngang. Rừng mưa nhiệt đới thường phân thành nhiều tầng. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong đó như: Côn trùng, chim ăn côn trùng và nhiều loài thú sống kiểu leo trèo như: khỉ, vượn, sóc bay, cầy bay…

- Theo mặt phẳng ngang, các loài thường tập trung ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi như: đất màu mỡ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp… Do sống tập trung, các loài sinh vật phải chia sẻ nguồn thức ăn, nhưng chúng lại có những lợi ích khác như chống lại tác động cơ học bất lợi, tích lũy được nhiều hơn các chất dinh dưỡng. Ví dụ: trên các bãi bồi ven biển, các loài cây ngập mặn quần tụ với nhau, hình thành quần xã cây ngập mặn. Nhờ vậy, cây khai thác tốt nguồn dinh dưỡng và làm giàu cho đất bằng các sản phẩm rơi rụng [lá, quả…], đồng thời sự quần tụ còn giúp cho chúng chống chọi được gió to, sóng lớn.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Bài 1:

Hãy trình bày các đặc trưng cơ bản của quần xã về thành phần loài.

                                                       Hướng dẫn giải

- Các đặc trưng về thành phần loài biểu thị mức độ đa dạng của quần xã.

- Sự thay đổi về thành phần loài cho biết tính ổn định, biến động hay suy thoái của quần xã.

Các đặc trưng chủ yếu về thành phần loài gồm:

a] Loài ưu thế: Là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng.

Ví dụ: Đối với các quần xã trên cạn, thực vật có hạt thường là các loài ưu thế, vì chúng quyết định khí hậu của môi trường.

b] Loài đặc trưng: Là loài chỉ có ở một quần xã nào đó.

Ví dụ: Cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Vĩnh Phú.

c] Độ phong phú:

- Là tỉ lệ phần trăm số cá thể của loài đó so với tổng số cá thể sinh vật trong quần xã.

- Độ phong phú của các loài trong một quần xã thường được chia thành các bậc và có kí hiệu sau:

O: Không có +: Hiếm  
++: Không nhiều +++: Nhiều ++++: Rất nhiều

Bài 2:

Nêu các đặc trưng cơ bản của quần xã về các kiểu phân bố cá thể, qua đó cho biết ý nghĩa của cấu trúc phân tầng trong quần xã.

                                                            Hướng dẫn giải

1. Các kiểu phân bổ

a- Phân bố theo chiều thẳng đứng:

- Rừng nhiệt đới có 5 tầng gồm: Tầng cỏ, tầng cây bụi và 3 tầng gỗ. Sự phân tầng thẳng đứng giúp sinh vật thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau.

- Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật.

b- Phân bố theo chiều ngang:

- Đó là sự phân bố sinh vật ở các ao, hồ, sông, biển; phân bố sinh vật ở chân núi, sườn núi, đỉnh núi.

- Sinh vật được phân bố theo chiều ngang thường tập trung ở nơi có có điều kiện sống thuận lợi.

2. Ý nghĩa của cấu trúc phân tầng

Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài và sử dụng nguồn sống của môi trường có hiệu quả cao.  

I. KHÁI NIỆM VỀ QUẦN XÃ SINH VẬT

1. Định nghĩa:

* Định nghĩa: Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.

- Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

* VD: Quần xã sinh vật sống trong ao

II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ

1. Đặc trưng về thành loài trong quần xã.

- Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần thể. Quần thể ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể của laòi cao.

- Loài ưu thế và loài đặc trưng:

+ Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

     VD: Quần xã sinh vật ở cạn loài thực vật có hạt là loài ưu thế.

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã.

    VD: Cá cóc có ở rừng Tam Đảo, cây cọ ở phú thọ…

2. Đặc trưng về phân bố trong không gian của quần xã:

- Phân bố theo chiều thẳng đứng.

 VD: Sự phân tầng của quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới.

- Phân bố theo chiều ngang:

VD: Phân bố của sinh vật ở thềm lục địa từ đỉnh núi đến sườn núi.

III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT.

1. Các mối quan hệ sinh thái:

* Quan hệ hỗ trợ:

- Cộng sinh,hợp tác, hội sinh.NGHIÊN CỨU THÊM SGK

* Quan hệ đối kháng:

- Cạnh tranh, kí sinh, ức chế cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác. NGHIÊN CỨU THÊM SGK

2. Hiện tượng khống chế sinh học:

- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở mức độ nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.

- Ý nghĩa: Ứng dụng trong nông nghiệp, sử dụng thiên địch phòng trừ sâu hại cây trồng.

PHẦN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

Bài 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ.

Câu 1: Tập hợp sau đây không phải một quần xã sinh vật là:

A Một khu rừng                                              

B. Một hồ nước tự nhiên

C. Các con chuột chũi trên một thảo nguyên  

D. Các con chim ở một cánh rừng

Câu 2 Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật?

A. Các con lươn trong một đầm lầy          

B. Các con dế mèn trong một bãi đất

C. Các con hổ trong một khu rừng            

D. Các con cá trong một hồ tự nhiên

Câu 3 Hiện tượng khống chế sinh vật là yếu tố dẫn đến:

A. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã

B. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã

C. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã

D. Sự biến đổi của quần xã

Câu 4 |:Số lượng quần thể khác nhau trong quần xã thể hiện …………. của quần xã đó
Từ điền đúng vào chỗ trống của câu trên là:

A. Thời gian tồn tại                                   

B. Tốc độ biến đổi

C. Độ đa dạng                                           

 D. Khả năng cạnh tranh

Câu 5 : Rừng có thể được xem là:

A. Quần xã                                            

B. Quần thể

C. Các quần thể độc lập                           

 D. Nhóm cá thể cùng loài

Câu 6 : Quần xã sinh vật có đặc điểm khác với quần thể sinh vật là:

A. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật

B. Các cá thể trong quần xã luôn giao phối hoặc giao phấn được với nhau

C. Gồm các sinh vật khác loài                          

D. Có khu phân bố xác định

Câu 7 : Giữa các sinh vật cùng loài có hai mối quan hệ nào sau đây?

A. Cạnh tranh và đối địch                                  

 B. Quần tụ và hỗ trợ

C. Hỗ trợ và cạnh tranh                                      

 D. Ức chế và hỗ trợ

Câu 8 : Câu có nội dung sai sau đây là:

A. Giữa lúa và cỏ dại có quan hệ cạnh tranh

B. Giữa các cá thể cùng loài có sự hỗ trợ và sự cạnh tranh

C. Sự cạnh tranh luôn kiềm hãm sự phát triển của các cá thể

D. Địa y là một tổ chức cộng sinh

Câu 9 :Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm và hình thành địa y?

A. Vi khuẩn lam                B. Hải quỳ           

C. Rêu                    D. Tôm kí cư

Câu 10 : Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?

A. Sâu bọ sống trong các tổ mối

B. Trùng roi sống trong ống tiêu hoá của mối

C. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn

D. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển

Câu 11 : Hiện tượng một loài trong quá trình sống tiết ra chất gây kiềm hãm sự phát triển của loài khác được gọi là:

A. Ức chế - cảm nhiễm                            

B. Cạnh tranh khác loài

C. Quan hệ hội sinh                                 

D. Hỗ trợ khác loài

Câu 12 : Mối quan hệ sinh vật có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái là:

A. Quan hệ cạnh tranh cùng loài                     

B. Quan hệ cạnh tranh khác loài

C. Quan hệ kẻ thù và con mồi                        

D. Quan hệ hỗ trợ cùng loài

Câu 13: Hình thức quan hệ giữa hai loài khi sống chung cùng có lợi nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại của hai loài đó, được gọi là:

A. Quan hệ đối địch                 B. Quan hệ hợp tác

C. Quan hệ hỗ trợ                   D. Quan hệ cộng sinh

Câu 14 :.Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là

 một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.

 hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.

 một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.

 một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.

Câu 15. Phong lan và những cây gỗ làm vật bám là mối quan hệ

A.  hợp tác đơn giản.               B. cộng sinh.

C.  hội sinh.                               D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 16. Chim nhỏ kiếm mồi trên thân các loài thú móng guốc sống ở đồng cỏ là mối quan hệ

A. hợp tác đơn giản.     B. cộng sinh.         C.  hội sinh.      D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 17. Mối và động vật nguyên sinh thuộc mối quan hệ

A.  hợp tác đơn giản.      B.  cộng sinh.        C.  hội sinh.       D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 18. Quan hệ giữa lúa với cỏ dại thuộc quan hệ

A. hợp tác.                                        B. cạnh tranh.            

C. hãm sinh.                        D. hội sinh.

Câu 19. Quan hệ giữa động vật ăn cỏ với vi khuẩn phân rã xelulôzơ  thuộc quan hệ

A. hợp tác.                   B. cạnh tranh.             

C. cộng sinh.              D. hội sinh.

Câu 20. Quan hệ giữa nấm Penicinium với vi khuẩn thuộc quan hệ

A.  hợp tác.                                                 B. cạnh tranh.            

C. ức chế- cảm nhiễm             D. hội sinh.

GV: LÊ THỊ HỒNG LOAN

Video liên quan

Chủ Đề