Xin lỗi khi va phải người khác trên đường năm 2024

Xin lỗi là điều bình thường khi bạn vừa làm việc gì đó sai. Nhưng nếu việc nói xin lỗi là quá khó với một số người, một số khác lại có thói quen xin lỗi quá nhiều. Rất dễ để có thể nhìn nhận về một người không bao giờ nói xin lỗi. Chúng ta cho rằng họ là đồ kiêu căng hay tự ái, hoặc là họ tự kiêu và không tin rằng mình có lỗi.

Nhưng còn những người nói xin lỗi quá nhiều thì sao? Họ không thể lúc nào cũng là người sai đúng không? Có phải họ hoàn toàn đối lập với những người không bao giờ nói xin lỗi? Lý do có phải là việc thiếu lòng tự trọng hay có việc gì đó đang xảy ra?

Đây là một số ví dụ về người xin lỗi quá nhiều

  • Một người hàng xóm đang mở nhạc ầm ĩ lúc 2 giờ sáng. Bạn gõ cửa nhà họ và nói: “Tôi xin lỗi nhưng bạn có thể cho nhỏ nhạc đi được không?”
  • Một người lạ đâm vào bạn trên đường và bạn xin lỗi họ
  • Siêu thị đang hết hàng nhưng tất cả nhân viên lại đang ngồi cười nói. Bạn đến gần họ và nói: “Xin lỗi đã làm phiền…”
  • Một người đến thăm ai đó ở bên đường và đã chặn đường đi của bạn. Bạn qua nhà họ và nói: “Tôi xin lỗi, bạn có thể lái xe ra chỗ khác để xe tôi ra được không?”
  • Shipper đã lấy nhầm pizza của bạn. Bạn gọi cho cửa hàng: “Xin lỗi nhưng tôi nghĩ bạn đã ship nhầm loại pizza cho tôi rồi.”

Ở các ví dụ trên bạn không có lỗi gì cả nhưng bạn vẫn xin lỗi. Vì sao chúng ta làm vậy? Có phải bởi vì xin lỗi chỉ là một cách nói lịch sự? Nó có khiến chúng ta trở nên tốt bụng và lịch thiệp hơn không?

Cùng tìm hiểu nhé!

Nói xin lỗi quá nhiều tiết lộ 5 điều về bạn như sau:

  1. Bạn sợ phải đối đầu với người khác

Nói xin lỗi là cách nhanh và dễ dàng để tránh một cuộc tranh cãi và nó có thể lập tức xoa dịu cơn giận dữ. Những người sợ đối đầu với người khác sẽ nói xin lỗi để tránh bất hòa. Họ sẵn sàng nhận trách nhiệm về những việc họ không làm hơn là chỉ ra vấn đề.

Thường những đứa trẻ được sinh ra trong môi trường tiêu cực, bạo lực thường xuyên xảy ra sẽ học được cách cư xử để giảm tối đa sự căng thẳng. Đối với người lớn thì một cách để làm việc đó là luôn nói lời xin lỗi

  1. Bạn không có đủ tự tin để đứng về phía bản thân

Khi còn bé, nếu bạn không đủ giỏi hay bị phạt khi mắc lỗi, bạn có xu hướng không có đủ tự tin khi lớn lên để có thể nói ra quan điểm của mình. Bạn nghĩ rằng bạn có thể không có ý kiến đúng về sự việc đang diễn ra.

Vì vậy bạn xin lỗi thay vì nói lên suy nghĩ của bản thân. Bạn có hành vi phục tùng vì bạn thiếu niềm tin vào bản thân. Bạn tự động cho rằng bạn sai và người khác đúng.

  1. Bạn không muốn xúc phạm người khác

Đồng cảm với người khác là một tính cách tốt. Tuy nhiên cố gắng làm hài lòng mọi người để giấu đi cảm xúc của mình không phải điều tốt. Ai cũng muốn được mọi người yêu quý. Có chính kiến là điều thu hút những người có cùng tư tưởng. Nhưng chúng ta không thể yêu quý tất cả mọi người và chúng ta không thể mong ai cũng yêu quý mình. Hãy nhận thức giá trị của bản thân từ bên trong chứ không phải bằng cách luôn khiến cho mọi người xung quanh hạnh phúc.

  1. Bạn xin lỗi để bào chữa cho hành vi của mình

Tất nhiên có một số người có thói quen xin lỗi quá nhiều bởi vì hành vi xấu xa của mình. Có thể họ phải xin lỗi để bào chữa cho những hành động khi say hay họ có thói quen này sau một lần bột phát bạo lực.

Nếu bạn xin lỗi quá nhiều nghĩa là bạn không chấp nhận hành vi của mình. Bạn nghĩ rằng nếu nói xin lỗi thì mọi việc sẽ bị lãng quên, vậy là xong. Nhưng không. Các nạn nhân sẽ không nhớ đến lời xin lỗi. Bạo lực và những lời nói cay nghiệt sẽ đi theo họ. Vậy nên làm chủ cảm xúc là cách duy nhất để cứu vãn mối quan hệ.

  1. Bạn là người dễ tính và không có cái tôi

Một số người không quan tâm về việc mình đúng. Điều họ muốn chỉ là một cuộc sống dễ chịu, nhưng không phải vì họ sợ phải đối đầu với người khác. Họ sẵn sàng đứng lên bảo vệ bản thân nếu cảm thấy vấn đề đủ căng thẳng.

Nhưng với những điều không đáng quan tâm, họ sẵn sàng nói xin lỗi và bỏ qua nó. Cái tôi của họ đủ lớn để gánh vác bất kì vấn đề gì của người bên cạnh. Họ đã đủ trưởng thành và biết được điều gì quan trọng, điều gì không.

Tâm lý học về lời xin lỗi

Chúng ta có thể cho rằng nói xin lỗi quá nhiều chỉ đơn thuần là do tính cách. Mặc dù thói quen lúc nào cũng xin lỗi có liên quan đến một số hành vi nhất định nhưng đó không phải là tất cả.

Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta đã đề ra lý do hợp lý để nói lời xin lỗi.

Tôi sẽ lấy ví dụ. Hãy tưởng tượng một người lạ đi đến và hỏi mượn điện thoại của bạn.

Hãy suy nghĩ về những yêu cầu sau:

  • “Tôi có thể mượn điện thoại của bạn không?”
  • “Xin lỗi nhưng tôi có thể mượn điện thoại của bạn được không?”

Bạn bạn có xu hướng chấp thuận yêu cầu nào hơn.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chưa đến 10% người cho mượn điện thoại nếu được hỏi mà không có lời xin lỗi trước. Nhưng 50% người cho người lạ mượn với câu hỏi thứ hai.

Nghiên cứu này đã cho thấy chúng ta sử dụng lời xin lỗi thừa để xây dựng lòng tin với người khác.

Làm cách nào để hạn chế lời xin lỗi?

Rất khó để thay đổi một thói quen. Nhưng bạn có thể kiểm soát được chúng nếu hiểu về nguyên nhân và tình huống thúc đẩy hành vi này.

- Nghĩ kĩ trước khi nói

Trước khi nói lời xin lỗi, hãy tự nói với bản thân ‘Mình có lỗi không?’. Nếu bạn không làm gì sai thì đừng nói lời xin lỗi.

- Chuẩn bị việc làm thay thế lời xin lỗi

Đôi khi câu xin lỗi rất dễ nói ra. Ví dụ bạn đang ở một quán bar và bạn không được phục vụ. Bạn nhìn bartender - “Xin lỗi nhưng tôi có thể gọi một cốc nước được không?”

Bạn không cần phải nói lời xin lỗi. Nhiệm vụ của họ là phục vụ bạn. Hãy nghĩ đến một số từ khác như ‘cho hỏi’, ‘cho tôi nhờ’, ‘cảm ơn vì đã chờ đợi’, ‘bạn có phiền không nếu tôi nói’, ‘bạn có thể nói rõ hơn được không?’, ‘tôi sẽ nói sau bạn’, ‘cứ nói đi’, ‘cảm ơn vì đã giải thích’, ‘tôi muốn nói thêm rằng’.

- Tìm hiểu lý do của bạn

Một số người xin lỗi trong một số hoàn cảnh cụ thế. Có thể là do họ luôn đến muộn và liền xin lỗi rối rít. Thay vì xin lỗi vì hành động của mình sao bạn không nói ra lý do cho sự trễ giờ của mình?

Hiểu vì sao bản thân luôn nói xin lỗi là điều rất quan trọng vì nó sẽ cho bạn thấy điều bạn không muốn đối mặt.

- Hãy biết ơn thay vì xin lỗi

Xin lỗi vì ai đó đã giúp bạn hay làm nhiệm vụ của họ không tốt cho cả bạn và họ. Thay vì nói ‘Tôi rất xin lỗi nhưng tôi cần bạn tăng ca vào tối nay’ sao bạn không thể hiện thái độ biết ơn của mình bằng cách nói ‘Cảm ơn rất nhiều vì đã giúp tôi tăng ca tối nay’

Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy tốt hơn khi nhờ ai đó, thể hiện sự biết ơn sẽ nang cao lòng tự trọng của người khác khi bạn cảm ơn họ. Hãy nghĩ về việc nên dùng lời cảm ơn hay suy nghĩ với một người, nó sẽ tạo nên những thay đổi lớn.

Lời cuối

Rất dễ để xây dựng thói quen xin lỗi quá nhiều và phá vỡ nó là vô cùng khó. Hãy học cách nhận ra lý do của mình và sử dụng các từ ngữ khác. Chỉ khi bạn ngừng xin lỗi cho những việc mình không làm thì những điều này mới giúp bạn xây dựng lòng tự trọng cho bản thân.

--

Tác giả: Janey Davies, B.A. [Hons]

Link bài gốc: What the Habit of Saying Sorry Too Much Reveals about You

Dịch giả: Nguyễn Minh Thủy - ToMo - Learn Something New

[*] Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Minh Thủy - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

[**] Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

[***] Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: //bit.ly/ToMo-hiring.

Chủ Đề