Xem giá vàng ngày 11 tháng 1 năm 2022

Giá vàng hôm nay 11-1: Tăng giảm đột ngột

[NLĐO] – Giá vàng hôm nay biến động khó lường khi thị trường chờ Mỹ công bố dữ liệu liên quan đến lạm phát, dòng tiền dồn vào kênh đầu tư khác

  • Giá vàng hôm nay 10-1: Vàng trong nước đi ngược chiều thế giới

  • Giá vàng hôm nay 9-1: Vàng SJC biến động mạnh

  • Giá vàng hôm nay 8-1: Tăng trở lại do lạm phát nóng lên

  • Giá vàng hôm nay 7-1: Giảm mạnh, Mỹ có thể tăng lãi suất cơ bản

Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước tiếp tục ngược chiều giá vàng thế giới.

Lúc 8 giờ 45, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 60,9 triệu đồng/lượng, bán ra 61,5 triệu đồng/lượng, giảm 150.000 đồng mỗi lượng so với hôm qua.

Trong khi đó, giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại cũng giảm về 52,1 triệu đồng/lượng mua vào, 52,8 triệu đồng/lượng bán ra, mất 100.000 đồng mỗi lượng.

Riêng giá vàng PNJ lại ổn định khi được doanh nghiệp niêm yết mua vào 52 triệu đồng/lượng, bán ra 52,8 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay lúc 8 giờ 45 theo giờ Việt Nam, được giao dịch ở mức 1.805 USD/ounce, tăng thêm 3 USD/ounce so với giá đầu giờ sáng.

Tỉ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.105 đồng/USD, giảm tới 20 đồng/USD so với hôm qua. Giá USD ở các ngân hàng thương mại được giao dịch quanh 22.560 đồng/USD mua vào, 22.840 đồng/USD bán ra, tăng 20 đồng/USD.

Giá vàng hôm nay của thế giới biến động khó lường

Khoảng 6 giờ ngày 11-1 [theo giờ Việt Nam], giá vàng hôm nay của thế giới giao dịch tại 1.802 USD/ounce, tăng 4 USD/ounce so với giá mở cửa hôm trước là 1.798 USD/ounce.

Trước đó, do từ 9 giờ đến 17 giờ ngày 10-1, giá vàng thế giới đi xuống nên giá vàng SJC tại Việt Nam giảm 150.000 đồng/lượng, chốt cuối ngày tại 61,5 triệu đồng/lượng. Theo đó, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 12,2 triệu đồng/lượng.

Giới phân tích nhận định giá vàng thế giới đêm qua tăng giảm trái chiều khi thị trường chờ Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng [CPI] của năm 2021, nhà đầu tư dồn vốn vào kênh đầu tư khác.

Cụ thể, lãi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục vọt lên 1,8%/năm. Từ đó, giới đầu tư tài chính tập trung vốn vào trái phiếu khiến dòng tiền chảy vào kim loại quý khựng lại. Trong khi đó, dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng thế giới cho thấy tháng 12-2021, một số quỹ đầu tư đã bán ra 6,4 tấn vàng, chứng tỏ các tổ chức này có xu hướng giảm số lượng vàng nắm giữ.

Trước động thái từ các quỹ đầu tư và sức ép của trái phiếu, có thể những người chuyên lướt sóng nhận thấy việc "ôm" vàng bất lợi. Thế nên khi giá vàng thế giới vọt lên 1.802 USD/ounce, họ liền bán ra thu hồi vốn. Giá vàng thế giới vì thế có lúc giảm 12 USD/ounce rơi xuống 1.790 USD/ounce.

Thế nhưng, do thị trường đồn đoán Mỹ có thể 4 lần tăng lãi suất trong năm 2022. Từ đó, nhiều người lo ngại lạm phát tại Mỹ tiếp tục đi lên, buộc Mỹ sớm tăng lãi suất cơ bản. Nhất là ngày 12-1 tới đây, Mỹ sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI của năm 2021 với mức tăng dự kiến 7%.

"Chúng tôi tin rằng áp lực buộc Cục Dự trữ Liên bang [FED] tăng lãi suất ngày càng lớn. Giữa tháng 3 -2022, FED sẽ kết thúc việc bơm tiền mặt ra thị trường nhằm hỗ trợ nền kinh tế gặp khó khăn do Covid-19, đồng thời sẽ quyết định tăng lãi suất tại cuộc họp về tiền tệ của tháng này" - ông Christopher Waller, một quan chức cấp cao của FED nhận định.

Có lẽ các thông tin này đã thúc đẩy không ít nhà đầu tư tăng nhu cầu trú ẩn vào vàng để phòng ngừa rủi ro có thể đến từ lạm phạt. Giá vàng hôm nay vì thế đảo chiều giành lại 12 USD/ounce để từ 1.790 USD/ounce leo lên 1.802 USD/ounce rồi duy trì mức giá này cho đến 6 giờ ngày 11-1.

Thy Thơ - Thái Phương. Ảnh: Tấn Thạnh - Đồ họa: Tấn Nguyên

Giá vàng hôm nay 11/1 là bao nhiêu? Giá vàng Kitco, Giá vàng SJC, Doji, Rồng Vàng Thăng Long, NPQ, 9999, cập nhật mới và chính xác nhất dưới đây:

Giá vàng trong nước

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng trong nước bất ngờ tăng mạnh.

Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM tăng 220 nghìn đồng chiều mua vào và 200 nghìn đồng chiều bán ra lên 61,02-61,70 triệu đồng/lượng.

Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng tăng 100 nghìn đồng hai chiều mua lên 60,95-61,60 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tăng 80 nghìn đồng hai chiều lên 52,39-53,04 triệu đồng/lượng.

Cùng xu hướng, giá vàng 9999 thương hiệu NPQ cũng tăng 100 nghìn đồng lên 52,20-52,90 triệu đồng/lượng mua vào bán ra…

Trước giờ mở cửa phiên giao dịch, giá vàng trong nước đồng loạt sụt giảm.

Các thương hiệu trong nước quay đầu giảm. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM giảm mạnh 100 nghìn đồng chiều mua vào và 250 nghìn đồng chiều bán ra so với cùng thời điểm phiên trước còn 60,90-61,50 triệu đồng/lượng.

Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng giảm 100 nghìn đồng chiều mua vào và 150 nghìn đồng chiều bán ra về 60,85-61,50 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu chỉ giảm nhẹ 20 nghìn đồng hai chiều về 52,31-52,96 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ cũng giảm nhẹ khi chỉ mất 50 nghìn đồng và được niêm yết 52,10-52,80 triệu đồng/lượng mua vào bán ra…

Giá vàng thế giới

Giá vàng trong nước tăng mạnh nhờ thị trường thế giới hục hồi mạnh mẽ. Đêm qua, giá vàng thế giới đã lấy lại mốc 1.800 USD và chốt phiên trên mốc này.

Trong phiên sáng nay giá vàng thế tiếp tục duy trì đà tăng. Lúc 9h sáng nay giá vàng thế giới giao dịch tại châu Á là 1.806,20 USD/ounce, tăng 3,60 USD [0,20%].

Đã có thời điểm giá vàng thế giới vượt qua mốc 1.800 USD phiên đêm qua nhưng sau đó lại nhanh chóng quay đầu giảm giá.

Lúc 22h đêm qua theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới vẫn giảm 2,10 USD [0,12%] xuống 1.795,90 USD/ounce.

Mức giá cao nhất tính tới thời điểm này là 1.803,30 USD/ounce.

Vàng thế giới nỗ lực phục hồi lên 1.800 USD

Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng là yếu tố gây áp lực khiến thị trường kim loại giảm giá.

Giá vàng kỳ hạn tháng 2 cũng giảm xuống 1.793,50 USD và giá bạc Comex tháng 3 cũng giảm còn 22,35 USD/ounce.

Lợi suất trái phiếu Mỹ liên tục tăng “nóng” trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đang thắt chặt hơn chính sách tiền tệ.

Ttrong khi đó, cuối năm 2021, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] đã đưa ra tín hiệu sẽ nâng lãi suất đồng USD ba lần trong năm 2022 để hạn chế lạm phát gia tăng - vấn đề vốn đang trở nên phức tạp và khó khăn hơn khi dịch bệnh vẫn đang hoành hành.

Trong tuần này, một điểm dữ liệu quan trọng là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư theo giờ địa phương. Giới chuyên gia và thị trường dự báo CPI tháng 12 của Mỹ sẽ tăng mạnh 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây cũng sẽ là cơ sở để Fed căn cứ tính toán trước khi đưa ra thay đổi trong chính sách tiền tệ trong cuộc họp tới.

Nhận định xu hướng

Đêm qua, giá dầu thô Nymex giao sau giảm nhẹ và giao dịch quanh 78,75 USD/thùng; Chỉ số đô la Mỹ đã ổn định.

Tuy nhiên, lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm vẫn tăng “nóng” và đạt 1,795% trong phiên đêm qua. Đây là mức cao nhất trong thời dịch bệnh tại Mỹ.

Về mặt kỹ thuật, các nhà đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống của hợp đồng vàng kỳ hạn tháng 2 đang ở trong trạng thái giằng co.

Mục tiêu tăng giá tiếp theo là tạo ra giá đóng cửa trên mức kháng cự vững chắc ở mức cao nhất trong tháng 1 là 1.833,00 USD/ounce.

Mục tiêu giá giảm trong ngắn hạn tiếp theo đẩy giá vàng xuống dưới hỗ trợ kỹ thuật vững chắc cùng là mức thấp nhất trong tháng 12 là 1.753,00 USD/ounce.

Video liên quan

Chủ Đề