Xây dựng nội dung tuyên truyền về an toàn giao thông

ÐỒNG TÂM

Theo bà Nguyễn Thị Thúy, Chủ tịch Hội LHPN huyện Cờ Ðỏ, năm 2022, các cấp Hội LHPN trên địa bàn huyện tiếp tục ký kết kế hoạch phối hợp với Ban An toàn giao thông [ATGT] huyện tổ chức các hoạt động tuyên truyền về ATGT; kiểm tra, rà soát các mô hình tuyên truyền có hiệu quả và nổi bật để nhân rộng, đề nghị khen thưởng. Ðồng thời, phối hợp Ban ATGT huyện tổ chức tọa đàm về “Vai trò của phụ nữ trong việc tham gia giữ gìn trật tự ATGT”; tổ chức tập huấn kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ Hội nhằm triển khai thực hiện tốt kế hoạch tuyên truyền ATGT ...

Chi hội Trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Thạnh Phước, xã Thạnh Phú [bên trái], phát tờ bướm tuyên truyền ATGT cho hội viên phụ nữ. Ảnh: CTV

Năm 2021, các cấp Hội LHPN huyện Cờ Ðỏ tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Nghị định số 100/2019/NÐ-CP ngày 30-12-2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Kế hoạch số 12/KH-BATGT của Ban ATGT thành phố về năm ATGT 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, bảo đảm trật tự ATGT”; các văn bản chỉ đạo tuyên truyền ATGT của Ban Thường vụ Hội LHPN TP Cần Thơ.  

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các cấp Hội LHPN huyện sử dụng mạng xã hội, thông qua các nhóm Zalo, Facebook… để tuyên truyền. Kết quả, đã lồng ghép tổ chức tuyên truyền được 148 cuộc, có 4.440 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ tham dự. Hội còn phối hợp các ngành chức năng phát 6.500 tờ bướm tuyên truyền, hướng dẫn tham gia giao thông an toàn; vận động 23.600 hội viên ký cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT.

Bên cạnh đó, các cấp Hội LHPN huyện còn phối hợp huy động duy trì và nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ, điển hình tốt trong công tác giữ gìn trật tự ATGT. Cụ thể như mô hình “An toàn cho phụ nữ khi tham gia giao thông”, “Phụ nữ không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang giao thông để buôn bán họp chợ, phơi nông sản gây ách tắc và tai nạn giao thông”, “Gia đình hội viên cam kết đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông vì sự an toàn của trẻ”, “Phụ nữ với văn hóa giao thông”, “Phụ nữ nói không với tai nạn giao thông”, “Tuyến đường trật tự - văn minh đô thị”, … Chị Nguyễn Thới Dung, Chủ tịch Hội LHPN xã Thạnh Phú, cho biết: “Hội LHPN xã chỉ đạo các chi hội lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông trong các buổi sinh hoạt định kỳ hằng tháng, sinh hoạt các câu lạc bộ. Ðồng thời, thông tin đến hội viên, phụ nữ những nội dung, quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; các quy định, chế tài xử phạt vi phạm về ATGT”. Chị Nguyễn Thị Kiều, hội viên phụ nữ xã Thạnh Phú, cho biết: “Qua các buổi sinh hoạt lệ, nghe cán bộ chức năng, cán bộ Hội tuyên truyền, tôi nâng cao nhận thức và tự giác chấp hành pháp luật về trật tự, ATGT. Khi tham gia giao thông, tôi luôn chạy xe đúng làn đường, phần đường, điều khiển xe đúng tốc độ cho phép”.

     Với quyết tâm thiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động giao thông, những năm qua, các địa phương, đơn vị đã tích cực phối hợp với Công an tỉnh, triển khai nhiều kế hoạch nhằm kiểm soát có hiệu quả tình trạng vi phạm trật tự ATGT trên địa bàn. Ban An toàn giao thông tỉnh đã chỉ đạo các ngành thành viên phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT và các nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông cho học sinh, sinh viên, đoàn viên, cán bộ công nhân viên và quần chúng Nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn thu hút được đông đảo người dân tham gia. Nhờ vậy, đại đa số người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức, chấp hành và thấy rõ được những hiểm họa, hậu quả của tai nạn giao thông đối với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.

Chương trình tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ bằng hình thức sân khấu hóa tại  Trường THCS Cổ Lũng, huyện Phú Lương

     Theo báo cáo của Thường trực Ban ATGT tỉnh, trong 8 tháng đầu năm 2021 giảm về số vụ, số người chết, tuy nhiên vẫn còn diễn ra phức tạp và không bền vững: Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 89 vụ làm chết 30 người; bị thương 86 người; làm hư hỏng 61 ô tô, 97 mô tô, tài sản thiệt hại ước tính 1.004 triệu đồng. So sánh với cùng kỳ năm trước: số vụ giảm 02 vụ [2,2%], giảm 02 người chết [6,25%], tăng 04 người bị thương [4,8%]; không xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, đường thủy nội địa; không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài. Đạt được những kết qua đó, bên cạnh việc triển khai đồng bộ các biện pháp công tác thì việc tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung và tuyên truyền về công tác giữ gìn bảo đảm trật tự ATGT hết sức quan trọng.

     Các cơ quan ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương các cấp đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền với những nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Quá trình thực hiện, đã có nhiều hình thức tuyên truyền rất hiệu quả góp phần thay đổi nhận thức, thái độ của Nhân dân về ATGT. Các cơ quan báo chí của tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở đã xây dựng hằng trăm tin bài, phóng sự đăng tải trên các báo, đồng thời phát trên sóng phát thanh truyền hình, truyền hình Công an nhân dân và duy trì các chuyên mục ATGT phát sóng định kỳ hằng tháng. Các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền, tổ chức ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ với hàng nghìn lượt người tham gia; tổ chức cấp phát đĩa CD, tờ rơi, tờ gấp nội dung tuyên truyền pháp luật ATGT cho cơ sở; thường xuyên duy trì việc tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của các thôn, xóm, xã, phường; tổ chức các hội nghị tuyên truyền và nhân rộng mô hình “Khu dân cư đảm bảo ATGT” và “Cổng trường an toàn giao thông”; xây dựng tiêu chí mô hình “văn hóa giao thông” gắn với nội dung Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” , “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”.

     Thực hiện chủ đề năm ATGT 2021 “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông”, các đơn vị đã gắn với tuyên truyền ATGT theo chuyên đề như “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy”; “Đi đúng làn đường, phần đường quy định”; “Lái xe chấp hành quy định về tốc độ”; “Phòng chống uống rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện giao thông”… Ban ATGT tỉnh Thái Nguyên đã cấp phát hàng nghìn tờ áp phích, tờ rơi tuyên truyền, băng đĩa CD tuyên truyền; đồng thời biên tập và phát hành hằng quý “Bản tin công tác ATGT”; Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công ty Honda Việt Nam, Quỹ AIP, UPS trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh; các trường học duy trì hoạt động mô hình cổng trường “An toàn giao thông”; tổ chức thực hiện các hoạt động “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường - tháng 9”. Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội hội đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự ATGT để triển khai đến cơ sở; duy trì mô hình tổ, đội, câu lạc bộ tự quản ATGT, tuyến đường văn minh đô thị Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn, “Cán bộ, hội viên, nông dân tham gia bảo đảm trật tự ATGT”,“Phụ nữ tham gia bảo đảm TTATGT vì hạnh phúc của mỗi gia đình”,“Hội cựu chiến binh tham gia giữ gìn TTATGT”... Đài Phát thanh - Truyền hình tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng rượu bia đối với sức khỏe của con người và người tham gia giao thông; về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy; xây dựng chuyên đề “Vì ATGT Thái Nguyên” phát sóng hằng tuần thời lượng 10 phút trên kênh TN1, TN2; tổ chức cuộc thi tác phẩm truyền hình chất lượng cao về ATGT. Báo Thái Nguyên xây dựng chuyên mục “An toàn giao thông”; tổ chức cuộc thi báo viết chủ đề “Vì an toàn giao thông Thái Nguyên”. Trung tâm thông tin tỉnh xây dựng trang thông tin điện tử “ATGT Thái Nguyên” định hướng thông tin mạng và cung cấp thông tin chỉ đạo của Trung ương, địa phương phục vụ công tác tuyên truyền ATGT. Tỉnh Đoàn Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên tổ chức tuyên truyền ATGT dưới hình thức sân khấu hóa tìm hiểu Luật Giao thông, thu hút nhiều đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và Nhân dân tham gia; thành lập 45 cổng trường ATGT với gần 1.000 đoàn viên thanh niên tham gia đội thanh niên xung kích ATGT; triển khai giáo dục ATGT đến 100% các trường học trên địa bàn tỉnh ngay từ đầu năm học…

     Với việc triển khai tích cực các biện pháp tuyên truyền nên tình hình trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành luật giao thông của cán bộ, học sinh và Nhân dân ngày càng được nâng lên, các hành vi vi phạm luật giao thông giảm. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, việc tuyên truyền chưa được duy trì thường xuyên, liên tục; chưa thật sáng tạo, đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, chưa chuyển tải được nhiều thông tin, văn bản pháp luật quy định về ATGT đến với mọi người dân, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa …

     Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền góp phần phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông và các hành vi vi phạm pháp luật về ATGT trên địa bàn, đặc biệt nhằm bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, phục vụ tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hành khách, hàng hóa; kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Thái Nguyên cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:

     Một là, tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền; phát huy vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; kịp thời có những phương án, kế hoạch phù hợp với từng thời điểm, tập trung theo chuyên đề đối tượng cụ thể.

     Hai là, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật về ATGT , chú trọng đổi mới chương trình, kế hoạch về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATGT; đa dạng hóa tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng khác nhau; triển khai các đợt cao điểm tuyên truyền tại địa phương bằng nhiều hình thức phong phú như: Loa phát thanh, các pano áp phích, băng rôn; phát tờ rơi; phát động cuộc thi ATGT, tuyên truyền về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ lái xe, nhất là lái xe khách, xe ô tô tải có kinh doanh vận tải… nhằm từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và văn hóa giao thông của người tham gia giao thông.

     Ba là, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể quần chúng, doanh nghiệp, trường học… để tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATGT cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên… về ý thức chấp hành Luật Giao thông, đồng thời lên án mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm trật tự ATGT.

     Bốn là, thông qua công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự ATGT để tổ chức tuyên truyền, răn đe, giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật ATGT. Tập trung vào người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có các lỗi vi phạm như uống rượu, bia vượt quá nồng độ cho phép; điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng, chở quá trọng tải cho phép, không có giấy phép lái xe; chạy quá tốc độ, chở quá số người quy định…

     Năm là, thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, khả năng, kỹ năng về tuyên truyền pháp luật ATGT cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các ngành, các cấp, nhất là ở các cấp cơ sở, huyện, thành phố, thị xã, không ngừng xây dựng đội ngũ báo cáo viên ngày càng lớn mạnh, có nhận thức, hiểu biết sâu sắc về pháp luật ATGT, đáp ứng tốt yêu cầu tuyên truyền tại cơ sở.

     Sáu là, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tuyên truyền pháp luật về ATGT, qua đó rút ra những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế để đề ra biện pháp khắc phục, rút kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền cho thời gian tiếp theo. Qua sơ kết, tổng kết phát hiện những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để đề xuất khen thưởng, động viên kịp thời, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT./.

Hồng Nhung

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề