Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại

Giải chi tiết:

1. Giải thích

-Tác phẩm văn nghệ nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: Văn học luôn soi bóng thời đại mà nó ra đời, văn học phản ánh hiện thực, nhà văn không thể ngồi trong tháp ngà nghệ thuật mà luôn luôn phải va chạm với cuộc đời, sống cùng cuộc đời để có những chất liệu sáng tác.

- Nhưng hiện thực trong tác phẩm văn học không ngồn ngộn như trong cuộc đời thật, nhà văn sẽ như côn trùng dùng cái râu của mình để thăm dò không khí thời đại như ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu nên sẽ phản ánh hiện thực ở lát cắt bản chất nhất, từ đó nêu lên những trăn trở, suy tư của mình về con người và cuộc đời.

- Nhà văn luôn ghi lại một điều gì mới mẻ: đó là tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ.

- Ý kiến cho thấy bản chất của văn học là phản ánh cuộc sống nhưng để đem đến những ý nghĩa, những tiếng nói cá nhân của tác giả. Từ đó tác động vào tâm hồn người đọc, tạo ra cái nhìn đối thoại.

2. Phân tích, chứng minh

a.Văn học phản ánh hiện thực cuộc đời

-Chuyện người con gái Nam Xương là hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVI.

- Làng là hiện thực xã hội nông thôn Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp.

b. Nhà văn đem đến những điều mới mẻ.

*Chuyện người con gái Nam Xương là tiếng nói về thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội xưa và thái độ của nhà văn trước những cuộc đời bất hạnh, số phận oan nghiệt ấy.

 Phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương

- Thùy mị, nết na:

+ Dù bị phòng ngừa quá mức nhưng vẫn biết giữ gìn khuôn phép để gia đình yên ấm

-Thủy chung:

+ Không mong chồng trở về mang ấn phong  hầu. quan to chức lớn mà chỉ mong hai chữ bình yên.  Thời gian xa chồng, luôn nhớ về chồng da diết, thương chồng thiếu thốn nơi chến trận ác liệt.

+ Một lòng một dạ đợi chờ chồng, nuôi con. Nơi ngõ liễu tường hoa, chưa hề bén gót, việc tô son điểm phấn, đã từng nguôi lòng.

+ Những đêm côi cút một mình càng mong nhớ, chỉ biết tâm sự với con : Chỉ bóng mình trên vách, nói với con đó là cha Đản.

-         Đảm đang hiếu thảo:

+ Nuôi con nhỏ. chăm sóc mẹ già khi ốm đau [ Lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, thuốc thang lễ bái, khi mẹ chồng chết lo tang lễ bái chu đáo như cha mẹ đẻ]

Đó là cử chỉ dịu dàng, đáng mến, xuất phát từ cái tâm trong sáng, hiền lành, từ lương tâm, trách nhiệm mỗi người có hiếu và biết đạo làm con.

-         Giàu lòng vị tha:

+ Bị Trương Sinh đẩy đến đường cùng phải chết oan ức mà không hề oán trách, hận thù.

+ Thấy Phan Lang kể về gia đình, vẫn thương nhớ chồng con và muốn tìm về gặp mặt.

+ Khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến sông thì vẫn hiện về ơ lời nói “ Đa tạ tình chàng”..

    Tuy chỉ là chi tiết kì ảo, hoang đường nhuốm màu sắc thần thoại nhưng tác giả đã xây dựng một kết thúc có hậu để ca ngơin Vũ Nương- một người phụ nữ thật là đức hạnh, nhân từ, biết hi sinh bản thân mình cho người khác mà không hề đòi quyền lợi.

b.    Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bất hạnh

-         Chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân không có tình yêu:

+ Xinh đẹp, nết na, tư dung tốt đẹp nhưng chỉ vì nghèo khó mà cha mẹ gả cho con nhà hào phú lắm tiền nhưng thiếu tình yêu.

+ Luôn bị chồng phòng ngừa quá mức, vẫn phải nhịn nhục để không bất hòa.

-         Luôn phải chịu gánh nặng gia đình:

+ Một mình nuôi con nhỏ, chăm sóc mẹ già đau ốm.

+ Một mình lo tang, ma chay khi mẹ mất không có ai san sẻ, động viên.

-         Bị nghi oan và đối xử tệ bạc:

+ Thời gian xa chồng, một mình nuôi con, nàng những mong muốn chồng về sẽ vỗ về, an ủi động viên nhưng chồng nghe lười đứa trẻ mà sinh ra nghi ngờ, đối xử tàn nhẫn, chửi mắng, đánh đập nàng, mặc cho hàng xóm khuyên can.

+ Mặc cho Vũ Nương can ngăn thanh minh [ là con kẻ khó được nương tựa nhà giàu] thế nhưng Trương Sinh vẫn bỏ ngoài tai những lời hết sức chân tình của nàng.

-  Phải chịu cái chết oan nghiệt:

+ Vũ Nương để biện minh cho mình đành phải tự vẫn ở sông Hoàng Giang để chứng minh danh tiết, trở thành nạn nhân của thói quen ghen tuông mù quáng.

+ Cái chết cho thấy Vũ Nương bị đẩy đến bước đương cùng không còn lối thoát, do sự thô bạo của kẻ hào phú, ít học mà đồng tiến làm đen thói đời.

+ Cái chết của Vũ Nương khiến bé Đản thành đứa bé mồ côi, Trương Sinh là kẻ góa vợ day dứt trong nỗi ân hận, dày vò lương tâm.

+ Phản ánh quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công ngang trái.

+ Số phận của Vũ Nương cũng là số phận của biết bao người phụ nữ lúc bấy giờ thấp cổ bé họng, luôn chịu oan ức và khổ hạnh.

-Tình cảm nhân đạo của tác giả

*Điều mới mẻ trong tác phẩm Làng của Kim Lân là cách nhìn về người nông dân có tình yêu làng hòa hợp với tình yêu nước, thủy chung với cách mạng

Tình huống tâm trạng

- Khi kháng chiến chống Pháp nổ ra: ông Hai muốn ở lại làng để tham gia kháng chiến nhưng vì hoàn cảnh gia đình buộc ông phải rời làng đi tản cư, lòng ông luôn day dứt nỗi nhớ làng.

- Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống có ý nghĩa: là một nông dân suốt đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từng con đường, nếp nhà, thửa ruộng và biết bao nhiêu người ruột thịt, xóm giềng. Vậy mà vì giặc ngoại xâm, ông phải rời xa quê hương, sống nhờ nơi đất khách. Do đó, lòng ông luôn đau đáu nỗi nhớ quê. Ban ngày lo sản xuất, ổn định cuộc sống, nhưng buổi tối lại sang hang xóm giãi bày nỗi nhớ quê của mình. Nỗi nhớ của ông đều bắt nguồn từ những kỉ niệm trong cuộc sống hang ngày.

=>Tình cảm của ông Hai thuần phác, trong sáng.

b. Tình yêu làng hòa nhập, thống nhất với lòng yêu nước, kiên trung với cách mạng.

- Ông Hai đột ngột nghe tin dữ, làng Dầu theo giặc lập tề.

- Tin ấy đến với ông vào buổi trưa, giữa lúc tâm trạng phấn chấn vì nghe những tin thắng trận => Tâm trạng đau đớn, nặng nề, tủi hổ tràn ngập lòng ông. Trước ông Hai hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì nay lại đau đớn, nhục nhã bấy nhiêu.

+ Nơm nớp tưởng người ta bàn chuyện làng Dầu.

+ Nhiều lúc, ông đã khóc.

=>Tác giả đã diễn tả rất sâu sắc, cụ thể tâm trạng nặng nề đến nỗi trở thành một nỗi ám ảnh trong lòng ông Hai.

- Tác giả tiếp tục đặt nhân vật vào thử thách mới. Đó là khi nghe tin có lệnh cấm không cho những người làng Dầu ở nơi tản cư vì làng Dầu Việt gian theo Tây. Chính trong tình thế tưởng chừng như tuyệt vọng ấy lại càng bộc lộ tình yêu làng hòa hợp sâu sắc với tình yêu nước, kiên trung với cách mạng. Trở về làng là cam chịu kiếp sống nô lệ, nhục nhã. Bởi thế, ông đã quyết định một cách đau đớn nhưng dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất  rồi thì phải thù”

- Cao trào tâm trạng của nhân vật là lúc bộc lộ một cách sâu sắc, cảm động nhất tình cảm chân thành, thiêng liêng của ông Hai đối với quê hương, đất nước, cách mạng. Đó là cảnh ông Hai trò chuyện với đứa con. Ông vẫn nhắc nhở con về quê hương của nó là làng Dầu, thủ thỉ với con như để ngỏ lòng mình, như để minh oan “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông”.

- Nghe tin cải chính, làng Dàu không theo giặc: Vui sướng, tự hào, mặc dù nhà bị đốt nhưng ông không buồn. Ông coi đó là bằng chứng cho lòng trung thành của ông, của làng Dầu đối với cách mạng.

3. Tổng kết

- Những điều mới mẻ là sức hấp dẫn của văn chương. Nhà văn lớn trước hết phải là nhà tư tưởng lớn.

- Bài học sáng tạo: nhà văn phải đi vào cuộc đời thực, phải sống rồi mới viết.

- Bài học tiếp nhận: nâng tầm đón nhận lên để hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả.

“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.” [Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói …

Video liên quan

Chủ Đề