Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được tăng từ các nguồn

Đồng loạt tăng vốn điều lệ

Có thể nói, không chỉ ngân hàng mà ngay cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc tăng vốn điều lệ đa phần sử dụng cho các mục đích mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh.

Các phương án tăng vốn sẽ được hoàn thành thông qua việc phát hành cổ phiếu để chia cổ tức, chào bán riêng lẻ, phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài…

Năm 2022, nhiều ngân hàng TMCP có vốn nhà nước và vốn tư nhân đã triển khai tăng vốn điều lệ; có những ngân đã thực hiện xong việc chốt danh sách cổ đông để phát hành cổ phiếu.

Đơn cử như mới đây, KienlongBank vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ thêm 578,4 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu. Bên cạnh đó, KienlongBank sẽ tăng vốn từ lợi nhuận sau thuế còn lại của đơn vị năm 2021 sau khi đã trích lập các quỹ.

Như vậy, sau khi hoàn tất các thủ tục tăng vốn theo quy định của pháp luật, mức vốn điều lệ của KienlongBank từ 3.652,8 tỷ đồng sẽ tăng lên 4.231,2 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) phát hành 543,6 triệu cổ phiếu để chia thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu. Qua đó, nâng mức vốn điều lệ lên gần 21.000 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 5.436 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã thông qua chốt danh sách cổ đông vào ngày 3/6 để chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%. Hiện ACB có 2,7 tỷ cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần phát hành mới hơn 675 triệu đơn vị. Sau khi trả cổ tức vốn điều lệ của ACB sẽ tăng từ 27.019 tỷ đồng lên 33.774 tỷ đồng.

Hay như SeABank chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu từ 16.598 tỷ đồng lên 20.403 tỷ đồng.

Được biết, theo kế hoạch đã được đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua, SeABank sẽ còn phát hành 59,4 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2022 để tăng vốn điều lệ thêm 59,4 tỷ đồng.

Còn Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB) mặc dù không trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ, nhưng mới đây TCB thông báo phát hành hơn 6,3 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP, tương đương 0,18% lượng cổ phiếu lưu hành. Cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm. Giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu, thời gian phát hành dự kiến trong tháng 8. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng lên trên 35.172 tỷ đồng.

Thách thức lớn với các ngân hàng

Việc các ngân hàng tăng vốn điều lệ cũng là nằm trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025".

Theo đó, đến năm 2025, nhóm ngân hàng thương mại trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn phải có vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng. Còn nhóm ngân hàng thương mại trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ-trung bình và ngân hàng thương mại có vốn nước ngoài, vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng.

Theo đề án Cơ cấu này, giới chuyên gia dự báo, không chỉ trong năm nay, mà thời gian tới kế hoạch tăng vốn điều lệ của các ngân hàng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Theo khảo sát của Vietnam Report, có đến 36,4% số ngân hàng cho rằng tăng vốn là thách thức lớn nhất đối với tăng trưởng trong năm nay, tăng 8,6% so với năm ngoái. Đồng thời, hơn 54,6% số ngân hàng cho biết tăng vốn điều lệ là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022, tăng đáng kể so với mức 44,4% của năm trước.

Thống kê của Fiin Research, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng Việt Nam chỉ ở mức 11,3% trong năm 2021, khá thấp so với các nước trong khu vực, và có dấu hiệu suy giảm trong quý1/2022. Một số ngân hàng thương mại nhà nước lớn hầu như không đáp ứng được yêu cầu về an toàn vốn của Basel 2.

Lý giải nguyên nhân khiến tỷ lệ CAR giảm, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, một phần là do các tổ chức tín dụng áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN tiệm cận Basel II, với yêu cầu tính tài sản có rủi ro chặt chẽ hơn, đồng thời các khoản cho vay chứng khoán, bất động sản… cũng bị áp dụng hệ số rủi ro tín dụng cao hơn. Quy mô vốn chủ sở hữu của 29 ngân hàng được quan sát đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong giai đoạn 2019 - 2021, từ mức 21% năm 2019 xuống 10% năm 2021.

“Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng giai đoạn này vẫn duy trì ở mức 13 - 14%, chưa kể tín dụng dự báo sẽ tăng cao hơn theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2022 - 2023. Theo đó, vấn đề tăng vốn sẽ tiếp tục được đặt ra với nhiều tổ chức tín dụng trong trung - dài hạn”, TS. Lực nhấn mạnh.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, việc tăng vốn điều lệ sẽ là động lực để các ngân hàng tiếp tục dành lại thị phần trong thời gian tới. Đồng thời góp phần tăng cường năng lực tài chính, giúp các ngân hàng gia tăng nguồn vốn trung - dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh khi tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn bị siết chặt theo lộ trình tại Thông tư 08/2020/TT-NHNN.

“Cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng sẽ chưa dừng lại và còn diễn ra mạnh mẽ trong năm 2022”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được tăng từ các nguồn

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Một loạt ngân hàng được tăng vốn điều lệ

HDBank, KienLongBank, Nam A Bank vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ, gia nhập danh sách dài các nhà băng tăng vốn điều lệ trong năm nay.

SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng

"Làn sóng" tăng vốn khủng tại các ngân hàng

Big 4 ngân hàng nào còn dư địa tăng vốn điều lệ?

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lên kế hoạch tăng vốn cho nhóm Big 4

Cụ thể, ngày 8/8/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản trả lời về việc HDBank chấp thuận tăng vốn điều lệ năm 2022. Theo đó, Thống đốc NHNN đã chấp thuận tăng việc vốn điều lệ của ngân hàng HDBank thêm tối đa 5.030 tỷ đồng, nâng số vốn điều lệ của ngân hàng lên 25.503 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế từ lợi nhuận chưa phân phối lũy kế theo phương an tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Như vậy, HDBank sẽ tăng vốn điều lệ thêm 5.030 tỷ đồng thông qua phát hành hơn 503 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 25% tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 25 cổ phiếu phát hành thêm, dự kiến hoàn thành trong quý III/2022. Khi hoàn tất phương án phát hành, vốn điều lệ HDBank sẽ tăng từ 20.273 tỷ đồng lên 25.303 tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng thêm dự kiến sẽ được dành khoảng 3.000 tỷ để bổ sung nguồn vốn cho vay trung dài hạn, phần còn lại sẽ bổ sung vốn lưu động cho các hoạt động khác.

Việc triển khai tăng vốn của HDBank được chấp thuận, cũng được yêu cầu tuân thủ quy định về giới hạn sở hữu cổ phần của các cổ đông, cổ đông và người có liên quan của cổ đông theo Luật.

Trước đó, ngày 3/8, NHNN cũng chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á (NAB).

Cụ thể, NHNN chấp thuận việc NAB tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.900 tỷ đồng, trong đó: Tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.229,9 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu đểtrả cổ tức,tăng vốn điều lệ tối đa thêm 670 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu theo Phương án tăng vốn điề lệ đã được Đại hội đồng cổ đông NAB thông qua.

Văn bản của NHNN nêu rõ, NAB thực hiện tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật; bao gồm việc tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (đã sửa đổi, bổ sung) và các văn bản hướng dẫn của NHNN sau khi tăng vốn. NAB chỉ được thực hiện tăng vốn điều lệ theo quy định tại văn bản này khi tuân thủ quy định của pháp luật.

Cùng ngày, tại văn bản số 5360/NHNN-TTGSNH, NHNN đã chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long (Kienlongbank).

Theo đó, Kienlongbank tăng vốn điều lệ tối đa thêm 578,3 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán sau khi trích lập các quỹ theo quy định pháp luật tại phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông Kienlongbank thông qua. Kienlongbank cũng được NHNN yêu cầu thực hiện tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, HDBank, Nam Á Bank và KienlongBank đã nối dài danh sách các NHTM được NHNN chấp thuậntăng vốn điều lệtừ đầu năm đến nay, gồm có: SeABank, OCB, ACB, Techcombank…

Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được tăng từ các nguồn

Trong đó, SeABank với quyết định được chấp thuận trong tháng 7, sẽ phát hành 211.400.000 cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức và phát hành thêm 109.700.000 cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 6,6%) để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, qua đó đưa vốn điều lệ gần 19.809 tỷ đồng;

Ngân hàng Techcombank mới đây đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 63,2 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu ESOP.

ACB trong tháng 5 cũng được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.754 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Tương tự, BVB (Bản Việt) cũng được NHNN BVB tăng vốn điều lệ tăng thêm tối đa 1.618 tỷ đồng dưới hình thức phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành cho cổ đông hiện hữu và phát hành ESOP.

Còn OCB thì được tăng vốn điều lệ tối đa thêm 58,8 tỷ đồng, trong đó: tăng vốn điều lệ thêm tối đa 50 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu ESOP và thêm tối đa 8,8 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài (Ngân hàng Aozora) theo Phương án tăng vốn điều lệ.

Ghi nhận từ kế hoạch được cổ đông của các nhà băng thông qua tại mùa Đại hội đồng cổ đông 2022, danh sách các ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ lên tới con số 20. Trong đó, theo kế hoạch dự kiến nếu được thực thi hoàn tất, VPBank sẽ là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về quy mô vốn điều lệ lên tới 79.334 tỷ đồng. Danh sách dự kiến còn có Vietcombank, VietinBank, MBBank, SHB, TPBank, VIB, MSB, BacA Bank, Viet Nam Thương Tín và An Bình Bank...

Danh sách này chưa bao gồm kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng mà đang được NHNN lên phương án thuộc nhóm Big 4 theo kế hoạch giai đoạn 2021-2023, hay các ngân hàng thuộc nhóm 0 đồng đã được NHNN đề ra mục tiêu tái cơ cấu hoàn tất thông qua chuyển giao bắt buộc. Hiện đã có 2 ngân hàng là Ocean Bank và CB Bank tìm được “bến đỗ”, thực thi chuyển giao bắt buộc theo phương án không hợp nhất báo cáo tài chính. Theo đó, có khả năng các ngân hàng này cũng đã phải xây dựng và sớm có kế hoạch triển khai phương án tăng vốn điều lệ để tăng năng lực cạnh tranh với sự hậu thuẫn của ngân hàng “mẹ”. Do còn ngân hàng 0 đồng và ngân hàng ở diện kiểm soát bắt buộc khác nên nhiều chuyên gia dự báo sớm hay muộn, cũng sẽ có những phương án kế tiếp đối với các tổ chức còn lại được đưa ra thị trường.

Việc các ngân hàng dồn dập tăng vốn điều lệ cũng được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra, đồng nghĩa với sẽ có mới hàng triệu cổ phiếu nhà băng sẽ đổ bộ vào thị trường chứng khoán. Điều này sẽ làm pha loãng thị giá cổ phiếu của các nhà băng, vốn đã có những phiên tăng điểm tích cực trong thời gian gần đây; song đây vẫn là thông tin tốt với các nhà đầu tư trong bối cảnh mà tăng trưởng cổ phiếu trên thị trường chưa được đánh giá là bền vững và nhà đầu tư vẫn được khuyến nghị “canh timing” - định thời gian mua bán chứng khoán một cách phù hợp.

Theo CTCK SSI, kế hoạch tăng vốn của một số ngân hàng được thực hiện thành công, là yếu tố hỗ trợ cho đà tăng giá cổ phiếu. Đây cũng là một trong những điều kiện mà các ngân hàng đang nỗ lực chạy đua, đáp ứng để có cơ hội đảm bảo các tiêu chí chấm điểm cao theo thang bậc của NHNN, qua đó có thể được nới room tín dụng tốt hơn. Mới đây, CTCK VNDirect dự báo VPBank có thể được nới room tín dụng lên tới 23%, còn BVSC nhận định Vietcombank ở mức thấp hơn nhưng rất đáng được “ngước nhìn”, cũng có thể được nới room lên tới 19%, là những ví dụ.

In bài viết

Ngân hàng Nhà nước cổ phần cổ đông tăng vốn điều lệ

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được tăng từ các nguồn

    Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của sinh viên

  • Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được tăng từ các nguồn

    Giá vàng chốt tuần giảm nhẹ

  • Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được tăng từ các nguồn

    Trao đổi về lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tin nổi bật

Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được tăng từ các nguồn

Chính sách tài khóa vực dậy niềm tin kinh doanh, tạo đà kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ

Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được tăng từ các nguồn

Trao đổi về lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được tăng từ các nguồn

Nhà đầu tư cá nhân nên thận trọng khi mua trái phiếu doanh nghiệp

Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được tăng từ các nguồn

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng năm 2022 của Đảng ủy Bộ Tài chính thành công tốt đẹp

Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được tăng từ các nguồn

Phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm định giá cho bộ, ngành, địa phương