Vợ khổng tử là ai

Trong hành trình kiếp người hữu hạn, con người đến với cuộc đời một mình, ra đi cũng một mình trong chuyến đi bí ẩn và thiêng liêng mà khoa học lẫn tôn giáo đều dày công lý giải, người từng gần gũi yêu thương gắn bó đến mấy, đến giờ khắc tử biệt, hoá ra cũng chỉ là người ghé ngang qua trong kiếp sống của ta mà thôi.

Thế nhưng, dù là ghé ngang qua một kiếp sống thì sự tương tác trong vài năm, vài chục năm cũng sẽ để lại không ít bài học nhân sinh, là những bài học nhân duyên ta buộc phải học để trưởng thành.

Tam cương, ba mối quan hệ được coi là giềng mối theo quan điểm của Nho giáo, bao gồm: quân thần [vua tôi], phụ tử [cha con], phu thê [chồng vợ]. Ba mối quan hệ được Khổng Tử đề cao, làm nên nền tảng của một xã hội lý tưởng, cũng chính là những mối quan hệ quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đặt trong bối cảnh xã hội mới,  vị thế của người phụ nữ đã khác xưa, thì những mối quan hệ lớn trong đời một con người ngày nay gói gọn lại thành mối quan hệ với cha mẹ, con cái và vợ/ chồng.

Cha mẹ sinh ra ta, ta sinh ra con cái, mối liên hệ máu mủ ruột thịt theo con người ta đến suốt cuộc đời, nhưng thực sự, cha mẹ, con cái vẫn mỗi người một phận, thân riêng, phận riêng, chẳng ai sống hộ được cuộc đời của ai nhưng khó có thể chia lìa. Ruột thịt muôn đời vẫn là ruột thịt. Ta với cha mẹ, ta với con cái hiếm lắm mới lìa bỏ nhau, hoặc do mâu thuẫn, hận thù đi ngược lại lẽ thường, hoặc do buông bỏ mọi nhân duyên ở cõi đời để giác ngộ lẽ vô thường mà tu tập.

Trong ba mối quan hệ lớn, có lẽ mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ gắn bó lâu dài, tương tác bền chặt, nhưng cũng dễ chia lìa nhất.Vợ/ chồng vốn là người dưng, ràng buộc nhau bởi nhân duyên,nếu không tìm hiểu nhau đủ sâu đủ lâu, đủ thấu hiểu, trân trọng, đủ kiên nhẫn, bao dung, đủ ý thức trách nhiệm, và đủ duyên, thì cũng khó tránh khỏi đứt gãy.

Thế nên đạo vợ chồng đề cao cái nghĩa, vợ chồng phải "tương kính như tân", tức là vợ chồng dùng lễ mà đối đãi với nhau như khách quý. Trong mối quan hệ vợ chồng, vợ là âm, chồng là dương, âm dương hoà hợp đúng vị thì mới cân bằng, chồng phải làm trụ cột, cứng rắn, mạnh mẽ, đại biểu cho tính dương, vợ phải nhu hoà, dùng đức hạnh mà làm nền tảng cho đời sống gia đình.

Người vợ có đức là phúc khí của chồng, con cháu, bởi khả năng tạo nên mái ấm êm đềm cho trẻ thơ, trở thành nội tướng cho chồng, là bến an yên êm ái lúc tuổi già cho gia đình. Đạo vợ chồng là thế, nhưng nhân sinh đa dạng nên hôn nhân cũng muôn màu muôn vẻ. Mối quan hệ vợ chồng hay bị đàm tiếu, chê bai nhiều nhất là câu chuyện đàn ông sợ vợ, vợ dữ, đi ngược lại lẽ thường.

Thế nào là vợ dữ? Dữ mang hàm ý ác, sẵn sàng tung hê, nói ác, làm ác, ủ sẵn mầm tai hoạ. Vợ dữ là cơn ám ảnh khi vị trí lẽ ra cần đem lại hơi ấm, sự bình yên lại dễ dàng nổi cơn bình địa, làm cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, đảo lộn tôn ti trật tự, làm nên mâu thuẫn lớn nhỏ. Vợ dữ là thiếu tôn trọng chồng, họ hàng, bố mẹ, gia đình chồng, thiếu tôn trọng quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con cái, là dùng bạo lực bằng ngôn từ và hành động để đàn áp. Dữ bằng ngôn từ thì gây mệt mỏi triền miên về tâm lý, gây áp lực lên đời sống gia đình, dữ bằng hành động thì gây tổn thương người thân, cả về thể chất lẫn tinh thần. Dù thế nào thì vợ dữ cũng để lại hậu quả khôn lường, làm mái ấm không thể nào ấm, làm nhà không thể nào là chốn bình yên.

Dữ cũng có nhiều cấp độ của dữ, gây nên nhiều cấp độ của sóng gió gia đạo. Nhẹ thì thường xuyên đá thúng đụng nia mắng chồng chửi con, nặng thì gây mâu thuẫn anh chị em họ hàng làng xóm, làm duyên vợ chồng đứt đoạn dở dang, gây nên những vết thương khó lành trong tâm hồn con cái. Căn nguyên của tính dữ vốn bắt nguồn từ tính cách, nền tảng giáo dục, văn hoá mà người vợ được thụ hưởng, nhưng một phần cũng do lựa chọn của người chồng.

Theo thống kê, rất nhiều cuộc hôn nhân kết thúc trong thời đại ngày nay có chung một nguyên nhân: chưa kịp tìm hiểu kỹ, chưa hiểu nhau, đủ trân trọng con người đích thực của nhau đã vội nên vợ nên chồng. Không còn những ràng buộc về giáo lý như trong xã hội cũ, những cuộc hôn nhân hiện đại vội vàng dường như kém nghĩa, kém sự trân trọng, kém bền, và có thể còn kém hạnh phúc hơn những cuộc hôn nhân sắp đặt trong xã hội cũ.

Lấy phải vợ dữ, nguyên nhân đầu tiên là do tìm hiểu chưa kỹ. Nhưng bên cạnh đó, nồi nào úp vung nấy, quy luật hấp dẫn thường đem đến cho những người đàn bà có phần hung dữ những người đàn ông có phần lành tính, bao dung hoặc có phần nhu nhược. Và thường "được đằng chân lân đằng đầu", người vợ có thể dễ dàng ác, dữ thành thói quen khi được dung túng. Khi ấy, vợ dữ còn do chồng. Cũng có những cặp cùng chất thì hút nhau, hai vợ chồng cùng dữ, khi ấy, lại là câu chuyện chấp nhận để chung sống, dĩ độc trị độc, hoặc sớm tan đàn sẻ nghé.

Cũng có trường hợp, lấy phải vợ dữ, người đàn ông có thể coi đó là trường học lớn của cuộc đời mà ngộ ra lẽ nhân sinh. Khổng Tử vốn không có cuộc hôn nhân hạnh phúc, sau khi "xuất thê", Khổng Tử cũng không nạp thêm thiếp. Triết gia vĩ đại người Hy Lạp, Socrates đã nói với một học trò chuẩn bị kết hôn: "Con chuẩn bị kết hôn, ta chúc mừng con. Nếu như lấy được người vợ hiền từ thì con có thể sống những tháng ngày vui vẻ hạnh phúc. Còn nếu như con lấy một người vợ dữ dằn thì con sẽ giống ta, trở thành một triết gia".

Nhà văn An Hạ [].

Khương Tử Nha, vị tướng vĩ đại, người góp phần tạo nên sự nghiệp của nhà Chu, và rất nổi tiếng trong văn hoá Á Đông, cũng từng bị vợ là Mã Thị đuổi khỏi nhà. Thế mới biết, trong phúc có hoạ, trong hoạ có phúc, lấy được vợ hiền đức, vợ chồng duyên cầm sắt, tương kính như tân ắt là phúc, lấy phải vợ dữ chưa hẳn là cái hoạ. Nhân duyên vợ chồng vốn là mối quan hệ vừa gần vừa xa, vừa là bạn đời song hành gắn bó chia ngọt sẻ bùi, vừa dễ dàng chia lìa khi duyên hết, nợ xong, vì thế, dù ta là ai, ở địa vị nào, nếu còn truy cầu hạnh phúc của kiếp người, hôn nhân vẫn luôn là bài học lớn cần được học xong, trải qua, và trưởng thành.

An Hạ

Xưa nay, người ta vẫn cho rằng, đàn bà là phải đẹp. Nếu không đẹp xuất chúng thì cũng phải ưa nhìn, đáng yêu. Thế nhưng, ngay cả thời xa xưa khi vai trò của người phụ nữ còn bị xem nhẹ, có những người phụ nữ xấu "ma chê, quỷ hờn" lại khiến các nam nhi, đại trượng phu phải kính nể, xem trọng.

1. Mô Mẫu

Người xấu nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc là Mô Mẫu. Có lẽ bà chính là người đàn bà có ngoại hình xấu xí đến mức ai nhìn vào cũng phải khiếp sợ. Bà bị người đời ví như quỷ Dạ Xoa. Tuy nhiên, trái với diện mạo đáng sợ đó, bà có trí tuệ hơn người, đối xử với mọi người rất hiền đức. Do đó, Hoàng Đế đã không do dự khi quyết lấy bà làm vợ.

Trong "Tứ tử giảng đức luận", Hán Vương Tử Uyên có nói: "Mô mẫu người lùn, dù hiền lành nhưng vẫn không giấu nổi bộ mặt xấu. Tuy vậy đức hạnh của Mô Mẫu được phụ nữ đương thời ca ngợi". Trong "Cửu chương, tích vãng nhật", Khuất Nguyên đã đánh giá Mô Mẫu rất cao, coi bà là hình mẫu về đức độ và tài năng của nữ giới thời đó.

2. Chung Vô Diệm

Chung Vô Diệm sống ở thời kỳ Chiến Quốc, tên thật là Chung Xi Luân, là người vô cùng xấu xí. Bà gắn liền với cái tên “xấu như Ma lem” do người đời đặt riêng cho bà. Dung mạo của bà được miêu tả với những từ ngữ thậm tệ như da xanh ngắt, tóc rối, đầu bẹt, mắt sâu, mũi hếch, hầu lộ trông như quỷ sứ, da đen như bồ hóng.

Tuy vẻ bề ngoài như vậy nhưng bà rất có tài trị quốc, khi còn nhỏ, bà chỉ thích săn bắn, tập võ, múa gươm.

[Ảnh minh họa] 

Vua Tề Tuyên Vương khi đó không chú tâm vào chính sự mà chỉ vui chơi hưởng lạc. Một hôm, nhà vua mở tiệc chiêu đãi quần thần thì Chung Vô Diệm xin vào yết kiến. Bà nói với vua Tề rằng bà có thuật có thể đoán trước sự việc rồi giương mắt, vỗ gối, khua tay, lắc đầu.

Vua Tề không hiểu gì cả bắt Chung Vô Diệm giải thích. Chung Vô Diệm nói, thiếp giương mắt để thay bệ hạ nhìn thấy khắp thiên hạ, thiếp vỗ gối để thay bệ hạ phạt cái tật tin dùng bọn gian thần, thiếp xua tay để thay bệ hạ đuổi bọn xu nịnh.

Vua Tề cho rằng không bao giờ có điều đó và tức giận định lôi ra chém. Chung Vô Diệm đã rất bình tĩnh dùng lời lẽ phân tích rõ chính sự trong nước, các mối nguy cấp của nước Tề. Vua Tề nghe ra liền giải tán tiệc tùng và triệu nàng về cung lập làm hoàng hậu. Được sự giúp đỡ của Chung Vô Diệm mà nước Tề sau đó đã trở nên hùng mạnh.

3. Hoàng Nguyệt Anh

Hoàng Nguyệt Anh là vợ Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam quốc. Theo mô tả trong lịch sử thì bà có mái tóc vàng và làn da nâu, còn về dung mạo như thế nào thì không được mô tả lại.

Có sách tả bà dáng người cao, thon thả nhưng mặt đen đúa đầy mụn nhọt trông rất khó coi, sách khác lại tả bà hình dáng thô kệch, thấp bé đen gầy, khuôn mặt đầy rỗ. Tuy thế, bà lại là một người phụ nữ rất dịu dàng và chu đáo, tài giỏi không thua kém chồng mình.

Khổng Minh đại truyện có ghi rõ, thừa tướng Gia Cát sau khi xuất sơn,mọi việc ở nhà đều được Gia Cát phu nhân chu toàn tất cả, vợ chồng kính nhau như khách, chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn hay xung đột gì. Nếu không nhờ có bà làm hậu phương vững chắc phía sau, Khổng Minh tiên sinh chưa chắc đã có thể toàn tâm phò trợ cho Lưu Bị.

Có ý kiến cho rằng Hoàng Nguyệt Anh là một người phụ nữ có nhan sắc mĩ miều, xinh đẹp tuyệt trần nhưng lại cố ý đeo mặt nạ xấu xí để tìm được "người anh hùng thật sự" của mình. Khổng Minh nghe tiếng Hoàng Nguyệt Anh tài giỏi phi thường, đã bất chấp mọi tin đồn không hay về nhan sắc của bà và đến cầu hôn.

Hoàng Nguyệt Anh đã thử thách trí tuệ, tài năng [qua trận pháp vườn đào] lẫn đức độ của Gia Cát Lượng trước khi chấp nhận cuộc hôn nhân này... Để rồi sau đó, bà âm thầm lui về sau làm hậu phương ủng hộ và giúp đỡ cho chồng.

4. Nguyễn Thị

Hứa Doãn lấy con gái của Nguyễn Đức Uy làm vợ. Dưới ánh nến trong đêm, thấy con gái họ Nguyễn xấu xí, chàng vội chạy ra khỏi phòng, từ đó không dám vào nữa. Sau đó Hằng Phạm là bạn của Hứa Doãn đến thăm, nói với ông rằng "Nhà họ Nguyễn gả con gái họ cho anh là có lý do, anh thử hỏi xem".

Hứa Doãn nghe lời Hằng Phạm, cuối cùng đã chịu vào phòng. Nhưng vừa nhìn thấy dung mạo xấu xí của vợ, Hữa Doãn lại chạy ra ngoài, Nguyễn Thị giữ chồng lại. Hứa Doãn vừa giật tay áo vừa hỏi "Trong tứ đức thì nàng có mấy đức?" Nguyễn Thị trả lời "Thiếp chỉ thiếu đức dung. Người quân tử có một trăm đức, vậy chàng có được bao nhiêu đức?"

Hứa Doãn trả lời: "Ta có đủ một trăm đức". Nguyễn Thị nói "Trong một trăm đức, chữ đức đứng đầu. Chàng ham sắc mà khinh tài, vậy có thể coi là đủ một trăm đức không?" Hứa Doãn không nói được gì. Từ đó về sau chàng rất mực yêu mến và quý trọng người vợ của mình.

PV [Khám Phá]

Video liên quan

Chủ Đề