Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

Câu 1

Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua [Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50 - 51]. Nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn.

a] Tả hoa sầu đâu ............................. 

b] Tả quả cà chua .............................. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ từng đoạn văn và xét xem tác giả miêu tả những chi tiết gì, theo trình tự nào? miêu tả như thế nào, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật ra sao?

Lời giải chi tiết:

a] Tả hoa sầu đâu

Tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.

Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh với mùi thơm của các loài cây khác, cho mùi thơm của hoa hòa quyện với các hương vị khác của đồng quê.

-  Tác giả bộc lộ tình cảm của mình với hoa sầu đâu.

b] Tả quả cà chua

Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.

Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh và nhân hóa tạo ra những hiệu quả nghệ thuật nhất định.

Câu 2

Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em ưa thích.

Phương pháp giải:

- Em quan sát cây muốn tả và chọn ra những chi tiết tiêu biểu.

- Sắp xếp các chi tiết ấy theo một trình tự hợp lí.

- Viết thành bài văn trong đó có sử dụng các từ ngữ sinh động, các hình ảnh so sánh gợi hình gợi cảm hoặc.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Hãy nhìn trái xoài chín mà xem ! Trông mới hấp dẫn làm sao ! Từng trái, từng trái bầu bĩnh, da căng mượt, vỏ màu vàng ươm. Hương thơm nức nở, cắt trái xoài ra, một màu vàng mỡ màng, ngọt ngào của thịt trái khiến người ta cảm thấy muốn ăn ngay ! Cắn một miếng thì cái vị ngọt, thanh và hương thơm của nó quyện vào nhau như thấm vào đầu lưỡi khiến người ta nhớ mãi.

Bài tham khảo 2:

Loài hoa mà em yêu thích nhất là hoa hướng dương. Một bông hướng dương khi nở rộ, có thể to gần bằng khuôn mặt của em. Nhị hoa to và tròn, có khi nhỉnh hơn nắm tay người. Cánh hoa hướng dương mỏng và dài, sờ và thấy rất mềm và mịn. Ở phần sát nhị, cánh hoa có màu cam, rồi chuyển dần sang vàng tươi cho đến hết. Các cánh hoa xếp thành nhiều lớp quanh nhị, như một chiếc váy nhiều tầng xinh xắn. Khi hoa già đi, chính ở phần đài hoa sẽ cho những hạt hướng dương mà chúng ta thường ăn vào dịp tết. Đây đúng là loài hoa vừa ngắm được lại có thể ăn được. Thật là tuyệt vời.

Câu 1

Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già [Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 - 42]. Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.

a] Tả lá cây

Lá bàng

          Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trong như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.

Đoàn Giỏi

b] Tả thân cây và gốc cây

Cây sồi già

         Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

         Bấy giờ đã đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, tỏa rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ấy.

Thep Lép Tôn-xtôi

a] Đoạn tả lá bàng

Tả sự thay đổi của lá bàng

b] Đoạn tả cây sồi

- Tả sự thay đổi của cây sồi già

- Hình ảnh so sánh

- Hình ảnh nhân hóa

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ từng đoạn văn rồi trả lời.

Lời giải chi tiết:

a]  Đoạn tả lá bàng

- Tả sự thay đổi của lá bàng : tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

b] Đoạn tả cây sồi

- Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.

- Hình ảnh so sánh : nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

- Hình ảnh nhân hóa : Mùa đông, cây sồi già : cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.

Câu 2

Viết một đoạn văn tả lá, thân hoặc gốc của một cây mà em yêu thích.

Phương pháp giải:

-  Lựa chọn bộ phận cây muốn miêu tả.

- Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.

- Viết thành đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

Lời giải chi tiết:

         Lá cây chuối màu xanh. Thế nhưng cái màu xanh ấy cũng rất riêng biệt, lá chuối non màu xanh như lá mạ non, khi già mang màu xanh sậm. Trên thân lá từng đường gân song song đều đặn. Và nếu mặt trên của lá chuối mang một màu xanh căng đẩy sức sống thì mặt dưới của nó lại như được rây lên một lớp phấn mịn màng màu trắnq bạc. Lá chuối đương non mềm mịn bao nhiêu thì càng về già nó giòn bấy nhiêu và rồi cái màu xanh sậm ấy theo thời gian ngả dần sang màu vàng úa, dần sang màu nâu thì dòng đời của nó chính thức lụi tàn. Đặc biệt, rất ít tàu lá chuối nào giữ được sự nguyên vẹn trước những cơn gió ngày đêm trêu chọc. Cho nên khi nó chuyển sang màu nâu đất thì tàu lá chuối xác xơ trông thương lắm ...

Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua [sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50-51]. Nêu nhận xét về cách miêu tả của các tác giả trong mỗi đoạn.

1. Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua [Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50 - 51]. Nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn.

a] Tả hoa sầu đâu ............................. 

b] Tả quả cà chua .............................. 

2. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em ưa thích.

TRẢ LỜI:

1. Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua [sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50-51]. Nêu nhận xét về cách miêu tả của các tác giả trong mỗi đoạn.

a] Tả hoa sầu đâu

- Tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.

- Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa hồng bằng cách so sánh với mùi thơm của các loài cây khác, cho mùi thơm của hoa hòa quyện với các hương vị khác của đồng quê.

-  Tác giả bộc lộ tình cảm của mình với hoa sầu đâu.

b] Tả quả cà chua

- Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.

- Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh và nhân hóa tạo ra những hiệu quả nghệ thuật nhất định.

2. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em ưa thích.

Hãy nhìn trái xoài chín mà xem ! Trong mới hấp dẫn làm sao ! Từng trái, từng trái bầu bĩnh, da căng mượt, vỏ màu vàng ươm. Hương thơm nức nở, cắt trái xoài ra, một màu vàng mỡ màng, ngọt ngào của thịt trái khiến người ta phải nuốt nước miếng ! Cắn một miếng thì cái vị ngọt, thanh và hương thơm của nó quyện vào nhau như thấm vào đầu lưỡi khiển người ta nhớ mãi.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề