Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Tập làm văn Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối - Tuần 21 trang 17, 18 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 17, 18: Tập làm văn

I. Nhận xét

Câu 1: Đọc bài văn Bãi ngô [sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 30 - 31], xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.

Đoạn Nội dung
M : Đoạn 1 [3 dòng đầu] M : Giới thiệu bao quát về cây ngô [từ khi cây còn non đến lúc trở thành cây ngô với lá rộng dài, nõn nà].
............................. ..........................

Trả lời:

Đoạn Nội dung
M : Đoạn 1 [3 dòng đầu] M : Giới thiệu bao quát về cây ngô [từ khi cây còn non đến lúc trở thành cây ngô với lá rộng dài, nõn nà].
Đoạn 2 [4 dòng tiếp theo] Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa kết trái.
Đoạn 3 [Còn lại]

Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.

Câu 2: Đọc lại bài Cây mai tứ quý [sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 23], xác định trình tự miêu tả của bài

Đoạn Nội dung
................. ........................

Trình tự miêu tả trong hai bài trên khác nhau như nào?

Trả lời:

Đoạn Nội dung
Đoạn 1: 3 dòng đầu Giới thiệu bao quát về cây mai [chiều cao, dáng, thân, tán, gốc, cành, nhánh].
Đoạn 2: 4 dòng tiếp Tả chi tiết cánh hoa và trái cây.
Đoạn 3: còn lại Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.

+ So sánh trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý có điểm gì khác bài Bãi ngô.

- Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.

- Bài Bài ngô tả từng thời kì phát triển của cây.

II. Luyện tập

Câu 1: Đọc bài văn Cây gạo [sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 32] và ghi lại trình tự miêu tả [Gợi ý : tả từng bộ phận của cây, hay tả từng thời kì phát triển của cây. Nêu cụ thể].

Trả lời:

   Bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

Câu 2: Ghi dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học :

a] Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

b] Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.

Trả lời:

Dàn ý miêu tả cây ổi [ tả lần lượt từng bộ phận của cây]

Mở bài: Giới thiệu cây định tả.

Thân bài :

- Giới thiệu dáng cây.

- Thân cây : Tròn, nhẵn bóng, vỏ cây màu nâu nhạt. Thỉnh thoảng có những miếng vỏ khô tróc ra khỏi cây, cho thân một lớp da mới.

- Lá cây : Xanh sẫm, hình thuôn tròn hoặc hình ô van.

Những đường gân trắng xếp đều đặn dọc theo xương cuống lá.

- Hoa : Trắng, nhụy vàng.

- Trái : Da trái màu xanh, với lớp thịt trắng dày, giòn, ruột trắng, hạt ổi màu vàng cứng.

Trái xanh mang vị chát, trái chín vị ngọt.

Kết bài : Nêu tình cảm của bản thân đối với cây ổi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối - Tuần 21 trang 17, 18 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

1. Phân loại lỗi, nêu cách sửa lỗi trong bài làm của em vào bảng sau. 2. Chọn một đoạn trong bài làm của em viết lại cho hay hơn. Tập làm văn : Trả bài văn miêu tả cây cối trang 58 Vở bài tập [VBT] Tiếng Việt lớp 4 tập 2 – Tập làm văn : Trả bài văn miêu tả cây cối

1. Phân loại lỗi, nêu cách sửa lỗi trong bài làm của em vào bảng sau :

Loại lỗi

Các lỗi cụ thể

Sửa lại từng lỗi

Chính tả

Từ

Câu

………….

………….

………….

Quảng cáo - Advertisements

…………….

…………….

…………….

2. Chọn một đoạn trong bài làm của em viết lại cho hay hơn

TRẢ LỜI:

1. Học sinh tự làm.

2. Chọn một đoạn trong bài làm của em viết lại cho hay hơn :

Cây bàng khá cao, ngọn gần đến mái nhà, tán xòe ra như một cây đèn lồng lớn. Mùa hè, em thích ngồi học dưới gốc cây xanh ẩy. Đến mùa đông thì ôi thôi, chỉ một ngọn gió nhẹ là từng chiếc lá to, màu hung hung buông mình xuống đất. Vài ngày trôi qua là cây trơ những cành lá khẳng khiu, trông tội lắm ! Sau đó, những mầm non lại nhú lên, mang màu xanh non tươi mát đến cho cây.

1. Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn miêu tả cây hồng nhung. Ghi vào chỗ trống sự khác nhau giữa hai cách mở bài.

a] Vườn nhà em có một cây hồng nhưng không biết trồng từ năm nào.

b] Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cùng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất.

2. Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài [theo cách mở bài gián tiếp] cho bài văn tả cây phượng hoặc cây hoa mai, cây dừa.

a] Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.

b] Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai.

c] Đầu xóm có một cây dừa.

3. Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:

a] Cây đó là cây gì ?  

b] Cây được trồng ở đâu ?

c] Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào [hoặc: do ai mua, mua vào dịp nào] ?

d] Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào ?

4. Dựa vào các câu trả lời trên, viết một đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả.

TRẢ LỜI:

1. Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn miêu tả cây hồng nhung. Ghi vào chỗ trống sự khác nhau giữa hai cách mở bài.

a] Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào.

Cách mở bài trực tiếp giới thiệu ngay cây hoa cần tả.

b] Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất.

Cách mở bài gián tiếp, nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.

2. Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài [theo cách mở bài gián tiếp] cho Bài văn tả cây phượng hay cây hoa mai hoặc cây dừa.

a] Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.

b] Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai.

c] Đầu xóm có một cây dừa.

a] Sân trường em rất rộng, lát xi măng bằng phẳng, là một sân chơi lí tưởng cho chúng em. Trong sân còn có những bồn hoa lúc nào cũng xanh tốt, ong bướm đua nhau rập rờn bên những bông hoa rực rỡ sắc màu. Đặc biệt là cây phượng vĩ trồng giữa sân trường, ngày ngày tỏa bóng mát cho chúng em vui đùa. Bạn nào cũng yêu quý cây phượng.

b] Trước sân nhà em có một khoảng đất nhỏ. Đó cũng chính là một vườn hoa nhỏ do mẹ chăm sóc từng ngày. Mẹ trồng rất nhiều hoa, nào hồng, nào cúc, nào hướng dương. Em cũng góp vào vài cụm mười giờ. Riêng ba em thì luôn chăm chút cây hoa mai. Mỗi độ tết đến trước sân, trong nhà em lại rực rỡ với những khóm mai vàng chen nhau khoe sắc.

c] Đường vào xóm nơi em ở rất khó tìm bởi nó ngoằn ngèo, bên cạnh đó lại có những vườn rau trái khiến người lạ rất dễ lạc lối. Có lẽ vì thế mà một bác nào đó đã trồng lên một cây dừa ngay đầu xóm. Cây dừa như ngọn hải đăng, dẫn lối, chỉ đường cho khách lạ và như một người bạn thân quen đối với người trong xóm.

3. Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết.

a] Cây đó là cây gì ?

Cây quất.

b] Cây được trồng ở đâu ?

Cây được trồng trong một chậu hoa to, rất đẹp.

c] Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào [hoặc : do ai mua, mua vào dịp nào] ?

Cây do ba em mua về chưng Tết.

d] Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào ?

 Trái vàng, trái đỏ chi chít trĩu cành.

4. Dựa vào các câu trả lời trên, em hãy viết một đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả.

Tết năm nay, ngoài hoa mai vàng đang rực rỡ khoe sắc trước sân nhà, ba mẹ tôi còn mua thêm một chậu quất về chưng Tết. Tôi nhớ hôm đó là chiều hai mươi tám Tết, ba tôi chở chậu quất về. Cây quất nhỏ thôi nhưng có không biết bao nhiêu là trái, trái vàng, trái đỏ lúc lỉu trĩu cành, xen lẫn vào màu lá xanh um trông thật thích mắt.

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề