Vì sao ta phải kháng chiến toàn diện

Giải bài tập Bài 2 trang 109 SGK Lịch sử 9

Đề bài

Đường lối kháng chiến tàn dân, toàn vẹn, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hóa ra sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 108, 109 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được nêu ra trong:

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh.

* Thứ nhất, kháng chiến toàn dân:

- Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của Chủ nghĩa Mác Lê-nin, từ tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Trong đó lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích làm nòng cốt.

- Để phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng tổ chức, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái,... cùng tham gia một mặt trận dân tộc thống nhất [Mặt trận Việt Minh].

- Có lực lượng  toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

* Thứ hai, kháng chiến toàn diện:

- Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại toàn diện.

- Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ngoại giao,... nhằm phát huy khả năng của mỗi người trên từng lĩnh vực, tạo ra sức mạnh tổng hợp.

+ Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.

+ Về chính trị: Năm 1948, tại Nam Bộ, bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh; Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.

+ Về kinh tế: ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc.

+ Về văn hoá, giáo dục: tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.

+ Về ngoại giao: Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc, Liên Xô, lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.

- Đồng thời ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

* Thứ ba, kháng chiến trường kì:

- So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta nhiều về mọi mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và chính nghĩa. Do đó ta phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù.

- Thông qua cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 và Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 thấy rõ chủ trương đánh bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh”, buộc thực dân Pháp phải chuyển qua đánh lâu dài của Đảng ta.

* Thứ tư, kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế:

- Mặc dù rất coi trọng thuận lợi và sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng vận mệnh của dân tộc ta phải do nhân dân ta quyết định, phải dựa vào sức mạnh của ta, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ.

- Đảng và nhân dân nhận thức được rằng: xây dựng nền chính trị, kinh tế, giáo dục,… vững mạnh chính là tiềm lực để thực hiện kháng chiến tự lực cánh sinh.

- Mặc dù vậy, Đảng ta luôn tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 - Xem ngay

Trả lời:

1.Bối cảnh  lịch sử:

      Thuận lợi: Sau cách mạng tháng 8/45 chính quyền CM đã đc thiết lập từ TW dến địa phương. Có sự lãnh đạo của đảng, của chủ tịch HCM và của mặt trận việt minh. UY tín của đảng,chính phủ HCM cao hơn bao jờ hết . Nhân dân ta anh hùng dũng cảm trong chiến đấu và bầu nhiệt huyết cm tiếp tục đc duy trì để củng cố và giữ vững chính quyền cm

     Khó khăn:-nạn đói đe doạ: nạn đói năm 45 làm hơn hai triệu đồng bào chết đói chính quyền thực dân coi người chết đói như một thứ rác rưởi. nạn đói ất dậu chưa kịp khắc phục thì 9 tỉnh đồng bằng bắc bộ bị lũ  lụt ko cày cấy đc dẫn đến nạn đói mới lại xuất hiện

-Tài chính khánh kiệt, nền kinh tế bị kiệt quệ.VD: trong cách mạng thang8 khi giành chính quyền chúng ta tiếp quản đc kho bạc chỉ có 1233000 đồng mà quá nửa rách nát ko tiêu đc

- Trình độ văn hoá của nhân dân rất thấp kém trên 90% số dân là mù chữ

-Nạn ngoại xâm và nội phản nổi dậy chống phá cm một cách điên cuồng tại hội nghị pốtxđam các cường quốc lớn nhất ở miền bắc VN có 20 vạn quân tưởng đc vào miền bắc, miền nam từ vĩ tuyến 16 vào nam thì có hơn 1 vạn quân anh vào nc ta dọn dường tạo đk cho pháp quay lại nc ta. 23/9/1945 pháp quay lại xâm lược lần hai lúc đó nc ta còn 6 vạn lính nhật đang chờ rải rác

     Những khó khăn này đã đặt chúng ta trc tình trạng ngàn cân treo sợi toc.cùng lúc đó 1 loạt các tổ chức phản động ngóc đầu dậy chống phá cm như đảng nam kỳ, đảng đông dương tự trị, đại việt cm đảng, việt nam phục quốc, việt nam quốc dân đảng[việt quốc] và VN cách mệnh đồng minh hội[ việt cách]

    Đứng trc tình hình đó ban thường vụ TƯ đảg họp hội nghị mở rộng do HCM chủ trì, đã quyết định chủ trương phát động cuộc kháng chiến chống thực dân pháp trên phạmvi cả nc và đề ra đường lối, chủ trương kháng chiến của đảng.

    Ban thường vụ TW đã điện cho các chiến khu, các tỉnh uỷ, chỉ thị “tất cả sẵn sàng”

      Đúng 20 giờ ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc đã đc phát ra. Quân dân thủ đô HNội đã nổ tiếng súng mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc

     Tiếng súng kháng chiến đang rền vang cũng là lúc lời kêu gọi toàn  quốc kháng chiến của chủ tịch HCM đc truyền đi kháp cả nc với quyết tâm “chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định ko chịu mất nc, nhất định không chịu làm nô lệ”

      Từ tuyên ngôn độc lập đến chỉ thị kháng chiến kiến quốc [25/11/45], công việc khẩn cấp bây giờ [10/46], chỉ thị toàn dân kháng chiến [12/12/46], và lời kêu gọi of chủ tịch HCM[19/12/1946], những quan điểm cơ bản của đường lối kháng chiến đã hình thành. giữa năm 1947, tổng bí thư trường trinh đã viết một loạt bài báo tập hợp thành cuốn sách “ kháng chiến nhất định thắng lợi”

  2. Về cơ bản đường lối chung của cuộc kháng chiến tập trung ở 1 số nội dung:

-Mục đích của cuộc kháng chiến là giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, XD chế độ dân chủ nhân dân, góp phần bảo vệ hoà bình thế giới.

-Tính chất của cuộc kháng chiến lúc này vẫn là “cuộc cách mạng dân tộc giải phóng.cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nc chưa đc hoàn toàn độc lập”.

-nhiệm vụ của cuộc kháng chiến đc xđịnh ngay từ đầu: “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”

-phương hướng chiến lược của cuộc kháng chiến: toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh.

-Quyết tâm kháng chiến: tinh thần qưuyết chiến quyết thắng của toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta.

-Đường lối k/chiến chống thực dân pháp là đường lối chiến tranh ndân, toàn dân, toàn diện, và lâu dài dựa vào sức mình là chính.:

   Toàn dân kchiến: đảng chủ trương sức mạnh toàn dân tộc bằng những hình thức, biện pháp phong phú phù hợp để tổ chức cả nc thành một mặt trận, tạo nên thế trận cả nc đánh giặc.

   Kháng chiến toàn diện nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến chống lại cuộc ctranh xâm lược trên tất cả các lĩnh vực, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, tạo thành sức mạnh tổng hợp.

       Về chính trị phải đoàn kết toàn dân chống pháp xâm lược, phải thống nhất toàn dân, làm cho mặt trận dân tộc thống nhất mỗi ngày một vững, mỗi ngày một rộng. Phỉ củng cố chế độ cộng hoà dân chủ, xây dượng bộ máy k/c vững mạnh thống nhất quân, chính, dân trong toàn quốc, ptriển các đoàn thể cứu quốc, củng cố bộ máy lãnh đạo k/c toàn dân. phải cô lập kẻ thù, kéo thêm nhiều bạn, làm cho ndân pháp và ndân các thuộc địa pháp tích cực ủng hộ ta, chống lại thực dân phản động pháp.

     Về quân sự: triệt để dùng “ du kích vận độgn chiến”, tiến công địch ở khắp nơi, vưa đánh địh vừa xd lực lượng, tản cư ndân ra xa vùng chiến sự.

     Về kinh tế, xd nền ktế k/c theo nguyên tắc vừa kháng chiến vừa kiến quốc, toàn dân tăng gia sx, tự túc, tự cấp về mọi mặt, xd ktế theo hướng “vừa k/chiến vừa kiến quốc”,gia sức phá kinh tế địc, ko cho chúng lấy ctranh nuôi ctranh. ktế kháng chiến về hình thức là ktế ctranh, về nội dung và dân chủ mới, chú trọng pt nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp.

     Văn hoá, thực hiện hai nhiệm vụ: xoá bỏ nền văn hoá nô dịch, ngu dân, xâm lược của thực dân pháp và xd nền văn hoá dân chủ mới, dựa trên ba nguyên tắc dân tộc hoá khoa học hoá, đại chúng hoá. tất cả mọi hoạt động văn hoá lúc này phải nhằm thựchiện khẩu hiệu “ yêu nc và căm thù”

     Ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nc theo nguyên tắc “ bình đẳng và tương trợ. Triệt để, cô lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều bầu bạn, làm cho ndân tgiới kể cả ndân pháp hiểu,tán thành và ủng hộ cuộc kchiến của ndân ta. đồng thời đẩy mạnh hoạt động biểu dương thực lực để đưa hoạt động ngoại giao giành thắng lợi.

   Kháng chiến lâu dài nhằm làm cho những chỗ yếu cơ bản của địch ngày càng bộc lộ, chỗ mạnh của địch ngày càng hạn chế,chõ yếu của ta từng bước đc khắc phục, chỗ mạnh của ta ngày càng đc phát huy

    Tự lực cánh sinh là dựa vào sức lực của toàn dân, vào đường lối đúng đắn của đảng, vào các đk thiên thời địa lợi, nhân hoà của đnc, đồng thời gia sức tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ qtế để chiến thắng kẻ thù.

      Đường lối kháng chiến của đảng là sự kế thừa và nâng lên tầm cao mới về tư tưởng quân sự truyền thống của tổ tiên xưa, là sự vận dụng lý luận ctranh cách mạng chủ nghĩa mác lêninvà kinhnghiệm nc ngoài vào đk ở VN. đường lối đó là ngọn cờ dẫn dắt và là động lực chính trị tinh thần đưa quân và dân ta tiến lên chiến đấu và chiến thắng thực dân pháp xâm lược

3. phải kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh vì:

   Toàn dân kháng chiến: đảng chủ trương sức mạnh toàn dân tộc bằng những hình thức, biện pháp phong phú phù hợp để tổ chức cả nc thành một mặt trận, tạo nên thế trận cả nc đánh giặc.

   Kháng chiến toàn diện nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến chống lại cuộc ctranh xâm lược trên tất cả các lĩnh vực, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, tạo thành sức mạnh tổng hợp..

   Kháng chiến lâu dài nhằm làm cho những chỗ yếu cơ bản của địch ngày càng bộc lộ, chỗ mạnh của địch ngày càng hạn chế,chỗ yếu của ta từng bước đc khắc phục, chỗ mạnh của ta ngày càng đc phát huy

   Tự lực cánh sinh là dựa vào sức lực của toàn dân, vào đường lối đúng đắn của đảng, vào các đk thiên thời địa lợi, nhân hoà của đnc, đồng thời gia sức tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ quốc tế để chiến thắng kẻ thù.

Video liên quan

Chủ Đề