Vì sao gọi tháng 7 là tháng cô hồn

Dân gian Việt Nam quan niệm rằng tháng 7 âm lịch hằng năm là “tháng cô hồn” và truyền tai nhau về những điều không nên làm để tránh vận rủi trong tháng này. Chúng ta hãy cùng GIAIDAPVIET.COM tìm hiểu Vì sao tháng 7 âm lịch lại gọi là tháng cô hồn? Nguồn gốc và ý nghĩa? nhất định không được mắc phải bạn nhé!

A: Vì Sao Tháng 7 Âm Lịch Lại Gọi Là Tháng Cô Hồn

Lý do được bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc với quan niệm rằng: Từ ngày 2/7 Âm lịch, Diêm Vương sẽ bắt đầu mở Quỷ Môn Quan cho quỷ đói được trở về dương gian. Sau đó cánh cửa sẽ đóng lại đúng vào đêm 14/7 Âm lịch.

Người Việt cổ tin rằng, con người gồm hai phần – hồn và xác. Khi mất đi, nếu làm nhiều việc tốt, sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ. Ngạ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu gọi là quỷ đói hay cô hồn.

Tháng 7 âm lịch hàng năm, các cô hồn này được phép trở về dương gian trong 12 ngày. Vì không có người thờ cúng, không có nhà để về nên những cô hồn này sẽ vất vưởng, lang thang khắp nơi để quậy phá, trêu trọc người còn sống. Chính vì thế, vào tháng 7, mọi người thường cúng rất nhiều đồ ăn như cháo, gạo, bánh kẹo, trái cây… để quỷ đói được ăn no, không nhũng nhiễu và quấy phá cuộc sống của mình.

Theo tín ngưỡng của dân gian, người ta sẽ làm lễ cúng xá tội vong nhân để cầu siêu cho những cô hồn này, thể hiện lòng vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dẫu cho những lỗi lầm họ gây ra khi còn sống.

Cúng xá tội vong nhân thường được tổ chức vào chiều tối ngày 14 hoặc 15 tháng 7 âm lịch. Người ta cho rằng đây là thời gian các vong linh đang trên đường trở về Quỷ Môn Quan và đó là thời điểm cúng chuẩn nhất giúp các cô hồn được ăn một bữa cuối no nê trước khi phải chịu thêm 1 năm đói khát.

Nhiều người Việt cũng quan niệm rằng, vì 1 năm chỉ được lên dương gian 1 lần nên dù được ăn no, quỷ đói vẫn ‘tranh thủ’ quậy phá và trêu chọc người dương. Vì vậy mọi người thường nhắc nhau nhiều điều cần khiêng kỵ trong tháng cô hồn, tránh gặp phải chuyện xui xẻo.

B: Ý Nghĩa Tháng Cô Hồn Và Việc Cúng Cô Hồn

Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, lễ cúng cô hồn thường thể hiện lòng kính sợ quỷ thần.

Tuy nhiên hiện nay nhiều người quan niệm tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là tháng xá tội vong nhân và tháng vu lan báo hiếu, tháng để cầu những điều an lành đến với bản thân, gia đình.

C: Nguồn Gốc Tháng 7 “Cô Hồn”

Ở Trung Quốc, nguồn gốc của tháng 7 âm lịch [tháng “cô hồn”] bắt nguồn từ việc Ngọc Hoàng cho Diêm Vương mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm để ma đói quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến rằm lại quay về. Chính vì thế, theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho ma quỷ đói để ma quỷ không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày. Hàng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 Âm lịch.

Ở Việt Nam, theo dân gian, người Việt cúng tháng 7 âm lịch kéo dài 1 tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. Người dân cũng quan niệm rằng, tháng 7 âm lịch là tháng không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa… đều tránh tháng 7.

Trong tháng 7 âm lịch hàng năm, ngoài lễ cúng “cô hồn” còn có lễ Vu Lan. Lễ Vu Lan hay còn gọi là Lễ báo hiếu – một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật, là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ nên cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.

Tháng “cô hồn” và lễ Vu Lan không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn ở rất nhiều các quốc gia khác, đặc biệt là các nước Á Đông. Ở Nhật Bản, ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7/7 Âm lịch và cả ngày rằm tháng bảy. Ở Đài Loan, ngày lễ này được kéo dài cả tháng nhưng thông thường thường tập trung vào ngày 15 của tháng với 3 phần khác nhau.

Cúng tháng 7 âm lịch là một tín ngưỡng dân gian quan trọng. Ngoài những lễ tiết cúng bái, dân gian ta còn tương truyền cả những điều con người nên làm và không nên làm trong tháng 7 âm lịch để cho cầu mong được bình an, hạnh phúc.

Những điều không nên làm:

Theo các câu chuyện được truyền tai nhau, người ta cho rằng tháng 7 âm lịch sẽ đem lại nhiều điều đen đủi do cửa địa ngục mở và hồn ma tự do lên trần gian quấy nhiễu. Vì thế, không biết từ khi nào, người ta kiêng làm những việc như: buôn bán kinh doanh, ký kết hợp đồng, nhập trạch, mua bán, thậm chí không đi bệnh viện vì sợ nhiều ma bắt xuống địa ngục.

Theo quan niệm phong thủy, vào tháng 7 âm lịch, bạn chủ yếu cần kiêng, tránh động đến nhà cửa như: động thổ hay cất mái bởi khi động thổ xây nhà sẽ làm Âm – Dương mất cân bằng dẫn tới nhiều tác động xấu tới người động thổ. Trường hợp đang xây dựng thì có thể tiếp tục các công việc đang làm mà không cần kiêng cữ tới mức dừng hết các công việc.

Đối với công việc kinh doanh, mua bán hoàn toàn không cần kiêng cữ hay né tránh bởi các hoạt động này không liên quan tới tháng 7 âm lịch. Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện các công việc quan trọng trong tháng 7 âm lịch vào các ngày tốt, bởi đó là những ngày có được các tương tác tốt từ bên ngoài vũ trụ lên Trái Đất và con người.

Đồng thời, tháng 7 âm lịch thường mưa gió thất thường nên việc đi lại cần thận trọng hơn, nhất là di chuyển bằng tàu bè, xe…

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, khi cúng Rằm tháng 7, gia chủ không nên cúng vào buổi sáng. Mọi nghi thức nên được hoàn thành trong ngày 15 âm của tháng 7.

Cũng nên lưu ý tuyệt đối không cúng đồ giả, có thể khiến phúc khí trong nhà tiêu tan.

Những điều nên làm:

– Nên sắp xếp thời gian đi thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa trang hay trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt.

– Tháng cô hồn nên tránh sát sinh. Vì thế, mâm cơm cúng Rằm thay vì rượu thịt cũng ưu tiên đồ chay. Hãy chuẩn bị giò, chả chay hay nem nấm, canh rau củ quả, các món từ đậu hũ… Khi chiên nấu đồ ăn cũng dùng dầu thực vật, không lấy mỡ động vật. Mâm cơm thanh tịnh sẽ giúp lọc sạch tà khí, loại bỏ sân si, tạp niệm.

– Nên tung gạo muối cúng chúng sinh. Thông thường, gia chủ thường cúng Phật, cúng gia tiên, thần linh trong nhà. Tuy nhiên, trong ngày Rằm tháng 7, gia chủ cũng cần cúng chúng sinh ở trước cửa hoặc ngoài trời. Một số nơi còn cúng ở chùa thay vì cúng tại gia. Khi cúng chúng sinh, hãy tung một nắm gạo hoặc muối từ trong nhà ra khỏi cửa. Hành động này giống như tiễn cô hồn, xua tan âm khí. Chú ý, không ném gạo muối từ ngoài vào trong nhà mà phải làm ngược lại mới đúng.

Người ta tin rằng, ăn các món từ đậu đỏ như chè, xôi, thạch... vào ngày lễ Thất Tịch [mùng 7/7 Âm lịch] sẽ đem lại nhân duyên tốt.

Theo tín ngưỡng này của người Trung Quốc, Quỷ môn quan sẽ đóng lại vào nửa đêm 14/7. Trong thời gian gần nửa tháng đó, mọi người dương thường cúng cháo, gạo… để quỷ đói không quấy phá, gia đình được bình an, việc làm ăn không gặp rắc rối.

Ở Việt Nam, việc cúng cô hồn là tín ngưỡng tâm linh truyền thống xuất phát từ niềm tin rằng con người có phần xác và phần hồn. Sau khi qua đời, có người được đầu thai chuyển kiếp, có người vì tâm tình còn nhiều khúc mắc nên chưa siêu thoát, cứ vất vưởng bơ vơ, cũng có người bị đày vào địa ngục làm quỷ đói, nếu được thả ra có thể nhũng nhiễu dương gian.

Mâm cúng cô hồn thường có cháo trắng.

Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục viết: "Rằm tháng Bảy gọi là Tết Trung nguyên. Ta tin theo sách Phật thường cho hôm ấy là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là người dưới âm phủ được tha một ngày hôm ấy. Bởi vậy nhiều nhà mua vàng mã cúng gia tiên, các nhà có người mới mất cũng hay đốt mã làm chay về hôm ấy".

Trên thực tế, người Việt cúng cô hồn trong tháng 7, không ấn định riêng ngày nào, cúng sớm hay muộn tùy thuộc vào từng gia đình, từng địa phương. Nhiều gia đình cúng đúng vào ngày rằm, nhiều người cúng sớm hơn. 

Ngoài mục đích tránh bị ma quỷ quấy phá, ở khía cạnh khác, cúng cô hồn thể cũng thể hiện sự nhân văn của người Việt, thể hiện sự thương xót đối với những vong hồn khốn khổ, đói khát, không được cúng tế.

Do đó, ngày rằm tháng bảy, ngoài việc cúng tổ tiên để tỏ lòng thành kính, báo hiếu, các gia đình thường có mâm cúng chúng sinh như một cách tích đức, tích phúc. Nhiều nhà còn làm lễ đọc kinh cầu siêu để siêu độ cho những vong hồn lang thang không nơi nương tựa.

Thiên An [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề