Vi phạm pháp luật là gì ví dụ

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Ví dụ: Sinh viên A sử dụng tài liệu trong lúc làm bài tập cá nhân tuần mặc dù Đề cương môn học không cho phép.

2 – Các loại vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau:

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Cho ví dụ và phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật đó
  • Vi phạm pháp luật là gì? Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
  • [SO SÁNH] Phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác
  • Cho ví dụ và phân tích mặt khách quan của vi phạm pháp luật đó
  • Cho ví dụ và phân tích mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đó
  • Cho ví dụ, phân tích chủ thể, khách thể của vi phạm pháp luật đó
  • Thực trạng phòng ngừa các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm
  • Bàn về quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
  • Vi phạm pháp luật và Trách nhiệm pháp lý
  • Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi pham luật

a – Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật

Vi phạm pháp luật được chia thành các loại tương ứng với các ngành luật: Vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự…

b – Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, chủ thể, khách thể

Vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau:

– Vi phạm hình sự [tội phạm]

Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự hiện hành của nước ta thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Ví dụ: Hành vi giết người là một tội phạm.

– Vi phạm hành chính:

Theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam thì vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.

Ví dụ: Người tham gia giao thông bằng xe máy chạy quá tốc độ cho phép là đã vi phạm hành chính.

– Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.

Ví dụ: Người thuê nhà nhưng không trả tiền thuê và hết hạn hợp đồng mà không trả nhà lại cho chủ.

– Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ đuợc đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.

Ví dụ: Sinh viên sử dụng tài liệu làm bài thi khi đề thi không cho phép.

Ngoài bốn loại trên còn có thể có các loại vi phạm sau:

– Vi phạm Hiến pháp là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hiến pháp trái với các quy định của Hiến pháp. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hiến pháp chủ yếu là các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước.

Ví dụ: Một cơ quan nhà nước ban hành một văn bản quy phạm pháp luật có quy định trái với Hiến pháp.

– Vi phạm pháp luật quốc tế của quốc gia: Quốc gia sẽ bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết quốc tế mà quốc gia đã tự nguyện cam kết.

Vi phạm pháp luật là gì? Dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật thế nào? Là những nội dung sẽ được LuatVietnam làm rõ trong bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết [Ẩn]

  • 1. Vi phạm pháp luật là gì?
  • 2. Dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật thế nào?
  • 3. Cấu thành vi phạm pháp luật gồm những gì?

1. Vi phạm pháp luật là gì?

Hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên qua nghiên cứu khoa học và thực tiễn giải quyết, có thể hiểu vi phạm pháp luật là hành vi làm trái luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Hành vi này xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Một số ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật phổ biến như:

- Buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy;

- Không đội mũ bảo hiểm, không có bằng lái khi tham gia giao thông;

- Lấn chiếm đất đai của nhà hàng xóm, đất công ích của xã…

Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật, có lỗi, do chủ thể có NLTN pháp lý thực hiện [Ảnh minh họa]

2. Dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật thế nào?

Từ cách hiểu nêu trên, có thể nhận thấy các dấu hiệu của vi phạm pháp luật bao gồm:

- Là hành vi trái pháp luật và gây nguy hiểm cho xã hội:

Đây là dấu hiệu đầu tiên và tương đối quan trọng bởi ngoài pháp luật, các quan hệ xã hội còn chịu sự điều chỉnh của đạo đức, phong tục, tập quán. Do vậy, vi phạm pháp luật trước tiên phải là hành vi trái pháp luật để phân biệt với các hành vi trái đạo đức, phong tục, tập quán…

Đồng thời, các hành vi của cá nhân, tổ chức được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, đáng lưu ý, các hành vi này phải gây nguy hiểm cho xã hội và xâm phạm tới các quan hệ được pháp luật bảo vệ.

- Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện:

Điều này có nghĩa, nếu hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng do chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Theo đó, năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Theo quy định, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường.

- Là hành vi có lỗi của chủ thể:

Để xác định vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi tức yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật.

Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện hoàn cảnh khách quan, chủ thể thực hiện hành vi không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hoặc không nhận thức được hành vi của mình có thể để lại hậu quả gì thì chủ thể đó không bị xem là có lỗi và hành vi đó không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.

- Xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ:

Các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ gồm:

+ Quan hệ nhân thân: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, chu cấp của cha mẹ với con cái; quan hệ hôn nhân gia đình,…

+ Quan hệ tài sản: Khi thực hiện các giao dịch mua bán, vay mượn,…

Một số ví dụ về vi phạm pháp luật và các vi phạm khác:

- Vi phạm pháp luật:

+ Hành vi giết người; Trộm cắp tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

+ Người thuê nhà nhưng không trả tiền thuê và hết hạn hợp đồng mà không trả nhà.

-Sinh viên sử dụng tài liệu làm bài thi khi…

- Vi phạm khác:

- Sống không trung thực, lừa dối cha mẹ, bạn bè;

- Thờ ơ trước nỗi đau của người khác…

3. Cấu thành vi phạm pháp luật gồm những gì?

Vi phạm pháp luật nói chung được cấu thành bởi 04 yếu tố sau:

- Mặt khách quan:

Là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật gồm: Hành vi trái pháp luật; sự thiệt hại cho xã hội và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với sự thiệt hại cho xã hội; thời gian, địa điểm, công cụ vi phạm.

- Mặt chủ quan:

Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, gồm các yếu tố: Lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật. Trong đó:

+ Lỗi là trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu quả xấu trong hành vi của mình và trong chính hành vi đó tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp. Lỗi được chia thành hai loại: Lỗi cố ý và lỗi vô ý

+ Động cơ là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

+ Mục đích là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật hướng tới, mong đạt tới khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

- Mặt chủ thể:

Là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Mỗi loại vi phạm pháp luật đều có chủ thể riêng tùy thuộc vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Chủ Đề