Ví dụ về cụm chủ vị de mở rộng câu

  • Xem
  • Lịch sử chỉnh sửa
  • Bản đồ
  • Files

Để mở rộng câu, ta có thể sử dụng các cách: thêm trạng ngữ cho câu và dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.

Thêm trạng ngữ cho câu [edit]

1. Khái niệm về trạng ngữ

  • Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính về nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, điều kiện,...
  • Xét về mặt cấu tạo, câu gồm hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Tuy vậy, không phải lúc nào câu cũng chỉ có hai thành phần chính mà câu còn có cả những thành phần phụ. Thành phần phụ quan trọng nhất của câu là trạng ngữ.

2. Đặc điểm của trạng ngữ

  • Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
             - Trạng ngữ chỉ nơi chốn [trả lời cho câu hỏi: "ở đâu?"]

             - Trạng ngữ chỉ thời gian [trả lời cho câu hỏi: "khi nào?"]

             - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân [trả lời cho câu hỏi: "vì sao"]

             - Trạng ngữ chỉ mục đích [trả lời cho câu hỏi: "để làm gì?"]

             - Trạng ngữ chỉ phương tiện [trả lời cho câu hỏi: "bằng gì?"]

             - Trạng ngữ chỉ cách thức [trả lời cho câu hỏi: "như thế nào?"]

             - Trạng ngữ chỉ điều kiện [trả lời cho câu hỏi: "với điều kiện gì?"]

 Câu chứa trạng ngữ chỉ thời gian:"Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa". [Vũ Bằng]

             - Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu;

             - Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

"Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe". [Khánh Hoài]

3. Tác dụng của việc thêm trạng ngữ cho câu

  • Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác;
  • Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

 "Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ". [Ét-môn-đô đơ A-mi-xi]

4. Tách trạng ngữ thành câu riêng

  • Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu thành những câu riêng.

"Hắn không còn kinh rượu nhưng cố gắng uống cho thật ít. Để cho khỏi tốn tiền". [Nam Cao]

Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu [edit]

1. Khái niệm dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

  • Các thành của câu [câu đơn hoặc câu ghép] thông thường được cấu tạo từ các từ, cụm từ.

 \[ \underbrace{\text{Vào đêm trước ngày khai trường của con, }}_{TN} \underbrace{\text{mẹ}}_{CN} / \underbrace{\text{không ngủ được.}}_{VN} \] [Lý Lan]

        + Trong câu văn trên, trạng ngữ là cụm danh từ, chủ ngữ là danh từ [dùng như đại từ xưng hô], vị ngữ là cụm động từ.

  • Trong nhiều câu văn, các thành phần câu được cấu tạo bởi cụm từ có hình thức cấu tạo giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị [cụm C-V]. Các câu văn đó được gọi là câu mở rộng thành phần.
 
\[ \underbrace{\text{Trung đội trưởng Bính }}_{CN} \underbrace{\text{khuôn mặt/đầy đặn.}}_{VN} \] [Trần Đăng]
       + Trong câu văn trên, chủ ngữ là cụm danh từ, vị ngữ là một cụm C-V: khuôn mặt đầy đặn.
       + Cụm này đã diễn đạt một ý trọn vẹn. Nếu tách riêng cụm này, ta có câu đơn dùng để miêu tả: Khuôn mặt / đầy đặn.
 
Chị Cốc / đã trông thấy \[ \underbrace{\text{Dế Choắt }}_{CN} \underbrace{\text{đang loay hoay trước cửa hang.}}_{VN} \] [Tô Hoài]
        + Trong câu văn trên, chủ ngữ là cụm danh từ, vị ngữ là cụm động từ [có động từ trông thấy là động từ trung tâm]. Thành phần bổ ngữ của động từ là một cụm chủ vị.

Như vậy, cách sử dụng cụm C-V làm thành phần của câu hoặc của cụm từ trong câu được gọi là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.

2. Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.

  • Cụm C- V mở rộng câu thường xuất hiện trong các câu mà vị ngữ bắt đầu bằng những động từ bắt buộc phải có phần sau như: khiến, làm, khiến cho, làm cho, thấy, rằng, yêu cầu, đề nghị, mời, bảo, cho,...
 
Chị Ba / đến // khiến tôi / rất vui và vững tâm. [Bùi Đức Ái]
Cô giáo // cho 
học sinh / nghỉ.
  • Cụm C-V cấu tạo nên chủ ngữ ta được câu mở rộng thành phần chủ ngữ. 
 
\[ \underbrace{\text{Từng tảng mây khói đen / là là hạ thấp xuống kênh }}_{CN} \underbrace{\text{làm tối sầm mặt đất.}}_{VN} \] [Đoàn Giỏi]
  • Cụm C-V cấu tạo nên vị ngữ ta được câu mở rộng thành phần vị ngữ.
 
\[ \underbrace{\text{Con gái Huế }}_{CN} \underbrace{\text{nội tâm / thật phong phú, âm thầm, kín đáo và sâu thẳm.}}_{VN} \] [Hà Ánh Minh]
  • Cụm C-V cấu tạo nên trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, phụ chú ngữ, khởi ngữ trong câu.
Căn nhà 
tôi / ở núp dưới rừng cọ. [Nguyễn Thái Vận]
Khi 
mùa xuân / vềmuôn vàn tia nắng / rót xuống nhân gian // làm cho những cánh hồng / đua nhau khoe sắc thắm.

◄ Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề