Công việc hộ lý là gì

21/12/2021

Công việc hộ lý được hiểu như thế nào, công việc ra làm sao? Cùng tìm hiểu thế nào là hộ lý nhé!

Nhiều bạn sẽ rất thắc mắc điĐài Loanlàm hộ lý có phải là đi làm y tá , điều dưỡng trong bệnh viện hay không?  Câu trả lời hộ lý chính là công việc chăm sóc, giúp đỡ những người già, người bệnh trong các trung tâm dưỡng lão, chăm sóc dài kỳ, bệnh viện...mọi hoạt động cá nhân sinh hoạt hàng ngày. Và công việc của người hộ lý sẽ được sắp xếp dưới sự điều hành của các nhân viên y tá trưởng.

Hộ lý chăm sóc đời sống cá nhân của người bệnh

Nói một cách chi tiết hơn thì những người làm công việc hộ lý chính là chăm sóc đời sống từ A- Z , từ việc ăn uống, tắm rửa, thay bỉm , đổ bô, dọn dẹp khử khuẩn.... cho người bệnh, người già sống tại các trung tâm dưỡng lão

Và đây là một ngành nghề dịch vụ công đồng, các trung tâm dưỡng lão, bệnh viện đa số tuyển dụng những người lao động có độ tuổi từ 28 – 40. Công việc này cũng yêu cầu người lao động là phải chăm chỉ, chịu khó học hỏi và hơn thế nữa là phải tấm lòng yêu thương con người, thật thà. Đây là một trong những đức tích cần phải có của một hộ lý.

Bạn có thể quan tâm:

1. Nội dung công việc của hộ lý Đài Loan

2. Quyền lợi của người lao động hộ lý làm việc tại Đài Loan

3. Mức lương của hộ lý Đài Loan

Đánh giá của khách hàng

Nghe nữ hộ lý bệnh viện ở Hà Tĩnh kể chuyện nghề
Ngày đăng: 24/02/2020 - Lượt xem: 2289

Vất vả, áp lực nhưng cũng không ít niềm vui, hạnh phúc. Đó không chỉ là những câu chuyện về nghề của các bác sĩ, điều dưỡng mà còn của cả những người hộ lý lặng thầm nơi hành lang các bệnh viện.

Ngày nào cũng vậy, cứ 6h sáng, chị Nguyễn Thị Hường [hộ lý Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh] đã có mặt ở khoa. Công việc của chị phải cơ bản hoàn thành trước khi các bác sĩ tiến hành thăm khám bệnh nhân vào giờ hành chính. Bắt đầu từ hành lang văn phòng khoa đến dãy nhà điều trị, chị lặng lẽ vệ sinh hết 22 phòng bệnh, 3 cầu thang và 5 hành lang khu vực mình đảm nhận.

Hộ lý Nguyễn Thị Hường luôn có mặt ở bệnh viện sớm để bắt đầu ngày làm việc của mình.

Chẳng mấy bệnh nhân và người nhà thấy được gương mặt của chị bởi nó luôn ẩn sau lớp khẩu trang bảo hộ. Vệ sinh buồng bệnh; thay phát chăn gối, quần áo cho bệnh nhân; thu gom rác thải y tế… những công việc “không tên” khiến chị lúc nào cũng tất bật.

“Tôi gắn bó với công việc này đã 22 năm nay rồi. Công việc không đòi hỏi cao về trình độ nhưng lại cần phải thật sự chăm chỉ, ngăn nắp và không ngại khó ngại khổ. Cả khoa chỉ có 2 hộ lý nên chúng tôi cũng phải hỗ trợ nhau trong công việc để đảm bảo khoa phòng, buồng bệnh luôn sạch sẽ, vệ sinh” – chị Hường cho biết.

Công việc đòi hỏi chị Hường và các đồng nghiệp tính cần mẫn, chịu khó...

Lặng lẽ với công việc không tên, chị Hường luôn hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao; được lãnh đạo khoa tin tưởng, anh chị em đồng nghiệp yêu quý. Năm 2007, chị vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Chị Hường chia sẻ: “Đó vừa là niềm vinh dự, tự hào, là động lực để tôi ý thức hơn trách nhiệm của mình trong công việc, nỗ lực hơn trong cuộc sống”.

Sự cống hiến thầm lặng của chị đã được ghi nhận khi chị liên tục nhiều năm liền đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua, được nâng lương trước thời hạn và vinh dự được nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp sức khỏe nhân dân” của Bộ Y tế trao tặng.

...và thái độ phục vụ tận tình đối với bệnh nhân, người nhà.

Ở Khoa Cấp cứu – Chống độc - nơi đầu tiên tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch với rất nhiều nguyên nhân từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngộ độc, tai biến…, các hộ lý khoa không chỉ thực hiện những công việc thông thường.

Chị Phan Thị Dung [hộ lý khoa] chia sẻ: “Nhiều ca chấn thương nặng được đưa vào đây khi người thân cũng khó nhận ra mặt mũi; áo quần nhuốm đầy máu và bùn đất. Hộ lý, điều dưỡng là những người phải thực hiện các thủ tục vệ sinh. Thậm chí có những ca đã tử vong ngoại viện, chúng tôi cũng phải cố gắng lau rửa cẩn thận, chu đáo để người thân vào nhận đỡ đau lòng. Nếu không có bản lĩnh và một tinh thần vững vàng thì khi tiếp xúc với những ca cấp cứu, rất dễ “choáng”.

Hộ lý Khoa Cấp cứu - Chống độc là những người thường xuyên tiếp xúc, làm vệ sinh cho những ca cấp cứu nguy kịch. [Trong ảnh: Chị Dung [áo xanh bên trái] cùng đồng nghiệp chăm sóc bệnh nhân cấp cứu].

25 năm gắn bó với công việc này, số lần đón giao thừa cùng gia đình của chị Dung chỉ đếm trên đầu ngón tay. Với chị và các đồng nghiệp, niềm hạnh phúc trong những ngày lễ tết, thời khắc chào đón năm mới là không phải đón thêm ca cấp cứu nào.

Mỗi ngày, 3 thành viên trong tổ hộ lý của chị Dung phải vệ sinh buồng bệnh; thu gom, thay mới khoảng 200 chiếc ga trải giường và cũng chừng đó bộ quần áo, chăn màn cho bệnh nhân đang điều trị; phục vụ vệ sinh hàng trăm ca cấp cứu - một khối lượng công việc khổng lồ.

Khối lượng công việc nhiều trong khi nhân lực có hạn, chị Phan Thị Dung và đồng nghiệp phải nỗ lực hết mình trong mỗi ca trực.

Không chỉ làm việc vất vả, nghề hộ lý còn thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh nguy hiểm. Có thâm niên gần 14 năm vệ sinh, chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Nội I, Bệnh viên Lao phổi Hà Tĩnh, hộ lý Đậu Thị Nguyệt luôn coi những đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang, ủng… là vật bất ly thân.

Chị Nguyệt chia sẻ về công việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ của mình: “Khoa Nội I có gần 50 bệnh nhân lao dương tính, lao kháng thuốc, đa kháng thuốc và HIV. Thường xuyên tiếp xúc với chất thải, bệnh phẩm, vệ sinh cho bệnh nhân truyền nhiễm buộc chúng tôi phải luôn ý thức bảo vệ, phòng lây nhiễm cho mình và những người xung quanh.”

Thường xuyên tiếp xúc với người bệnh và bệnh phẩm, đồ bảo hộ lao động là vật bất ly thân đối với các hộ lý.

Vượt lên những vất vả, hiểm nguy, chị Nguyệt và nhiều đồng nghiệp luôn coi bệnh nhân như người nhà. Chị Nguyệt không giấu được xúc động khi nhớ lại những trường hợp bệnh nhân mang bệnh truyền nhiễm không có người nhà chăm sóc, và các chị hộ lý là những người tận tình giúp đỡ họ trong suốt quá trình điều trị.

“Bệnh nhân xuất viện khỏe mạnh cùng lời cám ơn chân thành là niềm động viên lớn lao với chúng tôi” - chị Nguyệt trải lòng.

Hà Tĩnh hiện có khoảng 260 nữ hộ lý công tác tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện. Lặng lẽ và khiêm nhường nhưng đội ngũ này đã và đang đóng góp không nhỏ trong công tác nâng cao chất lượng khám chữa, phục vụ người bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành y tế Hà Tĩnh.

Lặng thầm với công việc không tên, các hộ lý đóng góp không nhỏ trong công tác chăm sóc, khám chữa cho người bệnh.

Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Hà Tĩnh Nguyễn Văn Hải cho biết: “Công việc của các hộ lý rất vất vả, thiệt thòi nên lãnh đạo các bệnh viện và BCH công đoàn ngành hết sức quan tâm. Những dịp lễ tết, chúng tôi đều thăm hỏi, tặng quà; ưu tiên hỗ trợ mái ấm công đoàn cho các chị có hoàn cảnh khó khăn… với mong muốn động viên các chị tiếp tục nỗ lực cống hiến cho ngành y, hết lòng vì người bệnh”.

Dù vất vả và đối mặt với những mối hiểm nguy nhưng các chị vẫn lặng lẽ, cần mẫn với công việc của mình. Khi người bệnh xuất viện, họ có thể chẳng nhớ mặt, biết tên người hộ lý nhưng bệnh nhân khỏe mạnh, khuôn viên bệnh viện luôn “xanh – sạch – đẹp” đã là niềm hạnh phúc lớn lao với những người lặng thầm, cần mẫn góp sức mình vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Theo Báo Hà Tĩnh

Chủ Đề