Ví dụ về chiến lược biên giới mềm

Cách đây đã lâu dọc biên giới Việt - Lào đoạn chạy qua Tương Dương, Nghệ An, phỉ vẫn hoạt động và lôi kéo dân chúng. Người dân khi tin theo những luận điệu lừa bịp cũng trở thành phỉ sống thành những nhóm nhỏ bên kia biên giới và có sự liên kết khá chặt chẽ. Khi đó, nhiệm vụ giữ gìn an ninh quốc gia vùng biên đã trở thành nhiệm vụ chung của nhiều lực lượng, trong đó có các chiến sỹ An ninh Công an tỉnh Nghệ An.

Cuộc sống dọc theo biên giới là cuộc chiến trong từng hoạt động nhỏ nhất. Các chiến sỹ khi đi tắm cũng phải có người canh gác, đi vệ sinh cũng phải mang theo súng. Không chỉ là những nguy cơ đến từ những cuộc tấn công của phỉ mà ngay cả rắn rết, ruồi vàng cũng có thể khiến mạng sống nguy kịch.

Hàng năm trời ròng rã trong sự khắc nghiệt đó hẳn khiến mọi người nghĩ đến những cuộc đụng độ đầy cam go, quyết liệt với súng đạn, thương vong và đổ máu. Nhưng không. Vũ khí quan trọng nhất của lực lượng An ninh khi đó chỉ là một câu nói giản dị vẫn vang lên khắp núi rừng: "Đồng bào phỉ mình ơi, về nhà đi thôi!". Biên giới, trong tâm trí của nhiều người là những cột mốc, những giới hạn, những đường kẻ rõ ràng và khô khan. Nhưng với các chiến sỹ An ninh khi đó, biên giới nằm trong từng người dân biết hướng về Tổ quốc.

Chắc không ai ngờ rằng trong xu thế mới của thời đại, triết lý giản dị từ một góc biên giới Việt Nam ấy lại đang trở thành trọng tâm trong lý luận về an ninh quốc gia. Trong lịch sử, mỗi quốc gia tồn tại khi giữ vững đường biên giới của mình. Ngay trong Bản tuyên ngôn đầu tiên của Lý Thường Kiệt, khẳng định mạnh mẽ nhất của nền độc lập chính là biên giới "Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư". Biên giới ấy mang hình dáng sông núi và được thừa nhận bởi trời đất. Nó phân định rõ ràng sự tồn tại của những quốc gia. Trong tư thế ấy, mọi quốc gia là bình đẳng. Và bảo vệ biên giới trước bất kỳ sự xâm chiếm nào là quyền lợi chính đáng, là việc làm chính nghĩa để giữ nước. Quan niệm trên, dù có ít nhiều thay đổi trong từng nền văn hóa nhưng được các quốc gia thừa nhận. Do đó, giữ vững đường biên giới đã trở thành yếu tố hàng đầu của an ninh quốc gia.

Trong bối cảnh hiện tại, quan niệm trên vẫn giữ nguyên tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, những thay đổi của thế giới đang đặt ra những vấn đề gắt gao hơn về sự tồn tại của một quốc gia. Bảo vệ đường biên giới cứng là chưa đủ mà còn phải bảo vệ tất cả những gì đã hình thành nên một quốc gia đằng sau đường biên giới đó…

Biên giới đã không còn nằm trong không gian địa lý mà đã ở trong mỗi con người. Khi bản sắc của mỗi quốc gia bị va đập, cái triết lý từ khoảng biên giới nọ đã trở thành một hiện tượng phổ quát. Mỗi con người có lựa chọn rộng lớn hơn về khả năng cư trú của mình. Dựa vào trình độ, khả năng chuyên môn, mỗi người có thể xin cư trú tại những quốc gia thích hợp hơn. Nếu không, anh ta vẫn có thể sống trong một quốc gia nhưng lối sống, cách làm việc, suy nghĩ và thậm chí cả ngôn ngữ cũng đã là của quốc gia khác. Hay đơn giản chỉ là việc hưởng thụ nền văn hóa khác, hướng đến những hệ giá trị khác…

Như thế, một phần của khái niệm biên giới đã chuyển vào trong mỗi con người. Và đó chính là biên giới mềm của thời đại. Việc gìn giữ từng người dân là yếu tố cốt lõi để đảm bảo an ninh quốc gia trong thời đại mới. Một người dân có thể là rất nhỏ bé trong tổng thể dân tộc, nhưng chính sức mạnh của người dân ấy lại như thể móng thần trên chiếc nỏ để gìn giữ một đất nước. Mất đi sức mạnh ấy, dù thành ốc có vững vàng đến mấy cũng không thể bảo vệ nổi sự tồn tại của một quốc gia

Lê Thanh Tùng

Ví dụ về chiến lược biên giới mềm

Ví dụ về chiến lược biên giới mềm

Ví dụ về chiến lược biên giới mềm
Tác giả Chủ đề: Cuộc đấu tranh giành giật "Biên Cương Mềm"  (Đọc 15549 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Mới đây, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh lại vừa đăng bài khiêu khích trên Twitter rằng “Trung Quốc đã hoạt động ở Biển Đông từ 2000 năm trước”. Điều này khiến người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam phải lên tiếng.

Ví dụ về chiến lược biên giới mềm
Ví dụ về chiến lược biên giới mềm

Biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã yên vì hiệp ước phân định biên giới giữa hai nước đã được ký kết, nhưng ngoài biển Đông, Trung Quốc vẫn liên tục quấy nhiễu.

Trung Quốc luôn dùng vấn đề biên giới để gây sức ép với các nước láng giềng, nhẹ thì như phát biểu của cái loa rè Hoa Xuân Oánh, nặng thì “đụng độ” vũ trang như đã từng xảy ra với Nga, Ấn Độ, Việt Nam. Hễ có điều kiện thì họ xâm lăng lãnh thổ láng giềng, mở rộng biên giới quốc gia. Rõ ràng đây là sách lược quốc gia của Trung Quốc xuyên suốt chiều dài lịch sử. Ở cạnh láng giềng như vậy thật đáng sợ!

Trong tình hình hiện nay, chính sách gây hấn ở biên giới của Trung Quốc càng được đẩy mạnh nhằm đa mục đích: Răn đe các nước láng giềng đang có xu hướng liên minh với Mỹ bao vây Trung Quốc; Gây mất ổn định, ép các nước mà gã phương bắc cho là kẻ thù tiềm năng phải chạy đua vũ trang theo họ; Đẩy những căng thẳng chính trị và bất ổn trong nước ra bên ngoài; Thực hiện mục tiêu lâu dài là bành trướng lãnh thổ và vươn lên thay Mỹ lãnh đạo thế giới…

Tình hình biên giới Trung-Ấn tiếp tục căng thẳng sau vụ đụng độ ngày 16-6 tại khu vực thung lũng Galwan, vì đến nay Trung Quốc không chịu rút quân về vị trí xuất phát. Trung Quốc cũng không có ý định đàm phán về biên giới với Ấn Độ, nhằm duy trì tình trạng bán chiến tranh. Kết quả Ấn Độ phải chi tiêu quốc phòng rất nhiều và nó trở thành gánh nặng không nhỏ cho một nước có GDP chỉ bằng 1/5 của Trung Quốc.

Ví dụ về chiến lược biên giới mềm
Ví dụ về chiến lược biên giới mềm

Trung Quốc còn chủ động hơn trong chính sách gây sự với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, khi tuyên bố chủ quyền quần đảo Senkaku. Tàu, thuyền, máy bay của Trung Quốc tự ý ra vào vùng biển quanh đảo như cơm bữa khiến Nhật Bản vất vả đối phó. Cứ một máy bay Trung Quốc bay tới là Nhật phải xuất kích 4 máy bay để xua đuổi. Trung Quốc còn đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá vùng biển này như ở biển Đông của Việt Nam, rồi huy động đội tàu đánh cá bán vũ trang đông đảo đến khai thác ồ ạt sau mỗi lần tuyên bố lệnh cấm đánh cá được dỡ bỏ. Trò chơi này đã diễn ra nhiều năm do Trung Quốc có lợi thế ở gần Senkaku và có vũ khí hạt nhân, còn Nhật Bản thì không.

Việt Nam ký ước định biên giới trên bộ với Trung Quốc tháng 12/1999, sau hàng chục năm đàm phán. Khi đó Trung Quốc chưa mạnh như bây giờ, cũng chưa hung hăng như bây giờ. Hiện nay ta chỉ phải dồn lực đối phó với Trung Quốc về tranh chấp trên biển, đấy là cái được lớn nhất khi mua thời gian.

Xét lịch sử Trung Quốc, trừ các triều đại nhà Nguyên, nhà Thanh là những ngoại tộc, biên giới quốc gia của người Hoa chưa bao giờ rộng lớn như bây giờ, kể cả các triều cực thịnh như Hán, Đường, Tống, Minh.

Chống lại tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc thời nay càng khó khăn gấp bội. Ngoài biên giới cứng còn phải chống lại chiến lược biên giới mềm của họ, được cụ thể hóa bằng những sách lược “Nhất đới nhất lộ”, “Trung Hoa mộng”.

“Chơi dao có ngày đứt tay”, “kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm”. Tranh chấp biên giới mềm giữa Trung Quốc và Mỹ dẫn đến xung đột lợi ích hai nước mấy năm nay. Mỹ cũng đang ép Trung Quốc chạy đua vũ trang như lâu nay Trung Quốc ép Ấn Độ, Nhật Bản. Trò chơi càng lúc càng gay cấn, ai chịu xuống thang hay già néo đứt dây đây?

P/S: Mới đây, VTV chiếu phim tài liệu về chiến tranh biên giới. Có thể thấy, Việt Nam đang tỏ thái độ đanh thép, sau nhiều năm dân ta phải nghe giọng lưỡi cú diều của những cái loa rè của Trung Quốc.

Hòa Đỗ

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Link tải luận văn miễn phí cho ae Lời mở đầuNhắc đến khái niệm “biên giới quốc gia”, người ta nghĩ ngay tới một ranh giới xác định, giới hạn vùng lãnh thổ của một quốc gia,và giới hạn phạm vi quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.Biên giới quốc gia được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp nhau,thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia liên quan.Trong những thập niên gần đây,xuất hiện một khái niệm mới làm thay đổi cách nhìn về biên giới,về sự tự chủ quốc gia:khái niệm “Biên giới mềm”.Biên giới mềm là một khái niệm dùng để thể hiện rằng các quốc gia trong các thời đại khác nhau có thể phát triển tầm ảnh hưởng của mình tới các quốc gia khác thông qua việc phát triển các lĩnh vực khác nhau của đời sống và đưa chúng ra phổ biến với thế giới. Nếu như khái niệm biên giới hành chính ( biên giới cứng) cho thấy chủ quyền của một quốc gia đối với vùng lãnh thổ của mình thì khái niệm biên giới mềm còn cho ta thấy chủ quyền quốc gia giờ đây không chỉ như thế mà còn được mở rộng tới tận những nơi mà ở nơi đó con người đón nhận và vận dụng những thành tựu của nhân loại.Bởi vì ở những nơi đó con người ít nhiều chịu sự tác động, chi phối bởi tư tưởng của quốc gia mà họ đang tiếp cận. Khi chúng trở thành thế mạnh của quốc gia, thì không những chúng mang lại lợi ích cho quốc gia đó, mà theo xu hướng hội nhập, bản thân các quốc gia khác cũng cần đón nhận, tiếp thu.Nhưng liệu sự đón nhận và tiếp thu ấy sẽ mang đến những thuận lợi và bất lợi gì trong việc bảo vệ chủ quyền của nhiều quốc gia trên thế giới;hay nói cách khác “biên giới mềm” sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những đối tượng chịu sự tác động của nó trên mọi lĩnh vực – từ kinh tế,chính trị,văn hoá thông tin đến cả an ninh quốc phòng....? Việt Nam chúng ta cũng không phải là một ngoại lệ.Sau một thời gian nghiên cứu,nhóm chúng em đi sâu vào tìm hiểu tầm quan trọng của biên giới mềm trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay và những tác động của nó đến mọi lĩnh vực của Việt Nam.I.Khái quát về Biên giới mềm: Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của nhà nước là xác định phạm vi lãnh thổ của mình trên bản đồ thế giới, xác định tầm ảnh hưởng của mình đối với các đất nước khác. Và thực tiễn lịch sử đã chứng minh bất kỳ quốc gia nào, nhà nước nào cũng luôn muốn mở rộng biên giới của mình. Vậy biên giới được hiểu như thế nào? Liệu biên giới có phải chỉ đơn thuần là phạm vi lãnh thổ thuộc chủ quyền của một đất nước như cách nghĩ của nhiều người hay không? Chúng ta cùng đi tìm hiểu.1. Biên giới là gì?Biên giới là đường phân định, giới hạn lãnh thổ của 1 quốc gia với quốc gia khác hay với vùng không thuộc lãnh thổ của quốc gia đó.• Gồm 3 thành phần :  Biên giới trên bộ: Là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, sông, hồ, kênh, biển nội địa. Biên giới trên biển: Là đường vạch ra để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có chủ quyền hay với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này. Biên giới trên không và biên giới lòng đất: Được xác định trên cơ sở dựa trên đường biên giới trên bộ, trên biển.• Xác định chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ.Nhưng vấn đề được đề cập ở đây là về biên giới theo khái niệm truyền thống hay còn lại là biên giới “cứng”. Ngày nay, trong quá trình toàn cầu hóa thế giới đang trở nên “phẳng” đi, thì khái niệm biên giới không còn đơn thuần như đã nêu nữa mà nó được phát triển lên ở một cấp độ khác. Đó là biên giới mềm. Vậy biên giới mềm là gì? Nó ra đời như thế nào? Và có đặc điểm gì?Lời mở đầu .2I. Khái quát về Biên giới mềm 31. Biên giới là gì? 32. Biên giới mềm 32.1 Khái niệm 32.2 Lịch sử của khái niệm “Biên giới mềm” 42.3 Sự khác biệt giữa biên giới và biên giới mềm 4II. Nội hàm của biên giới mềm 51.Biên giới về kinh tế 52. Biên giới về chính trị 93. Biên giới về văn hóa 104. Các lĩnh vực khác 124.1 Về an ninh quốc phòng 124.2 Về giáo dục 124.3 Về thông tin 13III. Sự tác động và thực trạng biên giới mềm tại Việt Nam 151.Lĩnh vực kinh tế 151.1 Thương mại dịch vụ dưới góc nhìn “Biên giới mềm” 161.2 Những tác động tích cực từ “Biên giới mềm” đến nền kinh tế Việt Nam 171.3 Những tác động tiêu cực 182. Lĩnh vực chính trị 192.1 Mặt tích cực 192.2 Mặt tiêu cực 213. Lĩnh vực văn hóa 25IV. Giải pháp gì cho Việt Nam trước sự tác động mạnh mẽ của Biên giới mềm 281. Trong lĩnh vực kinh tế 282.Trong lĩnh vực chính trị 303. Trong lĩnh vực văn hóa 32

Xem link download tại Blog Kết nối!