Vai trò của lớp cơ trong thành ruột là gì năm 2024

Cơ trơn là một trong ba loại cơ trong cơ thể chúng ta. Cơ trơn là thành phần cấu tạo của mạch máu, các cơ quan nội tạng rỗng như dạ dày, ruột và bàng quang. Chúng đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, có thể nói, không có cơ trơn thì chúng ta không thể sống được.

1. Cơ trơn là gì?

Cơ trơn là một trong những loại mô cơ trong cơ thể. Cơ trơn cùng với cơ vân [cơ xương] và cơ tim tạo thành hệ thống cơ bắp trong cơ thể.

Cơ trơn được coi là trơn tru vì nó không có các đường cực nhỏ [các đường vân] như trong cơ vân.

Cơ trơn tạo thành các mô nâng đỡ của các mạch máu, các cơ quan nội tạng rỗng trong cơ thể như:

  • Dạ dày
  • Ruột
  • Bàng quang
  • Phế quản
  • Tử cung
  • Niệu quản
  • Niệu đạo

Cấu tạo của cơ trơn

2. Chức năng của cơ trơn là gì?

Cơ trơn là loại cơ yếu nhất trong ba loại cơ. Nhưng nó lại đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng của cơ thể.

Cơ trơn được kích hoạt tự động. Khác với cơ vân, chúng ta thậm chí không biết chúng đang hoạt động. Cơ trơn không phụ thuộc vào suy nghĩ có ý thức, hay nói cách đơn giản là chúng ta không thể dùng suy nghĩ của mình để điều khiển hoạt động của cơ trơn. Cơ trơn cũng co thắt để đáp ứng với các kích thích và xung thần kinh.

Khi cơ trơn co bóp, chuyển động bước sóng của nó sẽ đẩy mọi thứ qua hệ thống cơ thể như thức ăn qua dạ dày, nước tiểu qua bàng quang,...

Dưới đây là những chức năng chính của cơ trơn trong cơ thể chúng ta:

2.1. Tham gia vào chức năng lưu thông máu, không khí trong cơ thể

Như mọi người đã biết, trái tim như chiếc máy bơm, bơm máu đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, các cơ trơn trong thành mạch máu [động mạch, tĩnh mạch] cũng có vai trò trong việc lưu thông máu trong cơ thể.

Các cơ trơn này có thể giúp duy trì huyết áp và lưu thông trong trường hợp mất máu hoặc mất nước. Khi chúng giãn rộng sẽ tăng lưu lượng máu trong thời gian tập luyện cường độ cao, khi cơ thể cần nhiều oxy hơn.

Trong cấu tạo của phế quản có lớp cơ trơn được gọi là cơ Reissessen. Lớp cơ này có khả năng giãn rộng giúp cho việc lưu thông không khí được dễ dàng hơn.

Cơ trơn trong thành mạch giúp máu lưu thông dễ dàng trong cơ thể

2.2. Tham gia vào chức năng tiêu hóa của cơ thể

Cơ trơn là một trong các thành phần cấu tạo nên đường tiêu hóa của cơ thể kéo dài từ miệng đến hậu môn.

Thức ăn có thể di chuyển qua đường tiêu hóa là nhờ các chuyển động giống như sóng, còn gọi là nhu động do cơ trơn tạo ra. Cơ trơn trong đường tiêu hóa [thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già] co lại và giãn ra sẽ tạo thành các chuyển động trên, đẩy thức ăn từ thực quản vào dạ dày.

Các cơ phía trên của dạ dày giãn ra cho phép thức ăn đi vào, trong khi các cơ ở phía dưới trộn thực ăn với dịch tiêu hóa. Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày được tống xuống ruột non, sau đó xuống ruột già tạo thành phân và được đưa ra ngoài cơ thể. Tất cả đều nhờ chuyển động của cơ trơn, còn được gọi là nhu động ruột.

2.3. Tham gia vào chức năng đi tiểu của cơ thể

Hệ thống tiết niệu trong cơ thể chúng ta bao gồm cả cơ trơn và cơ vân. Hệ thống này gồm các bộ phận sau:

  • Bàng quang
  • Thận
  • Dương vật hoặc âm vật
  • Tuyến tiền liệt [nam giới]
  • Niệu quản
  • Niệu đạo

Các cơ và dây thần kinh phải phối hợp với nhau để giữ và giải phóng nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.

Cơ trơn tham gia vào chức năng đi tiểu của cơ thể

2.4. Tham gia vào chức năng sinh con ở phụ nữ

Trong quá trình mang thai, các cơ trơn ở tử cung sẽ giãn rộng để cho thai nhi phát triển. Khi chuyển dạ, các cơ này sẽ giãn rộng và co lại để đẩy em bé ra ngoài qua âm đạo.

Cùng với đó là hoạt động của các cơ sàn chậu giúp hướng đầu em bé xuống phía âm đạo, để ra ngoài.

2.5. Tham gia vào chức năng điều tiết đồng tử

Tùy theo lượng ánh sáng chiếu vào mắt chúng ta mà đồng tử sẽ co lại hoặc giãn ra. Những động tác này phụ thuộc vào chuyển động của các cơ trơn ở mắt.

Cơ trơn là một trong ba loại cơ của cơ thể chúng ta. Cơ trơn là thành phần cấu tạo của nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể như hệ thống mạch máu, các cơ quan rỗng như dạ dày, ruột, bàng quang, tử cung,... Chính vì vậy cơ trơn đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như lưu thông máu và không khí, tiêu hóa, đi tiểu, sinh con,... Một cách ngắn gọn để nói về tầm quan trọng của cơ trơn trong cơ thể đó là: thiếu cơ trơn, chúng ta sẽ không thể sống được.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Lớp có của thành ruột non có vai trò gì?

Lớp cơ có tác dụng nhào trộn thức ăn và di chuyển chúng tới ruột già. Lớp dưới niêm mạc có các mô cơ liên kết lỏng lẻo, đây là nơi chứa các đám rối mạch máu và dây thần kinh. Lớp niêm mạc trong ruột non có chức năng tiết ra dịch vị và hấp thụ các chất dinh dưỡng và bảo vệ cơ quan này.

Vai trò chủ yếu của ruột già là gì?

Ruột già có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Nó hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng, phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn.

Tại sao ruột non có vai trò quan trong nhất?

Đáp án B. Ruột non là bộ phận tiêu hóa quan trọng nhất vì: - Ở miệng thức ăn được biến đổi về mặt cơ học, về hoá học chỉ có tinh bột bước đàu được biến đổi. - Ở dạ dày vẫn tiếp tục biến đổi cơ học, về hoá học cũng chỉ có Protein được biến đổi bước đầu thành các pôlypéptít.

Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng?

Ruột non có cấu tạo gồm: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng, có cấu trúc dạng ống có thể dài đến 600 cm, sử dụng các enzym tuyến tụy và mật tiết ra từ gan để phân giải thức ăn. Ruột non cũng co bóp để vận chuyển thức ăn và trộn với dịch tiêu hóa. Tá tràng là đoạn đầu tiên của ruột non nối dạ dày với ruột non.

Chủ Đề