Vaccine vero cell là gì

Thông tin về Vaccine Sinopharm

Vaccine Sinopharm được sản xuất tại cơ sở Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd – Trung Quốc. Tên gọi khác của vaccine này là SARS-COV-2 Vaccine [Vero Cell], Inactivated. Khác với những loại vaccine khác, Vero Cell được sản xuất bằng công nghệ bất hoạt. Đây là một công nghệ truyền thống hơn, vốn đã được sử dụng thành công ở nhiều loại vaccine phổ biến.

Hiện tại, vaccine Vero Cell của Sinopharm đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, căn cứ theo Quyết định số 2763/QĐ-BYT ngày 03/06/201, Vero Cell đã đủ điều kiện đưa vào sử dụng để phòng chống dịch COVID-19.

Vacine Sinopharm là gì?

Vaccine Sinopharm là loại vaccine được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động, giúp cơ thể chống lại bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Ngày 30/12/2020, Cục Quản lý Dược Trung Quốc đã tiến hành cấp phép sử dụng vaccine Sinopharm. Hiệu quả bảo vệ được công bố là 79,34%.

Nguồn gốc của vaccine Sinopharm

Vaccine Verocell là vaccine được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh Sinopharm. Sinopharm còn được biết đến là Tập đoàn Y Dược Trung Quốc. Đây là đơn vị sản xuất vaccine lớn nhất Trung Quốc với hơn 1500 công ty con. Năm 2020, công ty này đã được xếp hạng 145 trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới.

Vaccine Sinopharm được Việt Nam phê duyệt như thế nào?

Tại Việt Nam, Vero Cell là vaccine thứ 3 được Bộ Y tế thông qua, sau AstraZeneca và Sputnik V. Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn tiến phức tạp thì việc cấp phép khẩn cấp cho một loại vaccine là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vaccine bị bỏ qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng bắt buộc. Việc cấp phép khẩn cấp vaccine Vero Cell vẫn đảm bảo được tính an toàn của vaccine vì đã thực hiện đầy đủ các quy trình đánh giá.

Những vaccine khi đưa vào sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam, đều phải tuân thủ quy trình thử nghiệm lâm sàng gồm 3 bước, dựa trên nguyên tắc đảm bảo được 3 yếu tố: an toàn, sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ.

Cơ chế của vaccine Trung Quốc có giống các loại vaccine khác?

So với các loại vaccine khác như Moderna hay Pfizer là vaccine mARN, thì vaccine Vero Cell của Sinopharm được phát triển theo cách truyền thống hơn. Nghĩa là vaccine Vero Cell sử dụng những phần tử virus đã bị tiêu diệt để kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch.

Vaccine Sinopharm được tiêm đại trà hay tiêm cho đối tượng cụ thể?

Vaccine Vero Cell của Sinopharm được chỉ định tiêm cho đối tượng trên 18 tuổi.

Một số đối tượng không nên tiêm vaccine Sinopharm

  • Người đã từng có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine hoặc những loại vaccine tương tự.
  • Người có tình trạng thần kinh nghiêm trọng như viêm tủy cắt ngang, hội chứng Guillain-Barré, bệnh khử men,…
  • Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính nặng không kiểm soát được.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Hiệu quả của vaccine Sinopharm

Sau 14 ngày kể từ khi tiêm đủ liều, vaccine sẽ cho hiệu quả bảo vệ lên đến 79%. Hiệu quả trong việc phòng ngừa nhập viện là 79%.

Ở đối tượng từ 60 tuổi trở lên cho thấy vaccine an toàn và tạo miễn dịch tốt. Dữ liệu về hiệu quả ở giai đoạn III còn hạn chế cho những người trên 60 tuổi vì cỡ mẫu nhỏ. Tuy nhiên, WHO vẫn đưa ra khuyến nghị sử dụng.

Nhìn chung, vaccine Vero Cell  vẫn phát huy hiệu quả tốt đối với hầu hết các trường hợp. Đây là một lựa chọn tốt trong việc giải quyết tình trạng khan hiếm vaccine Covid-19 trên toàn cầu.

Cần tiêm mấy mũi vaccine Sinopharm

Nên tiêm 2 liều để đảm bảo hiệu quả chủng ngừa. Liều thứ 2 được tiêm cách liều đầu tiên 28 ngày. Liều lượng cho mỗi lần tiêm là 0,5mL.

Những lưu ý khi tiêm vaccine Sinopharm

Cũng như những loại vaccine nào khác, vaccine Sinopharm có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tuy nhiên, những tác dụng này thường không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động hằng ngày. Một vài ngày sau khi tiêm, những tác dụng phụ này sẽ biến mất.

Một vài tác dụng phụ thường gặp

  • Đau nhức tại vị trí tiêm.
  • Mệt mỏi, uể oải.
  • Nhức đầu, sốt, cảm giác ớn lạnh, buồn nôn…
  • Tiêu chảy

Ngoài ra, mặc dù hiếm nhưng cũng có khả năng gặp phải những phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn như chảy máu cam, hạ huyết áp, xung huyết mắt, xung huyết kết mạc, nóng bừng… Vì vậy, cần phải theo dõi kỹ lưỡng sức khỏe sau khi tiêm để có biện pháp xử trí kịp thời.

Tính đến thời điểm hiện tại, vaccine Vero Cell của Sinopharm vẫn được đánh giá là một trong những loại vaccine hiệu quả để phòng chống đại dịch COVID-19, góp phần giảm thiểu những thiệt hại do đại dịch gây ra.

Lo lắng về các phản ứng phụ sau tiêm khiến mọi người còn e ngại khi tiêm vaccine phòng COVID-19, nhiều người thắc mắc "Tiêm vaccine Vero Cell có bị sốt không?", ISOFHCARE sẽ trả lời cho bạn ngay trong bài viết dưới đây.

1. Tiêm vaccine Vero Cell có bị sốt không?

Cũng như những loại vaccine khác [Astra Zeneca, Moderna hay Pfizer], vaccine Vero Cell [Sinopharm] cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm cả sốt. Tuy nhiên, theo ghi nhận được hầu hết là các phản ứng từ nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn.

Những người bị sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang đấu tranh ác liệt với tác nhân gây bệnh để củng cố hệ miễn dịch. Một số người không gặp bất cứ tác dụng phụ nào, kể cả sốt. Không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không đấu tranh, mà là đấu tranh bằng cách nhẹ nhàng hơn.

Dù có sốt hay không sốt, hệ miễn dịch của chúng ta đã nhận diện và sẽ đưa hình dáng của con “SARS-CoV-2” này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới nếu con virus này xâm nhập cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ auto tiêu diệt.

Vero Cell là vaccine phòng COVID-19 do Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm - Trung Quốc nghiên cứu và sản xuất. Đây cũng là một trong những loại vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] phê duyệt sử dụng khẩn cấp.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM 1900638367 hoặc tải app IVIE để đặt lịch hẹn chủ động hơn.

2. Phản ứng sau tiêm vaccine Vero Cell

Giống như hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ, vaccine cũng có các mức độ tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên, tác dụng phụ của vaccine thường chỉ là tạm thời. Các tác dụng phụ thường gặp nhất sau tiêm là sốt, mệt mỏi, đau, sưng và tấy đỏ tại chỗ tiêm và thường tự biến mất sau vài ngày.

Một vài tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vaccine Vero Cell như:

  • Đau nhức tại vị trí tiêm.
  • Mệt mỏi, uể oải.
  • Nhức đầu, sốt, cảm giác ớn lạnh, buồn nôn…
  • Tiêu chảy

Một vài tác dụng phụ không phổ biến, hiếm gặp:

  • Chóng mặt, chán ăn, đau hầu họng, khó nuốt, chảy nước mũi
  • Táo bón, quá mẫn cảm
  • Nghẹt mũi, khô họng, cúm, giảm cảm, đau chân tay, đánh trống ngực
  • Đau bụng, phát ban, niêm mạc da bất thường, mụn trứng cá, bệnh nhãn khoa, tai...

CDC đã khẳng định rằng các lợi ích miễn dịch mà vaccine mang lại lớn hơn nhiều so với nguy cơ tác dụng phụ. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng khi tiêm vaccine Covid-19.

3. Ai nên, không nên tiêm vaccine Vero Cell

Chỉ định tiêm:

- Vaccine COVID-19 [Vero Cell] bất hoạt của Sinopharm được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên

Thận trọng khi tiêm chủng:

- Nhóm người bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó: có triệu chứng hay không có triệu chứng đều có thể tiêm vaccine sau 6 tháng khỏi bệnh;

- Nhóm người từ 60 tuổi trở lên: Dữ liệu về việc tiêm chủng cho đối tượng từ 60 tuổi trở nên còn nhiều hạn chế vì cỡ mẫu nhỏ. Tuy nhiên, ở các nhóm tuổi lớn, tính sinh kháng thể sau tiêm vaccine Vero Cell là tương tự như ở người trẻ tuổi;

- Nhóm người mắc bệnh nền: Tiêm chủng được khuyến nghị cho những người mắc loại bệnh nền mà được xác định là có nguy cơ bị nặng nếu bị nhiễm COVID-19;

- Nhóm người phụ nữ mang thai: WHO khuyến cáo sử dụng Sinopharm cho phụ nữ có thai khi lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ rủi ro;

- Nhóm người phụ nữ cho con bú: Vì đây không phải là vaccine virus sống, nên nó không có khả năng gây ra nguy cơ cho trẻ bú mẹ. WHO không khuyến nghị ngừng cho con bú sau khi tiêm phòng.

Thông báo cho nhân viên y tế về tiền sử bệnh lý và quá trình mang thai khi sàng lọc trước tiêm để được tư vấn tiêm chủng tốt nhất

Không nên tiêm:

- Có tiền sử phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vaccine Vero Cell trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2.
- Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vaccine như Hydroxit nhôm.

4. Sau tiêm vaccine, khi nào cần uống thuốc hạ sốt?

Sau tiêm vaccine cần theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút để theo dõi tình trạng phản ứng sau tiêm, nếu có các triệu chứng bất thường/ khác lạ cần báo ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Theo dõi sau tiêm tại nhà bằng cách thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

+ Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

+ Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Sau tiêm, khi về nhà nếu bạn gặp bất thường mà không giải thích được thì cần đến ngay Cơ sở y tế để được tư vấn và hỗ trợ hoặc khám bệnh trực tuyến với Bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sau tiêm ngay tại nhà. 

5. Một số lưu ý khác

- Có người ở cạnh 24/24 giờ, ít nhất là 3 ngày đầu sau tiêm phòng để theo dõi tình trạng phản ứng sau tiêm.

- Tránh không nên sử dụng các loại đồ uống và chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cafein... ít nhất 3 ngày đầu sau tiêm do có thể gây ức chế miễn dịch, tăng nguy cơ gặp các biến chứng, tăng tần số tim, huyết áp ảnh hưởng sàng lọc và chỉ định tiêm chủng.

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: sau khi tiêm phòng, có thể gặp các phản ứng sau tiêm như sốt khiến cơ thể dễ mất nước. Nên bổ sung một số lượng nước hoa quả như nước chanh, nước cam và đa dạng các thực phẩm như thịt, trứng, cá, sữa.

- Nếu thấy ở vị trí tiêm xuất hiện những dấu hiệu như sưng, đỏ, đau, nổi cục thì tiếp tục theo dõi. Nếu sưng to và nhanh cần đi khám và không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.

Cẩm nang IVIE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chủ Đề