Uống thuốc cách nhau mấy giờ

Thời điểm uống thuốc hợp lý sẽ ảnh hưởng tới nồng độ cao trong máu, giúp thuốc được phát huy hiệu quả tối đa, từ đó cũng nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Sự tương tác giữa thuốc uống và thức ăn tiêu hóa là yếu tố quyết định thời điểm uống thuốc. Thời điểm uống thuốc đúng lúc còn giúp làm giảm các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

1 số loại thuốc chuyển hóa nhanh hay chậm tùy thuộc vào lúc dạ dày rỗng hay dạ dày chứa nhiều thức ăn [sau ăn]. Có nhiều loại thuốc gây cảm giác khó chịu, kích ứng dạ dày cho người uống, vì vậy thời điểm uống thuốc rất quan trọng.

  • Với các loại thuốc làm tăng nồng độ máu sẽ tránh uống vào bữa ăn để tránh gây ngộ độc.
  • Những thuốc khi gặp thức ăn làm giảm hấp thu thì uống xa bữa ăn
  • Những loại thuốc còn lại sẽ chỉ định uống vào bữa ăn để tránh làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Sự tương tác giữa thuốc uống và thức ăn tiêu hóa là yếu tố quyết định thời điểm uống thuốc

Tùy theo tính chất, thành phần của thuốc, mục đích điều trị bệnh mà mỗi loại thuốc sẽ có thời điểm uống thuốc khác nhau:

Các loại thuốc nên uống sau khi đã ăn no:

Các thuốc uống cùng bữa ăn hoặc uống trước khi ăn từ 5-10 phút hoặc sau ngay sau bữa ăn:

  • Thuốc tan nhiều trong dầu mỡ như vitamin;
  • Thuốc kháng sinh kháng nấm griseofulvin, nhờ chất béo của thức ăn giúp thuốc hấp thu tốt hơn;
  • Thuốc trợ tiêu hóa giúp bổ sung enzyme tiêu hóa pancreatin [Festal, Neopeptine...];
  • Thuốc kháng histamin H1, levodopa, diazepam... đây là những loại thuốc khi uống hấp thu quá nhanh dễ gây ra tác dụng phụ do nồng độ trong máu cao đột ngột.

Các loại thuốc uống cách xa bữa ăn [1 giờ trước khi ăn hoặc uống sau bữa ăn 1-2 giờ]:

  • Thuốc bị giảm hấp thụ bởi thức ăn, các dạng bao tan trong ruột như aspirin pH8,...
  • Các loại thuốc yếu trong môi trường axit dạ dày như ampicillin, erythromycin...
  • Thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày để điều trị chữa loét dạ dày như sucralfat

Thuốc uống vào buổi sáng: Thuốc lợi tiểu hoặc kích thích thần kinh trung ương...

Các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc kích thích thần kinh trung ương sẽ phù hợp nếu uống vào buổi sáng

Thuốc uống vào buổi tối: Các thuốc an thần, thuốc ngủ. Khi uống thuốc không nên nằm ngay vì để thuốc có thời gian xuống dạ dày, phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, việc quyết định uống thuốc vào lúc nào còn phải tùy thuộc vào xuất hiện triệu chứng, bác sĩ sẽ dựa vào đó để quyết định kê đơn loại thuốc và thời điểm uống.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Một nguyên nhân làm cho thuốc không đạt được hiệu quả, gây độc là do không giữ đúng khoảng cách giữa các lần, các đợt dùng thuốc.

Khoảng cách giữa các lần, các đợt dùng thuốc

Khi vào cơ thể, hoạt chất tách ra khỏi sản phẩm, hấp thu vào máu rồi phân bổ về các cơ quan, tổ chức. Tại đó, hoạt chất đạt đến nồng độ ngưỡng nhất định mới có hiệu lực. Sau đó, do quá trình chuyển hóa thải trừ, hoạt chất sẽ giảm dần xuống một nồng độ nào đó thì hết hiệu lực. Phải nghiên cứu tốc độ chuyển hóa, thải trừ hoạt chất, để định ra thời điểm dùng thuốc bổ sung, sao cho sau khi uống bổ sung thì hoạt chất sẽ có nồng độ ổn định ở ngưỡng có hiệu lực. Khoảng cách giữa lần dùng thuốc đầu và lần uống bổ sung sau, gọi là khoảng cách giữa các lần dùng thuốc. Một ví dụ về penicillin G: Sau khi tiêm tĩnh mạch một liều 3g thì chỉ sau 30 phút đạt được nồng độ đỉnh [Cmax] trong máu là 300-400mcg/ml, song do phân bố rất nhanh vào các mô tổ chức và dịch cơ thể, thuốc đào thải rất nhanh, nên sau 1 giờ nồng độ trong máu giảm xuống còn 40 - 50mcg/ml và sau 4 giờ nồng độ đó giảm xuống chỉ còn 3mcg/ml. Nồng độ 3mcg/ml cao hơn nồng độ tối thiểu có hiệu lực [MIC] nhưng nếu không tiêm bổ sung thì sẽ tụt xuống dưới nồng độ cần thiết và sẽ không còn hiệu lực nữa. Xuất phát từ điểm này người ta khuyến cáo dùng penicillin G tiêm tĩnh mạch thì khoảng 4 - 6 giờ phải tiêm nhắc lại một lần.

Cần tuân thủ thời gian giữa các lần dùng thuốc cho đúng.

Cũng có những bệnh mạn tính phải dùng thuốc dài ngày nhưng vì dùng liên tục thì thuốc gây độc, nên bắt buộc sau mỗi đợt dùng phải nghỉ một thời gian rồi mới dùng lại đợt sau. Thời gian nghỉ dùng đó chỉ vừa đủ mà không kéo quá dài để bệnh không bùng phát trở lại. Khi dùng đợt tiếp theo thì sẽ tiếp tục được kết quả của đợt dùng trước đó. Ví dụ, muốn chữa khỏi nấm móng chân phải uống ketoconazol tối thiểu là 12 tuần. Vì ketoconazol độc nên phải dùng cách quãng, khởi đầu dùng thuốc trong 1 tuần rồi nghỉ dùng 3 tuần [tổng cộng cả dùng thuốc và ngừng dùng là 4 tuần]. Sau đó lặp lại chu trình dùng này thêm 2 đợt nữa [8 tuần] nên tổng cộng là 12 tuần. Dùng cách quãng như vậy ít độc hơn cách dùng liên tục trong 12 tuần liền.

Cũng có thuốc khi dùng tích lũy lại mỗi lần một ít, đến một lúc nào đó thì có một lượng tích lũy khá lớn. Nếu ta tiếp tục dùng thuốc ấy, thì liều mới dùng này cộng với lượng tích lũy sẽ gây độc. Do đó sau một đợt dùng thì buộc phải nghỉ hay chuyển sang dùng thuốc khác. Sau một thời gian nghỉ có thể quay lại dùng thuốc đó...

Những sai sót xảy ra và cách khắc phục

Do quen với suy nghĩ một ngày chỉ bao gồm thời gian từ sáng đến tối nên có người bệnh dùng toàn bộ tổng liều trong nhiều lần tập trung vào ban ngày [trong vòng 12 giờ] còn cả đêm thì không dùng thuốc. Cần làm cho người bệnh hiểu là tổng liều và số lần dùng trong ngày là tính cả ngày, đêm [trong 24 giờ].

Do cách kê đơn không thực rõ ràng, nhiều đơn thuốc in sẵn thường chỉ có chữ sáng và chiều hay chỉ có lời dặn uống sau hay trước bữa ăn. Nếu ghi không thực rõ như vậy thì người bệnh dùng sau hay trước hai bữa ăn chính là trưa và tối chỉ cách nhau 6 giờ, trong khi đúng ra là phải dùng cách nhau 12 giờ.

Do không thực hiện nghiêm y lệnh, ví dụ bác sĩ ra y lệnh penicillin G 500.000 IU x 4 lần [tiêm bắp] thì chắc chắn điều dưỡng viên hiểu rõ là mỗi lần tiêm bắp 500.000IU và mỗi 6 giờ tiêm lặp lại một lần. Tuy nhiên, từ 9 giờ sáng [sau giờ ra y lệnh] cho đến chậm nhất là 9 giờ tối, điều đưỡng viên đã tiêm bắp xong 4 lần, cách nhau chỉ 4 giờ một lần [để ban đêm không phải thức dậy và việc giao ca không phải giao thuốc]. Như vậy, có khoảng thời gian 12 giờ liền [từ 9 giờ đêm cho đến khi tiêm lần đầu liều thuốc hôm sau vào 9 giờ sáng] người bệnh không dùng thuốc. Vì vậy, thầy thuốc phải dành thời gian theo dõi việc thực hiện y lệnh và bệnh viện phải có quy chế kiểm tra việc thực hiện một cách nghiêm ngặt thì mới khắc phục được sai sót này.

Do quên giờ dùng: Thiếu sót này bắt nguồn từ cách làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi không theo giờ giấc ổn định của người bệnh, mặt khác, cũng bắt nguồn từ chỗ thiếu hiểu biết về bệnh và thuốc. Ví dụ, đối với người bệnh tăng huyết áp thì huyết áp thường tăng dần từ sau 12 giờ đêm cho đến đỉnh cao nhất là 12 giờ trưa, sau đó giảm dần cho đến mức thấp nhất là 12 giờ đêm. Đúng ra, người tăng huyết áp nên dùng thuốc vào khoảng 7 - 8 giờ sáng [là giờ huyết áp đang tăng] nhưng có người quên đến buổi ăn trưa hay chiều mới dùng [lúc huyết áp đang giảm] hay sáng ra đã dùng, song đến 9 - 10 giờ thấy nhức đầu lại dùng thêm một lần nữa [tăng liều ngoài chỉ định]. Dùng như thế là không theo quy luật sinh lý về tác dụng của thuốc. Nếu người bệnh sinh hoạt có nề nếp, hiểu biết rõ về bệnh và thuốc thì sẽ tránh được điều này.


Trang chủ > Tin tức > Thông tin sức khỏe > Uống thuốc lúc nào cho hợp lý?

Nhiều người bệnh cho rằng uống thuốc sau ăn sẽ bảo vệ tốt dạ dày khỏi các tác dụng phụ của thuốc. Suy nghĩ này chưa hoàn toàn chính xác với đa số thuốc, mỗi loại thuốc có thời gian uống thuốc phù hợp khác nhau và tùy theo mục đích điều trị của bác sĩ. Có kiến thức về vấn đề này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả mỗi khi phải sử dụng thuốc điều trị bệnh.

Hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào thời điểm uống thuốc

Thực phẩm và đồ uống làm thay đổi tốc độ hấp thu nhanh chậm của thuốc. Nếu người bệnh uống thuốc trước khi ăn 1 giờ [uống thuốc lúc đói], thời gian thuốc trong dạ dày chỉ trong vài chục phút đồng hồ rồi được chuyển ngay xuống ruột giúp thuốc hấp thu vào máu rất nhanh.

Ngược lại, nếu thuốc được uống ngay sau bữa ăn, thời gian thuốc trong dạ dày sẽ kéo dài hơn rất nhiều từ 1 đến 4 tiếng đồng hồ sau đó mới chuyển xuống ruột để hấp thu. Lúc này, thuốc sẽ được hấp thu từ từ, tác dụng khởi phát chậm sau khi uống.

Ta có thể chia thuốc uống làm 3 loại chính dựa vào bữa ăn: Uống thuốc trước, trong và sau ăn.

Bữa ăn thường là thời điểm tốt nhất để uống thuốc.

Thuốc nên uống ngay sau khi ăn

Các thuốc kém bền với môi trường acid trong dịch vị dạ dày: Các thuốc này nhờ thức ăn được trung hòa bớt dịch vị dạ dày nên giảm mức độ phân hủy. Điển hình như các kháng sinh: Ampicillin, Erythromycin, Lincomycin…

Các thuốc giảm đau Aspririn và thuốc chống viêm không steroid[NSAID]: Các dạng thuốc này nếu không được thiết kế có lớp bao bảo vệ trước dịch vị dạ dày nên uống ngay sau khi ăn để tránh các tác dụng phụ lên dạ dày của các loại thuốc này.

Thuốc nên uống lúc đói

Uống thuốc vào lúc bụng đói giúp cơ thể hấp thu thuốc một cách nhanh nhất để sớm có tác dụng điều trị trên cơ thể người sử dụng. Điển hình trong các trường hợp người bệnh đang bị các nhiễm khuẩn cần sử dụng các kháng sinh đường uống cho hiệu quả tức thì.

Nhiều loại thuốc được thiết kế để chống chịu dịch vị dạ dày như dạng thuốc bao tan ở ruột [ví dụ Aspirin pH8], hay dạng phóng thích dược chất kéo dài[như Adalate LP] hoàn toàn có thể uống vào lúc đói để thuốc xuống ruột nhanh và phát huy tác dụng.

Thuốc nên uống trong bữa ăn

Các chất béo[dầu mỡ] trong thức ăn có thể trợ giúp đắc lực cho quá trình hấp thu các thuốc có đặc tính riêng biệt. Ví dụ như các thuốc tan trong dầu như vitamin A, D, E, K hay thuốc Griseofulvin kháng nấm toàn thân nên được sử dụng cùng bữa ăn. 

Các vitamin tan trong dầu dễ hấp thu hơn được sử dụng cùng bữa ăn nhiều dầu mỡ.

Các loại enzym tiêu hóa cũng nên được uống cùng với bữa ăn để được dạ dày trộn và phân bố đều, tăng tác dụng của chúng.

Uống thuốc hợp lý khi người bệnh phải sử dụng nhiều loại thuốc

Có rất nhiều loại thuốc có bản chất kị nhau khiến chúng giảm tác dụng hay quá liều thuốc gây độc tính cho người sử dụng khi được uống cùng lúc. Ví dụ như:

  • Giảm tác dụng: Kháng sinh tetracycline khi được sử dụng cùng các loại thuốc bổ sung canxi hay sắt sẽ tạo thành các kết tủa và được đào thải ngay khỏi cơ thể, làm sự hấp thu của thuốc bị giảm đi. 
  • Gây độc tính: Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng rất phổ biến nhưng được ghi nhận có các độc tính với gan. Khi sử dụng thuốc này trong trường hợp các bệnh nhân đang điều trị lao bằng Isoniazid, hay điều trị động kinh như phenytoin làm tăng độc tính trên gan của paracetamol.

 

Một số loại thuốc kị nhau khi được sử dụng cùng lúc.

Phương pháp khắc phục thông thường là thay thế bằng các loại thuốc khác không kị nhau. Nếu 2 thuốc này đều cần thiết và không thể thay thế trong quá trình điều trị của bệnh nhân thì nên uống cách xa nhau khoảng 2-3 tiếng

Thời gian uống thuốc còn phụ thuộc vào bản chất riêng của từng loại thuốc

Mỗi loại thuốc có bản chất khác nhau, không thể áp dụng một công thức chung cho việc sử dụng thuốc vào thời gian nào. Tùy vào cơ chế tác dụng và cách hạn chế tác dụng phụ  ví dụ như:

Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng trên lâm sàng như chống dị ứng, kháng viêm, ức chế miễn dịch và được sử dụng trong rất nhiều bệnh lý đa dạng. Theo nhịp sinh học của cơ thể con người, sự tiết hormone cortisone của tuyến thượng thận vào khoảng 7 đến 8 giờ sáng.

Khi dùng thuốc corticoid, nồng độ thuốc phải đạt đỉnh phải tương ứng với nồng độ cortisone của cơ thể tiết ra. Đó là lí do tại sao các chuyên gia khuyến cáo nên dùng corticoid vào buổi sáng.

Trong bệnh tiểu đường, Glimepirid và Metformin là 2 thuốc điều trị đái tháo đường nhưng thời gian sử dụng lại khác biệt. Metformin nên uống sau bữa ăn do hạn chế các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy. Trái lại, Glimepirid được khuyến cáo nên sử dụng ngay trước bữa ăn do cơ chế kích thích sản sinh insulin trước khi sự tăng đường huyết xảy ra.

Tóm lại, để trả lời câu hỏi “Uống thuốc lúc nào cho hợp lý?”, người bệnh nên tham khảo thông tin từ các bác sĩ kê đơn thuốc hay dược sĩ nơi mua thuốc. Ngoài ra, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc cũng là nguồn thông tin đầy đủ và đáng tin cậy cho thời điểm uống thuốc hợp lý.

Video liên quan

Chủ Đề