Uống thuốc bao lâu thì uống lại

Thuốc bổ tốt cho sức khỏe hay các loại thực phẩm chức năng nếu không dùng đúng cách sẽ dễ gây tổn hại đến sức khỏe. Chính vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ các loại thuốc bổ được gắn mác thần dược bởi ai sẽ đảm bảo sức khỏe cho bạn và người thân nếu chúng không phải thần dược? Hãy nắm vững những nguyên tắc theo bài viết dưới đây trước khi sử dụng thuốc bổ tốt cho sức khỏe. 

Thực phẩm bổ sung thảo dược là gì?

Thực phẩm bổ sung thảo dược là các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật hoặc dầu, rễ, hạt, quả mọng hoặc hoa của chúng. Thuốc bổ tốt cho sức khỏe đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ bởi đặc tính chữa bệnh. Tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân lạm dụng và không tìm hiểu kỹ về cách sử dụng thuốc bổ thảo dược cũng như các nguyên tắc sử dụng thuốc đúng cách.

Thuốc bổ thảo dược và nguyên tắc sử dụng thuốc bổ tốt cho sức khỏe 

Nguyên tắc #1: Nếu đang khỏe mạnh hãy hạn chế sử dụng thêm thuốc bổ hay thực phẩm chức năng

Theo các chuyên gia y tế, nếu bạn đang hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc các bệnh lý nào thì hãy hạn chế uống bất kỳ loại thuốc nào. Bởi thực phẩm chức năng hay thuốc bổ thảo dược vẫn được tính là một loại thuốc và chúng vẫn có nguy cơ tác động đến sức khỏe của bạn. Đối với những người bị mắc các bệnh như bệnh tim, bệnh tiểu đường, béo phì thì bạn cần cân nhắc đến việc uống thuốc bổ sung bởi nó sẽ tác động tới tình trạng bệnh của bạn.

Nguyên tắc #2: Uống thuốc với liều lượng thích hợp

Hãy uống các loại thuốc bổ tốt cho sức khỏe với liều lượng thấp để có thể xem phản ứng thuốc cũng như xem xét hội chứng ruột kích thích có xảy ra hay không. Nhiều loại thuốc bổ trên thị trường hiện nay được sản xuất với liều lượng riêng và khuyến cáo trên bỏ thuốc phù hợp với người Châu Âu bởi thể trạng của họ khác với người Châu Á.

Nguyên tắc #3: Tìm hiểu kỹ các loại thuốc trước khi sử dụng

Các loại thuốc bổ tốt cho sức khỏe thường được dán nhãn và đi kèm với hướng dẫn sử dụng trong đó chúng sẽ kèm những thông tin như tên thuốc, địa chỉ của nhà sản xuất hay nhà phân phối, danh sách thành phần, số lượng và hướng dẫn uống. Nếu không chắc về các thông tin trên nhãn thì hãy hỏi bác sĩ hay dược sĩ uy tín để được giải thích thêm.

Nguyên tắc #4: Phối hợp giữa bác sĩ và dược sĩ

Bác sĩ hoặc các chuyên gia là những người kê toa trong khi đó dược sĩ là người tư vấn dùng thuốc. Nếu bạn là người có thói quen tự mua thuốc về sử dụng thì hãy đừng quên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hay dược sĩ. Bởi bác sĩ và dược sĩ chính là người hiểu rõ về bệnh lý và sức khỏe của bệnh nhân, thuốc bổ tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có phản ứng phụ bởi tình trạng sức khỏe và cơ địa của bệnh nhân.

Nguyên tắc #5: Dùng thuốc với thực phẩm

Rất nhiều bệnh nhân thường tự ý kết hợp thuốc hay thực phẩm bởi suy nghĩ sẽ có tác dụng mạnh hơn; tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo trừ một số loại thuốc được phép dùng lúc đói thì thực phẩm chức năng được bổ sung ngay sau bữa. Tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc bổ tốt cho sức khỏe hay thuốc bổ thảo dược chính là rối loạn dạ dày, làm hại men răng; hãy nhanh chóng liên hệ với nha sĩ nếu bạn có nhu cầu làm răng sứ; chính vì vậy, tốt nhất nên uống thuốc trong hay sau bữa để giúp dịch vị dạ dày dễ hấp thu thuốc vào cơ thể cũng như không làm hỏng răng.

Lời khuyên khi sử dụng thuốc bổ thảo dược hay thuốc bổ tốt cho sức khỏe

Sau khi đọc bài viết trên và có dự định dùng thuốc bổ thì hãy sử dụng chúng thật khôn ngoan và an toàn với những lời khuyên sau:

  • Làm theo hướng dẫn trên bao bì của thuốc. Tránh trường hợp dùng thuốc quá liều và vượt quá liều lượng khuyến nghị hoặc dùng lâu hơn khuyến cáo.
  • Ghi lại những gì bạn dùng và nó ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Ngừng dùng chất bổ sung nếu chúng không hiệu quả hoặc không giúp bạn đạt được nhu cầu.
  • Kiểm tra cảnh báo của thuốc và lời khuyên từ bác sĩ hay dược sĩ. Các chuyên gia duy trì một danh sách các chất bổ sung được báo cáo là gây ra các tác dụng phụ. 

Kết luận

Thuốc bổ thảo dược hay thuốc bổ tốt cho sức khỏe đã được sử dụng trong nhiều nền văn hóa của châu Á để điều trị một số bệnh trạng bằng cách khôi phục sự cân bằng bên trong cơ thể và cải thiện khả năng chống lại bệnh tật. Thuốc bổ thảo dược có thể điều trị nhiều tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như đau họng, khó chịu ở dạ dày, các vấn đề về da và đau đầu. Thuốc cũng có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nói chuyện với bác sĩ của quý vị trước khi dùng thuốc bổ thảo dược và làm theo tất cả các hướng dẫn được cung cấp.

Clever Care cam kết tận tụy trong việc mang lại giải pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp, giúp các hội viên tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc cần thiết bằng ngôn ngữ mà họ cần. Không chỉ như thế, Clever Care hứa hẹn mang đến hạnh phúc cho các hội viên bằng việc thiết kế các chương trình kết nối giữa phương pháp trị liệu Đông Y và Tây Y. Các chương trình Clever Care Medicare Advantage cung cấp bảo hiểm y tế và thuốc theo toa, các dịch vụ nha khoa thị lực và thính giác. Hãy liên hệ với các chuyên gia y tế hoặc mua gói bảo hiểm sức khỏe qua trang Facebook của Clever Care.

Thời gian thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu?

Thứ Năm ngày 30/07/2020

  • Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương
  • Phổ kháng sinh và kháng sinh phổ rộng là gì?
  • Những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh với sức khỏe

Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu? Thuốc kháng sinh có tác dụng trong bao lâu? Hẳn rằng có rất nhiều người có chung một thắc mắc như vậy khi sử dụng thuốc kháng sinh. Hãy tìm câu trả lời ngay sau đây.

Có rất nhiều người thắc mắc thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu? Thời gian nó có tác dụng làbao lâu? Hãy cùng tìm hiểu hành trình của một loại thuốc kháng sinh khi vào trong cơ thể con người để có được câu trả lời chính xác nhất ở bài viết sau đây.

Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể như thế nào?

Thuốc có rất nhiều con đường để vào được trong cơ thể dưới nhiều dạng bào chế khác nhau. Thuốc kháng sinh là những thuốc làm kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Vì thế, đích cuối cùng của nó chính là xâm nhập vào máu đến các cơ quan đích bị nhiễm trùng và tìm diệt vi khuẩn.

Giai đoạn hòa tan thuốc kháng sinh

Các dạng bào chế khác nhau sẽ khác nhau về quá trình thâm nhập vào máu và cơ quan đích.

  • Đối với các thuốc kháng sinh tiêm truyền bằng đường tĩnh mạch thuốc sẽ đến ngay được máu và theo dòng máu đến các cơ quan.
  • Các thuốc kháng sinh đường uống như dạng viên nang, viên nén, dạng bột, dạng cốm cần quá trình hòa tan tại đường tiêu hóa.
  • Thuốc kháng sinh dạng lỏng như siro, dung dịch, hỗn dịch không cần hòa tan nhưng vẫn cần đi qua đường tiêu hóa chịu tác động của dịch tiêu hóa.

Uống thuốc bao lâu thì uống lại

Thuốc kháng sinh được hòa tan ở dạ dày trước khi có tác dụng.

Giai đoạn hấp thu, phân bố

Thuốc kháng sinh được hấp thu chủ yếu tại ruột non. Giai đoạn phân bố thuốc trong cơ thể là giai đoạn thuốc vào máu, theo dòng máu đi khắp cơ thể. Tại các cơ quan đích, tác dụng dược lý của thuốc phụ thuộc nhiều đặc tính của thuốc và cơ quan. Với các thuốc kháng sinh như cefotaxim có thể vượt qua hàng rào máu não vào ổ nhiễm trùng trong các bệnh lý viêm não. Những thuốc này được lựa chọn đầu tay khi có nhiễm trùng não xảy ra.

Giai đoạn chuyển hóa thải trừ

Thuốc được chuyển hóa tại gan nhờ các enzym thành các chất ít độc tố hơn. Sau đó, các chất chuyển hóa được thải trừ qua thận. Khi các cơ quan này không được toàn vẹn, giảm chức năng thì nồng độ thuốc kháng sinh trong máu cao có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị và gây hại.

Thuốc kháng sinh có tác dụng trong bao lâu?

Để có tác dụng, thuốc kháng sinh cần duy trì được nồng độ diệt khuẩn của từng loại kháng sinh trong máu. Điều này khác với việc trong cơ thể còn thuốc kháng sinh hay không.

Thường thì kháng sinh phát huy tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, diệt khuẩn sau khoảng 48 - 72h. Lúc này, cơ thể sẽ giảm bớt các triệu chứng do nhiễm trùng gây ra như: giảm sốt, xét nghiệm bạch cầu giảm…

Thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng trong 5 - 7 ngày đối với hầu hết các nhiễm trùng nhẹ đến trung bình. Đối với nhiễm trùng nặng có thể dùng kháng sinh kéo dài đến hơn 20 ngày.

Đến khi các bằng chứng về sự viêm nhiễm được dập tắt như xét nghiệm bạch cầu tăng, các triệu chứng lâm sàng rầm rộ thì vẫn cần sử dụng kháng sinh. Khi nồng độ kháng sinh còn được duy trì trong máu thì thuốc kháng sinh vẫn còn tác dụng.

Uống thuốc bao lâu thì uống lại

Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu mà vẫn có tác dụng diệt khuẩn?

Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu?

Để đánh giá sự thải trừ của thuốc kháng sinh trong cơ thể, chỉ số thời gian bán thải t1/2 được sử dụng. T1/2 được xem như tốc độ thải trừ của thuốc ra ngoài cơ thể. T1/2 là thời gian mà nồng độ thuốc trong máu giảm đi một nửa.

Với những kháng sinh có thời gian bán thải cao, 1 ngày chỉ phải dùng 1 liều duy nhất đủ để đảm bảo duy trì nồng độ diệt khuẩn của kháng sinh trong máu. Thời gian bán thải càng nhỏ số lần dùng kháng sinh trong ngày càng tăng từ 2 - 3 lần.

Như vậy, thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu được đánh giá bằng thời gian bán thải của thuốc.

Ví dụ: thuốc kháng sinh Azithromycin rất hay được chỉ định trong các nhiễm khuẩn họng có thời gian bán thải rất cao lên đến 70h. Tức là sau 70h khoảng gần 3 ngày 50% thuốc mới được thải trử ra khỏi cơ thể. Vì thế, Azithromycin có chỉ định mỗi ngày chỉ dùng 1 lần và sử dụng chỉ trong 3 ngày trong mỗi đợt điều trị là đủ duy trì nồng độ thuốc trong máu. Azithromycin tồn tại trong cơ thể khá lâu mới được thải trừ hết.

Ngược lại, Spiramycin cùng nhóm kháng sinh macrorid có thời gian bán thải ngắn chỉkhoảng 6 - 8h. Sau 6 - 8 h đã có 50% thuốc được thải trừ. Vì thế, cần uống 2 - 3 lần 1 ngày kháng sinh spiramycin để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng.

Uống thuốc bao lâu thì uống lại

Thận là cơ quan thuốc kháng sinh được thanh lọc thải trử ra khỏi cơ thể.

Sử dụng kháng sinh như thế nào cho đúng?

Hiểu biết về thời gian thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể để tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Khi tuân thủ đúng các hướng dẫn sử dụngthuốc kháng sinh mới đem lại hiệu quả điều trị và không bị nhờn thuốc.

  • Lặp lại liều kháng sinh vào đúng thời gian vào ngày hôm sau. Tức là hôm nay bạn uống 1 liều kháng sinh thứ nhất vào 9h sáng thì 9h sáng hôm sau bạn cần lặp lại liều thứ 2. Điều này giúp duy trì nồng độ kháng sinh luôn ổn định trong máu để diệt khuẩn.
  • Không bỏ liều kháng sinh nào trong quá trình điều trị. Uống ngay lập tức liều tiếp theo nếu bị quên liều trước đó.
  • Tuân thủ thời gian điều trị kháng sinh. Không tự ý dừng thuốc khi thấy đỡ triệu chứng.
  • Uống đủ liều lượng kháng sinh. Liều kháng sinh có thể được cân đối lại theo cân nặng, độ tuổi hay chức năng gan, thận.

Thuốc kháng sinh rất thường được sử dụng trong cộng đồng. Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu? Có tác dụng trong bao lâu? Hy vọng với những thông tin trong bài viết, quý bạn đọc đã hiểu biết thêm về cách sử dụng kháng sinh như thế nào cho đúng.

Lâm Khuê

Nguồn tham khảo: BV 108, báo Sức Khỏe Đời Sống

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • vi khuẩn
  • virus
  • vi sinh
  • đề kháng
  • nhiễm trùng
  • sức đề kháng