Uống kháng sinh tối đa bao nhiêu ngày

Tin dịch vụ - Ngoài việc dùng kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân còn phải uống thuốc đúng cách mới có thể nhanh khỏi bệnh.

Đầu tiên là uống đủ ngày. Vi trùng nếu còn nhạy kháng sinh thì bệnh thường thuyên giảm dần sau 1-2 ngày, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng cấp tính như viêm họng mủ, viêm tai giữa mủ, viêm phổi… Nhiều người thấy đỡ bệnh liền ngưng không dùng kháng sinh tiếp nữa mà không biết như vậy gây tác hại vô cùng:

Vi trùng chỉ mới bị tiêu diệt một phần sau vài liều kháng sinh, số còn sống sót sẽ tiếp tục phát triển, sinh sôi nảy nở làm bệnh tái phát. Một số trường hợp bệnh tái phát còn nặng hơn trước, lúc này sử dụng lại kháng sinh cũ không còn hiệu quả nữa do vi trùng đã lờn thuốc. Do vậy, thông thường kháng sinh được sử dụng từ 5-7 ngày, có khi từ 10-14 ngày hoặc lâu hơn tùy theo bệnh nhiễm trùng ở vị trí nào và nặng nhẹ ra sao.

Thứ hai là liều lượng thuốc kháng sinh. Nếu uống đủ thời gian mà lượng thuốc không đủ thì cũng không tiêu diệt được vi trùng. Đối với trẻ em, liều thuốc được tính theo cân nặng. Nếu trẻ béo phì thì liều thuốc sẽ được điều chỉnh theo cân nặng lý tưởng. Trẻ em vốn khó uống thuốc và uống vào hay bị ói ra nên lượng thuốc thường dễ bị thiếu. Để khắc phục tình trạng này, thị trường đã có những loại kháng sinh dạng xi-rô hoặc dạng gói dễ pha và có mùi vị thơm ngon, trẻ em thích. Tuy nhiên, cần để xa tầm tay của trẻ kẻo trẻ thấy ngon lại uống hết !

Điều quan trọng cuối cùng là khoảng cách giữa các liều. Nếu một loại thuốc kháng sinh được cho uống 3 lần/ngày thì điều đó có nghĩa là 8 tiếng uống một lần. Nhiều khi toa thuốc ghi đơn giản “sáng-chiều-tối”, ta lại uống thuốc vào lúc 10 giờ sáng, 2 giờ chiều và 6 giờ tối. Như vậy, khoảng cách từ 6 giờ tối đến 10 giờ sáng hôm sau, cơ thể không có đủ nồng độ thuốc để diệt trùng, càng làm tăng nguy cơ vi trùng đề kháng kháng sinh.

Tóm lại, dùng kháng sinh phải đủ thời gian, đủ liều và khoảng cách giữa các liều cân đối.

Ngoài ra, PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức cũng khuyến cáo để sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý, hiệu quả, cần giải quyết các vấn đề sau:

- Chấn chỉnh hoạt động ở các hiệu thuốc, nghiêm cấm mua bán kháng sinh tràn lan, bừa bãi. - Các nhà điều trị không sử dụng kháng sinh cho người bệnh theo kiểu “bao vây” mà thực hiện đúng nguyên tắc trong kê đơn thuốc kháng sinh. Bác sĩ nhiều khi cho sử dụng kháng sinh “bao vây” hoặc đổi kháng sinh liên tục hoặc sử dụng kháng sinh mạnh cho bệnh nhẹ [dùng dao mổ trâu để giết gà !]. Tất cả những điều này đã khiến cho bệnh nhân “tiền mất mà bệnh vẫn âm ĩ”.- Đẩy mạnh hơn nữa việc truyền thông giáo dục giúp người dân có những kiến thức cơ bản về sử dụng thuốc tốt, trong đó có sử dụng tốt thuốc kháng sinh.

Báo động tình trạng kháng thuốc kháng sinh Cục Y tế Dự phòng [Bộ Y tế] cho biết, mỗi năm trên thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc kháng sinh. Dự báo đến năm 2050 sẽ có khoảng 10 triệu người tử vong do bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh. Việt Nam hiện nay được xếp vào trong nhóm các nước kháng thuốc kháng sinh cao nhất, do việc sử dụng thuốc kháng sinh rộng rãi và kéo dài không đúng chỉ định. Hầu hết cơ sở khám chữa bệnh đang đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Nguyên nhân chính làm gia tăng là việc sử dụng kháng sinh tùy tiện không có đơn của bác sĩ, người dân tự ý mua kháng sinh ở các hiệu thuốc. Không ít dược sĩ bán thuốc không đúng quy định. Về mặt dịch tễ, nhìn lại vụ dịch sởi bùng phát vào năm 2014-2015, lúc đầu bên điều trị cho rằng dịch sởi bùng phát là do virus sởi biến đổi với độc lực cao, biến đổi virus, tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu các kết quả cho thấy do nhiễm khuẩn bệnh viện chéo ở các bệnh nhân. Một số bệnh nhân đã kháng kháng sinh khiến cho công tác điều trị không còn tác dụng và rất khó khăn. Kháng thuốc kháng sinh đang trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất của Thế kỷ 21 và đang có gia tăng với mức độ nguy hiểm ở tất cả các nơi trên thế giới, làm ảnh hưởng đến an ninh y tế của các quốc gia cũng như toàn cầu.

Lưu ý trong sử dụng kháng sinh Theo các bác sĩ, kháng sinh là chất kháng khuẩn được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác. Để đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, cần nắm vững những kiến thức liên quan đến kháng sinh, vi khuẩn gây bệnh và người bệnh. Cần lưu ý những bất lợi khi sử dụng kháng sinh như tiền sử dụng thuốc, cơ địa dị ứng của bệnh nhân, luôn sẵn sàng cấp cứu sốc phản vệ khi sử dụng kháng sinh. Bên cạnh đó cần theo dõi lâm sàng, đặc biệt đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận. Đặc biệt lưu ý với nhóm bệnh nhân trẻ em, phụ nữ có thai cho con bú, người già, người đang sử dụng nhiều thuốc. Các loại kháng sinh có thể diệt được vi khuẩn nhờ những tác dụng chính như ức chế tổng hợp màng tế bào của vi khuẩn, kích hoạt các men phá hủy màng tế bào của vi khuẩn, tăng tính thấm màng tế bào vi khuẩn, cản trở tổng hợp protein và chuyển hóa acid nucleic của vi khuẩn. Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn một phần là do tự nhiên vì quá trình đấu tranh để sinh tồn của vi khuẩn, một phần là do sử dụng kháng sinh không đúng cách. Trong thực tế điều trị hiện nay, có một số nguyên nhân gây nên sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn như: - Dùng thuốc kháng sinh không đủ thời gian, không đủ liều lượng làm cho vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết và biến đổi để trở nên kháng thuốc. - Việc lạm dụng thuốc kháng sinh thành thói quen và phổ biến như không có bệnh nhiễm khuẩn cũng dùng kháng sinh làm cho các vi khuẩn có lợi cho cơ thể bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh kháng lại với kháng sinh. - Dùng thuốc kháng sinh không đúng loại như khi bị mắc bệnh nhiễm khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này lại dùng loại kháng sinh khác, làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt mà còn biến đổi để kháng lại với kháng sinh.

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn Nguyên tắc quan trọng nhất trong sử dụng kháng sinh là theo đúng chỉ định của bác sĩ, chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn, lựa chọn và phối hợp các kháng sinh hợp lý... Ngoài ra cũng nên lưu ý một số nguyên tắc lớn đối với bệnh nhân khi dùng kháng sinh như: + Thời điểm uống thuốc: Để thuốc kháng sinh có tác dụng tối đa, nên uống thuốc vào lúc đói như uống thuốc xa bữa ăn, trừ một số kháng sinh có tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa thì mới uống vào lúc no. Một số bệnh nhân uống thuốc pefloxacin có thể bị cảm giác cồn cào trong bụng, vì vậy có thể uống thuốc vào lúc no; Thường các loại thuốc kháng sinh được uống 2 lần trong ngày, cách nhau khoảng 12 giờ, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định uống kháng sinh 1 lần trong ngày như kháng sinh chống lao, chỉ uống 1 lần vào buổi sáng. + Liều lượng và thời gian dùng thuốc: Liều lượng thuốc hàng ngày phải được dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý tăng hay giảm liều, nhất là giảm liều sẽ làm cho kháng sinh tác dụng không đầy đủ và gây nên kháng thuốc; Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh cũng phải đảm bảo đúng quy định. Thông thường kháng sinh được dùng từ 7 đến 10 ngày. Một số loại kháng sinh có thể được chỉ định dùng trong 5 ngày; cá biệt chỉ có loại dùng trong 3 ngày như thuốc azithromycin chỉ dùng trong 3 ngày là đủ liều. Cũng có những trường hợp kháng sinh được dùng nhiều ngày hơn để điều trị tỉnh trạng nhiễm trùng huyết, bệnh lao, bệnh thương hàn, bệnh giang mai… + Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc: - Tiêu chảy là phản ứng hay gặp nhất do khi uống kháng sinh thì các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa cũng bị tiêu diệt làm cho rối loạn tiêu hóa và thường biểu hiện bằng tiêu chảy. Tiêu chảy do dùng kháng sinh thường xuất hiện từ 2 đến 3 ngày sau khi uống thuốc và chỉ ở mức độ nhẹ, tự hết sau khi uống hết liều thuốc nên không cần điều trị. - Buồn nôn, đau bụng… có thể xảy ra với nhóm thuốc tetraxyclin, nhóm quinolon… - Sạm da có thể xảy ra với nhóm thuốc quinolon và bệnh nhân được khuyên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian uống thuốc. - Đau đầu, mất ngủ, bồn chồn hay xảy ra với nhóm thuốc quinolon. - Cảm giác có vị kim loại ở trong miệng hay xảy ra với thuốc metronidazol. Trước khi dùng một loại kháng sinh nào đó, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Khi có tác dụng không mong muốn, nên thông báo cho bác sĩ biết để được tư vấn cách xử trí.

+ Theo dõi các phản ứng dị ứng của thuốc- Phản ứng dị ứng quan trọng và nguy hiểm nhất là sốc phản vệ thường xảy ra với nhóm thuốc betalactam. Phản ứng được biểu hiện bằng dấu hiệu tím tái, đau bụng dữ dội, khó thở, da nổi vân tím. Bệnh nhân nhanh chóng bị rơi vào tình trạng trụy tim mạch và tử vong nếu không được điều trị tích cực tại bệnh viện. Cách phòng tránh hiệu quả nhất là hỏi tiền sử dị ứng thuốc trước đây của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất cứ thuốc nào của nhóm thuốc betalactam thì không được dùng thuốc của nhóm này.- Các phản ứng dị ứng khác cũng giống như các phản ứng dị ứng thông thường, được biểu hiện bằng triệu chứng sốt, nổi sẩn đỏ ngoài da, viêm da cấp tính như hội chứng Steven-Johnson, hội chứng Lyell; phù Quinck, ngứa mắt, khó thở, lên cơn hen suyễn... Cách xử trí là ngừng ngay thuốc đang dùng và đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. + Theo dõi các biến chứng hay tai biến do độc tính của thuốc kháng sinh Khi sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, người bệnh có thể bị các biến chứng hay tai biến do độc tính của thuốc, vì vậy cần theo dõi để cung cấp thông tin cho bác sĩ xử trí như: - Tổn thương thần kinh thính giác do dùng thuốc streptomycine hoặc một số thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid; - Tổn thương thần kinh thị giác do sử dụng cloramphenicol kéo dài; - Viêm đa rễ thần kinh do sử dụng rimifon kéo dài - Nhiễm độc thận làm viêm thận kẽ, suy thận... khi dùng thuốc gentamycine, vancomycine, colistin, amphotericin B, rifampicin… - Tổn thương gan có thể xảy ra khi sử dụng thuốc tetracycline, rifampicin, rimifon, amphotericin B… - Tai biến về máu như thiếu máu huyết tán, giảm bạch cầu-tiểu cầu, suy tủy khi dùng các loại kháng sinh như sulfamid, streptomycin, cloramphenicol liều cao…

Thuốc kháng sinh uống bao lâu thì ngưng?

Thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng trong 5 - 7 ngày đối với hầu hết các nhiễm trùng nhẹ đến trung bình. Đối với nhiễm trùng nặng có thể dùng kháng sinh kéo dài đến hơn 20 ngày.

Uống sữa sau khi uống kháng sinh bao lâu?

Rất nhiều người có thói quen uống sữa cùng với thuốc hoặc uống sữa ngay sau khi vừa uống thuốc. Điều này không tốt một chút nào. Bởi các chất dinh dưỡng của sữa khi kết hợp với thành phần thuốc sẽ gây phản ứng không tốt, làm giảm tác dụng của thuốc. Chính vì thế, bạn chỉ nên uống sữa sau khi uống thuốc từ 3 – 4 tiếng.

Uống kháng sinh bao lâu thì cơ thể mang thai?

Theo các bác sĩ tư vấn trước khi mang thai, về góc độ dùng thuốc, để an toàn cho bé thì các cặp vợ chồng nên mang thai lại sau khi ngưng uống thuốc kháng sinh khoảng 1 tháng.

Mỗi lần uống kháng sinh cách nhau bao lâu?

Uống thuốc kháng sinh thế nào thì tốt? Uống thuốc đúng liều, đúng khoảng cách giờ, để đảm bảo trong cơ thể lúc nào cũng đủ lượng thuốc chống chọi với vi khuẩn. Ví dụ: trong đơn bác sĩ ghi: uống 2 lần/ ngày thì khoảng cách giờ mỗi lần uống thuốc là 12 giờ. Uống 3 lần/ngày, khoảng cách giờ là 8.

Chủ Đề