Tu tâm dưỡng tính là gì

Hãy ghi nhớ 8 chữ nên gối đầu giường dưới đây và hành theo, khi ấy chính là bạn đang tu dưỡng rồi!

Sống trên đời nhất định phải có tu dưỡng đừng buông lỏng bản thân giống như “nước chảy bèo trôi”, phó mặc cho hoàn cảnh để rồi phải hối tiếc!

1. NHẪN [Nhẫn nại, nhẫn nhịn]

NHẪN CÓ THỂ DƯỠNG PHÚC!

Đời người ai cũng sẽ gặp phải những sự tình không thuận lợi, không hài lòng, khi ấy con người nhất định cần phải “Nhẫn”. Bởi vì từ xưa đến nay, người làm được việc lớn tất phải là người có đại khí, người có đại khí tất có đại nhẫn. Nhẫn không phải là trốn tránh, chạy trốn mà là một loại tích lũy của năng lượng. Người có Nhẫn sẽ thường không phạm sai lầm do nhất thời gây ra.

Lương thiện là loại đạo đức tốt đẹp nhất của con người thế gian. [Ảnh minh họa]

2. THIỆN [Lương thiện]

THIỆN CÓ THỂ SINH RA ĐỨC!

Thông minh là một loại thiên phú, còn lương thiện là một loại lựa chọn. Lương thiện là loại đạo đức tốt đẹp nhất của con người thế gian. Lương thiện có lẽ không thể khiến con người đạt được tất cả mọi thứ bản thân mong muốn nhưng sẽ giúp bạn luôn có nội tâm an định.

3. HỶ [Vui, mừng]

HỶ CÓ THỂ DƯỠNG NHAN! [NHAN LÀ NHAN SẮC, VẺ MẶT, NÉT MẶT]

Tâm thái vui vẻ, sảng khoái, hoạt bát là bí quyết trường thọ của con người. Phương pháp tốt nhất để bảo trì sự thanh xuân trẻ trung của con người chính là luôn giữ cho mình một nội tâm vui vẻ, thoái mái.

Con người không phải là vì già mà dừng lại sự vui đùa, mà là vì sự vui đùa mà không già! Mỉm cười là cách tốt nhất tạo nên vẻ đẹp của con người, là cách đơn giản và nhanh nhất để kết nối mọi người lại với nhau.

4. TỪ [Từ bi, hiền hậu]

TỪ CÓ THỂ DƯỠNG TÂM!

Vì sao sau tuổi trung niên có người có khuôn mặt hiền lành phúc hậu có người lại có khuôn mặt hung dữ, tràn đầy oán khí? Đó là bởi vì họ luôn từ bi, bảo trì một trái tim hòa ái đối với tất cả mọi người trên thế gian. Bởi vì “tướng do tâm sinh”, “tướng tùy tâm mà thay đổi”, cho nên khi tâm đẹp thì tướng mạo cũng sẽ đẹp!

5. ÁI [Yêu thương]

ÁI CÓ THỂ DƯỠNG HÀNH!

Người mà trong lòng tràn đầy tình yêu thương thì “nhất cử nhất động” của người ấy cũng tràn ngập tình yêu thương. Một người mà trong lòng luôn so đo tính toán thì cho dù ở thời điểm nào cũng thường bị “khó dễ” đi cùng!

6. THÀNH [Chân thành, thành thật]

THÀNH CÓ THỂ DƯỠNG TÍNH!

Chân thành là nguyên tắc quan trọng nhất trong kết giao. Chúng ta ai ai cũng mong muốn được người khác đối xử chân thành với mình, vì vậy hãy đối xử chân thành với người khác trước, bạn sẽ nhận được điều tương tự. Một người thành thật trong sáng thì khí chất cũng là đoan trang đẹp đẽ, ánh mắt của họ đều tỏa ra ánh sáng!

7. CẦN [Cần mẫn, chăm chỉ]

CẦN CÓ THỂ PHÁT TÀI!

Người xưa có câu: “Ông trời sẽ đền bù cho người cần cù!” là có ý nói rằng, một người siêng năng, cần cù sẽ được ông trời giúp, bù đắp cho! Có người sau khi kiếm được tiền thì gần như tiêu cũng hết nhưng có người vẫn duy trì được khả năng tài chính của mình. Đó là vì, cần có thể phát tài, kiệm có thể lưu tài!

8. KHOAN [Khoan dung, độ lượng]

KHOAN DUNG CÓ THỂ TỤ KHÍ!

Một người hiểu được khoan dung, thì lòng dạ cũng nhất định rộng lớn. Những người này luôn không so đo tính toán chi li, cũng sẽ không vì chiếm được chút lợi nhỏ mà vui mừng khôn xiết. Người luôn tính toán chi li thì nhất định sẽ sống rất mệt. Đôi khi lùi một bước lại chính là tiến lên một bước! Lùi một bước, biển rộng trời cao! Nhường nhịn một bước sẽ có nhiều bạn bè hơn!

An Bình [ST]

Theo tạp chí Sống Khỏe

Tu tâm dưỡng tính là con đường duy nhất để thay đổi vận mệnh của mỗi người. Câu chuyện anh thợ đá đắc đạo trong quá trình tạc khối ngọc thạch thành Phật cho thấy quá trình đề cao tâm tính cùng với lòng thành kính Phật đã giúp anh ngộ ra hạnh phúc của đời người chính là tu luyện.

Người thợ đá có căn cơ hiếm có

Cách đây đã lâu lắm, có một vị thần tiên khi du lãm nơi tiên giới, đột nhiên tâm huyết dâng trào, liền không tự chủ mà liếc mắt nhìn xuống hạ giới, phát hiện có một người thợ đá trẻ tuổi đang khắc kinh Phật bên một sườn núi.

Huệ nhãn của Thần nhìn lại, phát hiện căn cơ của người này vô cùng hiếm có, nên rất vui mừng. Vì vậy, ông hóa thành một đạo trưởng. Vị thần tiên đi tới gặp người thợ đá, hỏi thăm một hồi và biết được hiện tại anh ta không muốn tu đạo. Anh ta nói thân thể tóc da, anh nhận từ cha mẹ, chưa báo đáp ân nghĩa. Nếu anh rời đi như thế, anh ta không đành lòng. Sau khi nghe thấy vậy, vị tiên có đôi chút tiếc nuối.

Tuy nhiên, căn cơ của người này thực sự rất tốt. Nếu tu luyện, sẽ có được thành tựu lớn, vô lượng chúng sinh sẽ vì thế mà thoát được kiếp luân hồi trầm kha trong bể khổ. Vị Thần quan sát người thợ đá, cũng lại không nhẫn tâm cứ như vậy rời đi.

Thần bảo hộ bách tính – cha mẹ hưởng đại đức

Thần tiên nhờ anh thợ đá tạc một hình tượng Phật từ khối ngọc này để giúp bách tính không còn gặp thiên tai nhân họa [Ảnh: Hạt giống tâm hồn].

Sau khi tạm chia tay người thợ đá, vị Thần cưỡi mây bay tới một ngọn núi cao. Ông nghĩ cách khai mở tinh thần tu luyện của người này. Trong lúc suy tư, đột nhiên phát hiện cách đó không xa, có một khối ngọc trong suốt.

Khối đá này được ánh sáng mặt trời chiếu rọi, nên chói lóa rạng ngời. Vị Thần tiến tới phía trước, nhìn viên ngọc thạch mà cảm thán: Vốn là một thánh vật nơi thiên giới, tại sao lại lưu lạc xuống thế gian, nhiễm tỳ vết? Đang dâng trào xúc cảm, đột nhiên ông nghĩ tới việc làm sao dẫn dắt người thợ đá tu luyện?

Vị Thần tiên hóa thân thành một vị tướng quốc thời xưa. Ông biến hóa ra rất nhiều người hầu, gọi người thợ đá đến và đưa anh lên núi. Tướng quốc chỉ vào khối ngọc thạch và nói với người thợ đá: “Quê nhà ta nhiều năm nay liên tục gặp thiên tai, cuộc sống của dân chúng vô cùng khổ cực. Thân vốn là vị tướng quốc, ta không thể khoanh tay đứng nhìn”.

Vì vậy, ông muốn nhờ anh tạc một hình tượng Phật từ khối ngọc này để giúp người dân không còn gặp thiên tai nhân họa. Từ đó có được sự bảo hộ của Thần đối với người dân. Ông nói với anh này: “Sau khi công trình hoàn thành, cha mẹ cậu cũng vì thế tích được đại đức, an hưởng tuổi thọ. Đây mới thực sự là đạo hiếu chân chính của người làm con”.

Thành tâm tạc tượng – thanh lọc nhân tâm

Người thợ đá bị cảm động trước những lời tâm huyết tự đáy lòng của vị tướng quốc. Anh bèn quỳ xuống nói rằng dù thịt nát xương tan, anh cũng quyết tâm vì bách tính tạo ra một bức tượng thiêng liêng nhất.

Tu tâm hướng Phật là con đường trở về với cội nguồn [ảnh: pixabay].

Khối ngọc thạch đẹp đẽ này cao gấp đôi người. Tì vết của nó và một vài chấm đen ở trung tâm phần giữa và trên đầu. Tuy nhiên đây vẫn là khối ngọc thạch đẹp nhất người thợ đá từng nhìn thấy. Vì vậy anh vô cùng yêu thích nó.

Ngày qua ngày, anh mang chân niệm cầu phúc cho người dân, thành tâm tạc tượng. Từng nhát dao khắc xuống, đều tự kiểm chứng niệm đầu. Anh suy nghĩ xem tâm mình có chính hay không, có mang lòng thành kính với Thần Phật khi làm việc này không.

Dù anh không có khái niệm rõ ràng về tu luyện nhưng tư tưởng cũng tự giới hạn mình. Anh nghĩ nếu có niệm đầu không tốt, hành vi không chính sẽ không thể mời được Thần Phật nhập vào. Vì thế người dân sẽ không được Thần bảo hộ. Cứ như vậy, trong quá trình tạc tượng, anh không ngừng tu tâm, thanh lọc những thứ không tốt trong tư tưởng.

Tu tâm dưỡng tính – trí huệ được khai mở

Ngọc thạch ở trên đỉnh núi, vị Thần tiên chuẩn bị sau khi tạc xong tượng Phật sẽ xây dựng chùa, để người dân tới hành lễ với Thần, giáo hóa họ. Do vậy người thợ đá cũng phải ở trên núi, anh ăn ở ngay trên núi. Vì rời xa thế tục, nội tâm của người thợ đá cũng tự nhiên được thanh tịnh không ít.

Một ngày, dường như anh được khai mở trí huệ, đột nhiên nghĩ tới điều mọi người thường nói “Quy y Phật môn” . Vậy làm sao để quy y Phật môn? Một người bình thường, tất cả biểu hiện của họ đều là do ảnh hưởng của thế tục. Anh chợt nhận ra dù có ở trong chùa nhưng nếu không tu tâm tính, thân chưa ở trong Phật môn, tâm vẫn chưa xuất gia thì vẫn chưa thể là người tu luyện thực sự. Như vậy cũng đồng nghĩa đang ở trong thế tục.

Đó không phải là biểu hiện thực sự của kính Phật tu Phật. Nghĩ tới đây, nội tâm người thợ đá vô cùng chấn động và lĩnh ngộ được đôi điều.

Chùa Long Sơn – Việt Nam [ảnh Vnexpress].

Tì vết trên bức tượng Phật – toàn tâm đắc đạo

Sau khi tạc xong hình tượng của Phật, người thợ đá thấy lúng túng khó xử bởi vẫn còn 1 tì vết, lại ở ngay phần tim của bức tượng. Anh vắt hết óc, cũng không nghĩ ra cách nào loại bỏ những vết chấm này, vì vị trí của nó.

Chỉ có đục xuyên qua tượng, mới có thể đào được những đốm bên trong này. Nếu làm như vậy, tượng Phật sẽ không hoàn chỉnh nữa. Từ đó cũng giảm đi cảm giác thần thánh của bức tượng. Ngày nọ, người thợ đá lo nghĩ tới mệt mỏi nên ngủ gục bên cạnh bức tượng. Vị thần tiên nhìn thấy thời cơ đã chín muối.Ông liền hiện vào trong giấc mộng của anh. Trong mơ người thợ đá cảm thấy vị Thần tiên vô cùng quen thuộc; nhưng anh không nhớ đã từng gặp ở đâu.

Trong giấc mơ, người thợ đá quỳ xuống và nói: “Con xin Thần tiên rủ lòng từ bi. Ngài giúp con hoàn thành việc tạc bức tượng Phật thiêng liêng nhất này. Bức tượng này không phải cho con mà vì bách tính trăm họ. Xin ngài hãy giúp con loại bỏ những tì vết bên trong viên ngọc thạch”.

Vị Thần tiên nói: “Anh có muốn bái ta làm thầy không?”. Trải qua quá trình tạc tượng, người thợ đá nói lớn: “Con bằng lòng, con bằng lòng. Sư phụ tại thượng, xin người hãy ban tặng bức tượng Phật thiêng liêng nhất cho bách tính”.

Tượng tạc xong – tu tâm tròn đầy

Vị Thần tiên vẫy tay một cái, tì vết trên tượng Phật liền biến mất. Người thợ đá đứng bên cạnh ngẩn người ngạc nhiên không nói lên lời. Khi nhìn lại lần nữa, hình ảnh bức Phật ngọc tỏa sáng lộng lẫy vô song lại trông giống hệt như chính người thợ đá.

Nhìn lại lần nữa, anh thấy bách tính khắp nơi nhờ ánh sáng vô hạn của Phật ngọc này mà giảm bớt muôn ngàn khổ đau. Bao năm tai họa hàng năm cũng đã lùi xa trong sự uy nghiêm của Phật Ngọc, không dám lặp lại. Người thợ đá tỉnh dậy trong sự ngạc nhiên tột độ.

Khi tỉnh dậy, người thợ đá thấy tất cả những gì trong mơ đều triển hiện trước mắt. Anh biết rằng vị đạo trưởng, tướng quốc kia đều là hóa thân của Thần tiên. Anh liền hiểu rõ quá trình tạc tượng Phật, hóa ra là quá trình anh tu tâm dưỡng tính anh.

Và tới bước cuối cùng khi tượng Phật đã xong, tỳ vết thâm sâu trên tượng đó cũng chỉ có sư phụ mới có thể thanh lý triệt để. Thần Tiên tỉ mỉ cẩn thận ai bài sắp đặt mọi thứ, không chỉ để thành tựu một mình anh. Thần tiên vì từ bi với chúng sinh, vì cứu độ mà giải thoát cho bách tính.

Theo Soundofhope

Video liên quan

Chủ Đề