Trường đại học luật tp hcm có những ngành nào

Với quý phụ huynh và các bạn học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa vào Đại học, việc quan tâm đến một ngôi trường tốt, một chương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại, chính là bước khởi đầu rất quan trọng cho tương lai nghề nghiệp của các bạn sau này. Chương trình Cử nhận Luật Chất lượng cao của Trường Đại học Luật TP.HCM được xây dựng và đưa vào giảng dạy nhằm đáp ứng những mong mỏi đó của phụ huynh và các bạn học sinh khi đang phải cân nhắc lựa chọn một môi trường học tập phù hợp.

Là một trong hai trung tâm đào tạo về Luật lớn nhất cả nước, trong bối cảnh đào tạo ngành Luật ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt và sự phát triển mạnh mẽ của quá trình hội nhập quốc tế, Trường Đại học Luật TP.HCM không ngừng cố gắng tạo ra một thế hệ trẻ có sự hiểu biết về pháp luật, vững vàng về chuyên môn, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của xã hội và các đơn vị sử dụng lao động. Từ năm 2003, Trường Đại học Luật TP.HCM đã có những bước khởi đầu về đào tạo cử nhân Luật chất lượng cao. Cho đến nay, chúng tôi đã cấp bằng Cử nhân Luật chất lượng cao cho gần 20 lứa sinh viên tốt nghiệp từ ngôi trường này.

Khác biệt rõ rệt giữa chương trình đào tạo chất lượng cao và chương trình đào tạo đại trà bắt đầu với việc nâng cao trình độ ngoại ngữ thông qua việc tăng cường thời lượng giảng dạy và học tập các môn học bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật tập trung vào mảng pháp luật thương mại, dân sự, quốc tế.

HIện nay, Chương trình đào tạo Chất lượng cao ngành Luật được xây dựng theo hướng trang bị cho sinh viên nhiều hơn về kỹ năng, hiểu biết sâu về các mảng pháp luật quan trọng của pháp luật nước ngoài thông qua việc thành lập một nhóm gồm những thầy cô có kinh nghiệm về giảng dạy và làm việc thực tiễn để xây dựng đề án đưa sinh viên các lớp chất lượng cao được đi kiến tập ngay từ học kỳ thứ 5 [học kỳ 1 năm thứ 3] ở các tòa án, doanh nghiệp, công ty luật, văn phòng công chứng... Nhà trường hướng đến việc rèn luyện cho sinh viên kỹ năng xử lý các vụ việc thực tiễn bằng các vấn đề cụ thể như: kỹ năng phát hiện vấn đề [legal problem], kỹ năng tìm kiếm các quy định của pháp luật, xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm [team work], kỹ năng đưa ra lời khuyên, tư vấn pháp luật… đặc biệt chú trọng vào kỹ năng tranh luận, bởi vì kỹ năng thuyết trình và tranh luận là kỹ năng quan trọng của người hành nghề luật.

Học Luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau

Nhiều bạn trẻ nghĩ học Luật chỉ ra làm luật sư là không đúng!

Không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an. Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước, sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo... Nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Khi trúng tuyển vào ĐH luật thí sinh có thể lựa chọn những ngành học phù hợp: Luật thương mại, Luật dân sự, Luật quốc tế, Luật hình sự…

1. Ngành Luật thương mại

Trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường. Sinh viên tốt nghiệp Khoa Luật thương mại có thể làm cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch - Đầu tư…Hoặc làm chuyên viên ơ các cơ quan cấp huyện như Ủy ban Nhân dân, Phòng Kinh tế, Phòng thuế. Hoặc cũng có thể công tác ở các Toà án kinh tế, Viên Kiểm sát hoặc trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại.

2. Ngành Luật dân sự

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như: Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp . . . Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật, Toà dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, hoặc trở thành luật sư chuyên về dân sự như trang chấp nợ, đất đai, tranh chấp tài sản, hôn nhân gia đình...; làm ở các Phòng, Sở tư Pháp, cơ quan Công an, các Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, các đơn vị kinh doanh bất động sản, bộ phận pháp luật ở ngân hàng.

3. Ngành Luật hành chính

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ... Sinh viên tốt nghiệp có thể làm chuyên viên ở các Ủy ban nhân dân phường xã, các Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc cấp tỉnh, hoặc cơ quan khác như: Hải quan, cơ quan thuế, các cửa khẩu, sân bay. Bạn cũng có thể làm ở các Toà hành chính, Viện kiểm sát nhân dân, trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực hành chính hoặc làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật

4. Ngành Luật quốc tế

Ðào tạo 3 khối kiến thức cơ bản: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Mục tiêu đào tạo là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài... Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước như Bộ, Sở Tư Pháp, cơ quan ngoại giao, các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài; hoặc có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt nam, các cơ quan quốc tế, các công ty tư vấn pháp luật.

5. Ngành Luật hình sự

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tim viec ở Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, các Phòng, Sở Tư Pháp, cơ quan Công an, hoặc trở thành luật sư, chuyên viên tư vấn trong lãnh vực hình sự. Một số cơ quan khác cũng cần sinh viên ngành này như: các trung tâm hỗ trợ pháp lý, các chi cục phòng chống tệ nạn...

6. Ngành Quản trị - luật

Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và các vấn đề có liên quan đến các yếu tố pháp lý. Đây là ngành học mới được đào tạo duy nhất tại ĐH Luật TP.HCM. Sinh viên ngành này ra trường có thể làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức tổng hợp quản trị và luật như: dịch vụ công, thương mại quốc tế, quản trị doanh nghiệp, tài chính, tư vấn quản trị, tư vấn kinh doanh... Ngành Quản trị - Luật không tuyển khối C. Khối A: 17, khối D: 15,5 điểm [2009].

Sinh viên trúng tuyển vào trường ĐH Luật TPHCM thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sẽ được miễn học phí theo qui định. Ngoài ra nếu gia đình sinh viên thuộc diện hộ nghèo được giảm 50% học phí và hộ đói được miễn học phí 100%. Sinh viên thuộc diện khó khăn vượt khó học tập được hưởng học bổng chính sách theo qui định của Nhà nước. Ngoài ra sinh viên thuộc diện này nếu có kết quả học tập loại giỏi sẽ được xét hưởng học bổng do các tổ chức, cá nhân ngoài trường tài trợ.

7. Ngành Luật kinh doanh

Đào tạo cử nhân luật có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý; có kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đồng thời có kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh, đủ khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế của Việt Nam.

Đại học Luật lấy bao nhiêu điểm 2023?

Điểm chuẩn năm 2023 của Trường Đại học Luật [Đại học Quốc gia Hà Nội] dao động từ 24,35 đến 27,5 điểm. Chiều 22.8, Trường Đại học Luật [Đại học Quốc gia Hà Nội] công bố điểm chuẩn vào các ngành của trường. Năm nay, ngành Luật [xét tuyển bằng khối C00] có điểm chuẩn cao nhất, lấy 27,5 điểm.

Đại học Luật khối D lấy bao nhiêu điểm?

Tuy nhiên, mức điểm chuẩn thấp nhất cũng ngành Luật khối A1 là 22,91, cao hơn năm 2022 [22,5 điểm].

Đại học Luật TP HCM bao nhiêu 1 tín chỉ?

Mức thu học phí trình độ đại học của các hình thức đào tạo chính quy là 685.000 đồng/tín chỉ. Mức thu học phí đào tạo trình độ đại học chương trình đào tạo chất lượng cao, đối với các lớp, khóa học tuyển sinh từ năm học 2022-2023, 2023-2024 là 59.992.500 đồng/sinh viên/năm.

ngành Luật khối C lấy bao nhiêu điểm?

Ngành Luật [tổ hợp C00] có điểm chuẩn cao nhất với 27,11 điểm, giảm nhẹ so với năm ngoái [27,5 điểm]. Xếp sau là ngành Luật thương mại quốc tế lấy 26,86 điểm ở tất cả các tổ hợp. Cùng ngành Luật, các tổ hợp xét tuyển khối khác có mức điểm thấp hơn khối C00.

Chủ Đề