Trong khẩu phần ăn của trẻ em nhu cầu lipid tốt nhất là

10:43 12/43/2017

Giá trị sinh học của các chất dinh dưỡng tan trong dầu như các loại vitamin A, D, E, K phụ thuộc vào khả năng hấp thu chất béo của cơ thể. Tiêu thụ chất béo quá thấp trong bữa ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan tổ chức trong cơ thể, đặc biệt là não bộ và thần kinh ở trẻ em và trẻ nhỏ. Hậu quả là chậm tăng trưởng và thiếu dinh dưỡng do thiếu năng lượng.

Tuy nhiên, tiêu thụ chất béo quá mức cũng sẽ dẫn đến việc thừa cân - béo phì, có liên quan đến các bệnh mạn tính không lây và hội chứng rối loạn chuyển hoá.

Trong nhưng năm gàn đây, mức tiêu thụ chất béo trong khẩu phần ăn của người Việt Nam có xu hướng tăng nhanh.

Nhu cầu chất béo có thể điều chỉnh cao lên nhưng khoa học dinh dưỡng chỉ ra rằng cần phải chú ý đến chất lượng của chất béo sử dụng. Thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật và cá chứa nhiều loại chất béo khác nhau với chất lượng khác nhau. Cần thiết phải có sự cân bằng các loại thực phẩm trên trong khẩu phần để đảm bảo nhu cầu chất béo đối với cơ thể cả về số lượng và chất lượng. 

Việc sử dụng chất béo đúng và đủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển thể chất ở trẻ em.

Ở trẻ đang bú mẹ, vì từ 40% đến 60 % năng lượng ăn vào là do chất béo của sữa mẹ cung cấp, nên khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, nhất là khi trẻ cai sữa cần hết sức chú ý ngăn ngừa tình trạng giảm lượng chất béo đột ngột do được bú mẹ ít hơn hoặc không còn được bú sữa mẹ nữa.

Do đó, nhu cầu về mức tiêu thụ chất béo cho trẻ em là rất cao. Theo WHO/FAO năm 2010, có tham khảo nhu cầu của Nhật Bản, Mỹ và khu vực, các chuyên gia của Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam đưa ra khuyến nghị mức tiêu thụ chất béo ở trẻ em như sau:

- Đối với tất cả trẻ dưới 6 tháng tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp là 45-50% năng lượng tổng số.

- Đối với trẻ 6-11 tháng năng lượng do chất béo cung cấp là 40%

- Đối với trẻ 1-3 tuổi năng lượng do chất béo cung cấp là 35-40%.

Cũng xuất phát từ quan điểm trên, các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trong bất kể một loại thức ăn thay thế sữa mẹ [sữa công thức] nào trong trường hợp cần thiết phải sử dụng cho trẻ cũng phải đảm bảo 40% năng lượng từ chất béo, tối đa có thể tới 57%.

Với trẻ vừa bú mẹ vừa ăn bổ sung, để đảm bảo chất béo đạt tỷ lệ như khuyến nghị thì lượng chất béo trong thức ăn bổ sung cũng phải đảm bảo như bảng dưới đây theo từng nhóm tuổi.

Độ tuổi

Nam

Nữ

Từ 0 đến 5 tháng tuổi

Từ 24 đến 37 gam

Từ 22 đến 33 gam

Từ 6 đến 8 tháng tuổi

Từ 22 đến 29 gam

Từ 20 đến 27 gam

Từ 9 đến 11 tháng tuổi

Từ 23 đến 31 gam

Từ 22 đến 29 gam

Từ 1 đến 2 tuổi

Từ 33 đến 44 gam

Từ 31 đến 41 gam

Từ 3 đến 5 tuổi

Từ 44 đến 58 gam

Từ 41 đến 54 gam

Từ 6 đến 7 tuổi

Từ 44 đến 61 gam

Từ 41 đến 56 gam

Từ 8 đến 9 tuổi

Từ 51 đến 71 gam

Từ 48 đến 67 gam

Từ 10 đến 11 tuổi

Từ 57 đến 80 gam

Từ 55 đến 77 gam

Từ 12 đến 14 tuổi

Từ 66 đến 93 gam

Từ 64 đến 90 gam

Từ 15 đến 17 tuổi

Từ 62 đến 78 gam

Từ 54 đến 68 gam

Nhu cầu chất béo khuyến nghị cho trẻ em và trẻ vị thành niên

Cần lưu ý về cơ cấu chất béo trong khẩu phần trẻ em: do cơ thể trẻ đang phát triển nhanh, rất cần acid arachidonic, một acid béo không no có nhiều trong mỡ động vật, do đó tỷ lệ cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật được khuyến nghị là 70% và 30%. Ngay cả khi thức ăn bổ sung của trẻ thường được cho thêm thịt, cá, trứng, vốn đã có một lượng nhất định chất béo động vật rồi nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về chất béo cho lứa tuổi này, vì thế vẫn cần phải cho thêm vào khẩu phần của trẻ hoặc là các loại dầu ăn hoặc là mỡ theo tỷ lệ một bữa dầu, một bữa mỡ.

Vân Anh

Nói vậy để thấy rằng dù ở độ tuổi nào trẻ cũng cần chế độ dinh dưỡng hợp lý. [Trẻ học tiểu học], nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào tuổi, giới tính và hoạt động thể lực.

Nhu cầu dinh dưỡng: mỗi tuổi mỗi khác

Lâu nay, cha mẹ và cộng đồng thường chỉ quan tâm đặc biệt đến trẻ dưới 5 tuổi bởi các em còn bé. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, lứa tuổi tiểu học cũng chiếm vai trò quan trọng bởi đây là khoảng thời gian trẻ bắt đầu bước vào con đường học hành, có trẻ bước vào giai đoạn tiền dậy thì… Do vậy, hiểu nhu cầu của trẻ để xây dựng chế độ ăn hợp lý sẽ giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng về thể chất, trí tuệ.

Nhu cầu về năng lượng là điểm quan trọng hàng đầu trong khẩu phần ăn, đủ nhu cầu năng lượng tức là đảm bảo cho trẻ được ăn no, khi đã ăn no mới quan tâm đến tính cân đối của khẩu phần. Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, trong đó chất đạm, chất béo, chất đường bột là những chất sinh năng lượng. Cung cấp năng lượng không đủ hoặc thừa so với nhu cầu của trẻ trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu dinh dưỡng [suy dinh dưỡng] hoặc thừa dinh dưỡng [thừa cân/béo phì].

Ảnh minh họa

Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt, với trẻ em tiểu học từ 6 - 11 tuổi năng lượng khuyến nghị như sau: trẻ nam 6 - 7 tuổi cần 1.570kcal/trẻ/ngày, ở độ tuổi 8 - 9 là 1.820 và 2.150 với trẻ 9 - 11 tuổi. Tương tự, nhu cầu dinh dưỡng với trẻ nữ ở 3 nhóm tuổi trên là 1.460, 1.730 và 1.980 [kcal/trẻ/ngày].

Trẻ tiểu học cần ăn những gì?

Cơ cấu của bữa ăn gồm 4 nhóm thực phẩm là chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên mỗi lứa tuổi, giới tính và hoạt động thể lực lại cần sự điều chỉnh nhu cầu cho phù hợp.

Với học sinh tiểu học, chất đạm [protein] đóng vai trò quan trọng tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào, là thành phần quan trọng của các hoóc-môn, các enzyme, tham gia vào sản xuất kháng thể. Protein cũng tham gia vào hoạt động chuyển hóa, duy trì cân bằng dịch thể. Ngoài ra, protein còn có vai trò quan trọng trong vận chuyển các chất dinh dưỡng qua thành ruột vào máu và từ máu đến các mô của cơ thể và qua màng tế bào. Protein có nhiều trong thịt, cá, sữa, trứng, đậu đỗ, lạc… Nhu cầu protein thay đổi tùy thuộc vào lứa tuổi, trọng lượng, giới tính của trẻ. Năng lượng do protein cung cấp từ 13 - 20% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Trong đó, tỉ lệ giữa protein động vật/protein tổng số nên đạt ≥ 50% [với trẻ từ 6 - 9 tuổi] và tỷ lệ này nên đạt ≥ 35% [với trẻ từ 10 -  11 tuổi].

Chất béo hay còn gọi là lipid đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào và dự trữ trong các mô như nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể. Lipid là dung môi để hòa tan các vitamin tan trong chất béo, mặt khác lipid cũng là thành phần cung cấp năng lượng quan trọng trong khẩu phần. Nguồn cung cấp lipid là mỡ, dầu và các loại hạt như lạc, vừng, hạt điều… Theo nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam, đối với trẻ em tiểu học, năng lượng do lipid cung cấp cần đạt 20 - 30% nhu cầu năng lượng của cơ thể, trong đó lipid nguồn động vật/lipid tổng số chiếm khoảng 30 - 50%, axít béo no không vượt quá 11% năng lượng khẩu phần.

Glucid [chất đường bột] cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài vai trò sinh năng lượng, glucid có vai trò tạo hình, nguồn cung cấp glucid chủ yếu cho khẩu phần là từ gạo, bún, miến, khoai, củ… Với học sinh tiểu học, năng lượng do glucid cung cấp cần đạt 50 - 60% nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Vitamin và chất khoáng tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ thể nhưng không thể thiếu

Vitamin và chất khoáng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ thể những không thể thiếu. Canxi giúp cơ thể hình thành hệ xương và răng vững chắc. Tất cả các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần canxi. Với lứa tuổi tiểu học từ 6 - 7 tuổi nhu cầu canxi là 650mg/ngày, 8 - 9 tuổi là 700mg/ngày, 10 - 11 tuổi là 1.000mg/ngày, tỉ lệ canxi/phospho đạt mức tốt nhất là 1 - 1,5. Bên cạnh đó, sắt, kẽm góp phần thúc đẩy tạo máu, tăng trưởng cũng như tăng sức đề kháng của trẻ. Vitamin A, C và nhóm B ví như người gác cổng bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Thiếu các vi chất trên khiến da, niêm mạc khô dẫn đến dễ nhiễm khuẩn, mắc bệnh khô mắt… Những vitamin này có nhiều trong hoa quả tươi, rau xanh, củ quả hay phủ tạng động vật, sữa, phô mai và trứng. Điều đó chứng tỏ việc xây dựng khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ là không quá khó. Do vậy, cha mẹ, nhà trường cần cung cấp cho trẻ bữa ăn đủ dinh dưỡng, hợp lý phù hợp với nhu cầu của cơ thể.


Video liên quan

Chủ Đề