Trong cách tiếp cận của SGK lịch sử 10 có điểm mới nổi bật là

Bộ sách

Chân trời sáng tạo

Bản quyền thuộc

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử năm 2018 xác định: “Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử… góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại”.

Nhằm đáp ứng các mục tiêu trên, Sách giáo khoa Lịch sử 10 [bộ sách Chân trời sáng tạo] không chỉ gồm nhiều nội dung mới, mà còn trình bày và tiếp cận lịch sử theo hướng lịch sử văn minh. Yêu cầu chung là phải giúp học sinh hiểu biết và nhận thức được giá trị khoa học, giá trị thực tiễn của các nền văn minh trên thế giới, khu vực và của dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự hào, sự tôn trọng và trách nhiệm đối với văn hoá và lịch sử, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong tương lai.
Lịch sử 10 mở đầu bằng những bài học về Lịch sử và Sử học, vai trò của Sử học; tiếp đến là phần kiến thức gồm các nội dung lớn về một số nền văn minh thế giới thời kì cổ – trung đại; các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới; văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại; một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam trước năm 1858; cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các bài học được thiết kế với cấu trúc gồm các thành phần cơ bản: mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. Cách cấu trúc như vậy tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp thu và mở rộng kiến thức, vận dụng vào cuộc sống. Hi vọng mỗi trang sách Lịch sử 10 sẽ trở thành niềm vui và điểm hẹn của tri thức, giúp các em học sinh thêm yêu thích và có nhiều hứng thú khi học tập môn Lịch sử

Các bài học đều gắn với tình huống thực tế

Cánh Diều là bộ SGK xã hội hóa đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, nhằm cung cấp cho học sinh và giáo viên trong cả nước một bộ sách có chất lượng, phù hợp với điều kiện dạy và học ở Việt Nam. Điều đặc biệt, đây là bộ sách hoàn toàn không sử dụng ngân sách nhà nước.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018; Tổng chủ biên, kiêm chủ biên SGK tiếng Việt lớp 3 - Bộ sách Cánh Diều.

Sau hai năm đưa vào sử dụng trong các trường phổ thông, SGK Cánh Diều đã trở thành người bạn đồng hành, được nhiều giáo viên, nhà trường tin tưởng lựa chọn.

Tiếp nối thành công đó, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Huế, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TPHCM và Công ty CP Đầu tư xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam tiếp tục biên soạn và cho ra mắt bộ SGK lớp 3, lớp 7 và lớp 10 với đầy đủ các môn học trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bộ sách đã được Hội đồng quốc gia thẩm định thông qua, được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt, là một trong những bộ sách được đưa vào sử dụng trong nhà trường từ năm học tới.

Tại tọa đàm "Giới thiệu SGK lớp 3, lớp 7 và lớp 10 - Bộ sách Cánh Diều" do Báo Lao Động phối hợp với các đơn vị biên soạn, xuất bản bộ SGK Cánh Diều tổ chức chiều ngày 22.2, các tác giả đã chia sẻ về những điểm mới, điểm ưu việt của SGK mới so với sách hiện hành.

Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018; Tổng chủ biên, kiêm chủ biên SGK tiếng Việt lớp 3 - Bộ sách Cánh Diều, các tác giả viết SGK đều thống nhất triết lý xuyên suốt trong bộ sách là "Mang cuộc sống vào bài học - Đưa bài học vào cuộc sống”. Theo đó, điểm chung cho tất cả các SGK là không dạy theo lý thuyết - chính là tư tưởng dân chủ.

“Học sinh bây giờ không chỉ ngồi nghe lý thuyết thầy cô giảng mà các em phải được thực hành. Tức là gắn các bài học với thực tế, học sinh tăng thực hành, tự đánh giá mình. Trong quá trình các em làm bài tập, thảo luận, các em được quyền lựa chọn đề tài, thảo luận. Như vậy mới có thể rèn năng lực của các em” – GS Thuyết nói.

Những điểm mới ưu việt

GS.TSKH Đỗ Đức Thái - Chủ biên chương trình GDPT 2018 môn Toán, Tổng chủ biên SGK Toán - bộ sách Cánh Diều.

Theo GS.TSKH Đỗ Đức Thái - Chủ biên chương trình GDPT 2018 môn Toán, Tổng chủ biên SGK Toán - bộ sách Cánh Diều cho biết, SGK Toán 3, Toán 7, Toán 10 đã bám sát vào những yêu cầu cần đạt của chương trình môn Toán 2018, viết cho học sinh, vì học sinh và bắt đầu từ học sinh để các em có cơ hội tự học, tự tạo kiến thức và phát triển năng lực.

Ngoài ra, sách mới viết rõ ràng, rành mạch, hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt, sách mới có bộ học liệu điện tử đi kèm giúp giảm nhẹ gánh nặng lên giáo viên mỗi giờ lên lớp, tăng cường tương tác, hiệu quả dạy học hơn nữa.

PGS.TS Mai Sỹ Tuấn - Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên 2018.

Chia sẻ về điểm mới của SGK Ngữ văn lớp 7, lớp 10, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn; Chủ biên SGK Ngữ văn lớp 7, lớp 10 - Bộ sách Cánh Diều cho biết, điểm mới nhất của môn Ngữ Văn là thay đổi cách tiếp cận. Trước đây, sách cũ chạy theo nội dung, dạy rất nhiều văn bản và thể loại khác nhau nhưng sắp xếp theo lịch sử văn học, từ văn học dân gian, đến trung đại rồi đến hiện đại. Tuy nhiên, sách mới tổ chức nội dung theo trục kỹ năng, giúp giáo viên và học sinh hình dung được các năng lực cần đạt được.

“Đặc biệt, SGK Ngữ văn mới khắc phục hiện tượng học sinh học văn theo bài mẫu. Theo đó, tác giả viết sách quán triệt không cung cấp văn mẫu, chỉ cung cấp ví dụ. Đặc biệt là thay đổi cách đánh giá thi cử - ví dụ học một bài nhưng lúc thi phải có văn bản, ngữ liệu mới. Như vậy mới đo được suy nghĩ của các em, đánh giá được năng lực học tập của các em" - PGS Đỗ Ngọc Thống khẳng định.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, PGS.TS Mai Sỹ Tuấn - Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên 2018 - Tổng Chủ biên SGK Khoa học tự nhiên lớp 7, Tổng chủ biên SGK Sinh học lớp 10 - bộ sách Cánh Diều cho biết, điểm mới trong SGK lần này là các hoạt động học tập rất sáng tạo và linh hoạt, thể hiện qua việc lấy học sinh làm trung tâm, làm rõ tính dân chủ trong giờ học.

“Chúng tôi chú trọng quá trình nhận thức của học trò, xây dựng bài học tuân thủ điều đó. Tôi cho rằng SGK Cánh Diều tất cả các môn học đều chú ý điều này, đó là điểm đổi mới” – PGS Tuấn chia sẻ.

Suy cho cùng các ý kiến đồng quan điểm cho rằng môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay đang bị xem nhẹ, đồng nghĩa với việc học sử là môn phụ và ít được học sinh quan tâm. Với nội dung truyền tải trong SGK Lịch sử hiện nay, nhiều thầy cô giáo nói rằng học sinh không sợ môn sử thì mới lạ. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng ý kiến của giáo viên dạy sử tại các trường chuyên đại diện cho ba miền về sự bất cập của SGK Lịch sử phổ thông.

Cô Phạm Thị Hằng - Giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong [Nam Định]: Giảm kiến thức hàn lâm

Thứ nhất, tiêu đề các bài, các tiểu mục trong bài của SGK phải thật gọn, không áp đặt quan điểm chính trị trong tiêu đề của bài học và các tiểu mục trong bài.

Thứ hai, nội dung chương trình không nhất thiết phải trải đều các thời kỳ, các giai đoạn như SGK hiện hành mà nên lựa chọn những nội dung và kiến thức thiết thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh là THCS hay THPT. Nên giảm tải những nội dung, kiến thức mang tính hàn lâm, tuyên truyền, tăng thêm những nội dung qua những câu chuyện lịch sử; giảm tải bớt nội dung về lịch sử Đảng, tăng thêm các nội dung lịch sử dân tộc thể hiện năng lực sáng tạo của nhân dân, các anh hùng giải phóng dân tộc. 

Thứ ba, SGK mới nên dành thêm thời lượng và coi trọng giáo dục lịch sử địa phương bên cạnh lịch sử dân tộc.

Cô Nguyễn Thị Minh Hải - Giáo viên Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc: Tăng tiết học Lịch sử

Thứ nhất, vấn đề chỉnh sửa và thay đổi SGK môn Lịch Sử là cần thiết trên cơ sở kế thừa những ưu điểm SGK hiện hành cho phù hợp với quan điểm đổi mới toàn diện và triệt để của Luật Giáo dục. SGK Lịch Sử ở lớp 10 là 1,5 tiết/tuần, lớp11 là 1 tiết/tuần, lớp 12 là 1,5 tiết/tuần. Cần tăng thêm từ 0,5 tiết đến 1 tiết/tuần mới có đủ thời lượng để chuyển tải lượng kiến thức cần thiết.

Thứ hai, trong SGK hiện hành phần tranh ảnh và tư liệu đọc thêm còn nghèo nàn, hình thức trang trí chỉ có 2 màu đen và trắng [ so với SGK môn Địa Lý có 8 màu ] nên học sinh không thể phân biệt được những hình ảnh tư liệu chụp trong khoảng thời gian nào, khó phân biệt giữa xưa và nay vì tất cả hình ảnh trong SGK môn Lịch Sử đều chỉ có 2 màu đen và trắng.

Thầy Trần Trung Hiếu - Giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu [Nghệ An]: Cần có Atlat môn Lịch sử

Thứ nhất, Bộ GD&ĐT cần phối hợp với các chuyên gia, các nhà khoa học và các giáo viên cốt cán môn Lịch sử ở các trường THPT thiết kế và biên soạn bộ tài liệu Atlat môn Lịch sử. Tôi thiết nghĩ, đây là một tài liệu quan trọng phục vụ cho giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập thực hành thông qua các số liệu cụ thể, bản đố, sơ đồ, biểu bảng… để vừa giảm tải lưu lượng SGK, vừa rèn luyện phương pháp tư duy kiến thức lịch sử, kỹ năng thực hành, xử lý, phân tích số liệu qua cuốn Atlat này.

Thầy Trần Trung Hiếu tay cầm quyển SGK Lịch sử phổ thông nói về những bất cập trong nội dung tại Hội thảo về SGK Lịch sử gần đây. Ảnh Xuân Trung

Thứ hai, cần điều chỉnh hệ thống câu hỏi và bài tập cuối bài trong SGK trên cơ sở lấy mục tiêu tư duy của học sinh ở mức độ từ nhận biết đến thông hiểu và vận dụng, phát huy tính sáng tạo của học sinh.

Thứ ba, vấn đề biên soạn và thẩm định SGK, trong Hội đồng biên soạn và Hội đồng thẩm định SGK, ngoài những chuyên gia sư phạm, những nhà khoa học lịch sử, Bộ GD&ĐT phải bổ sung thêm các giáo viên phổ thông có kinh nghiệm và tâm huyết trong và ngoài nước. Bởi giáo viên phổ thông là đối tượng trực tiếp nghiên cứu và giảng dạy SGK, là những người “thi công” SGK, họ sẽ trực tiếp phát hiện ra những ưu điểm và những bất cập trong quá trình giảng dạy để bổ sung, sửa đổi SGK .

Thầy Nguyễn Vũ - Giáo viên Trường THPT Quốc học Huế [Thừa Thiên - Huế]: Tiêu đề, đề mục cần ngắn gọn

Thứ nhất, thống nhất cách phân kỳ lịch sử chương trình của các nước trên thế giới.

Thứ hai, cần khách quan trong trình bày các sự kiện lịch sử như đúng nó đã diễn ra, tôn trọng sự thật của lịch sử.

Thứ ba, tiêu đề, đề mục trong SGK cần ngắn gọn, hạn chế sự định hướng làm mất đi tính tích cực học tập của học sinh.

Thứ tư, tăng cường phần kể chuyện lịch sử, xoá những câu chuyện tự dựng lên trong SGK, hoặc không có thật.

Nhiều giáo viên cho rằng, SGK Lịch sử hiện nay phần tranh ảnh quá ít, so với SGK Địa lí thì không bằng. Ảnh minh họa

Thứ năm, khi đánh giá các thời đại, các vương triều trong lịch sử phải khách quan, tránh thiên kiến, chê bai hay đề cao quá đáng. Cần phải nêu rõ kể thù cụ thể của dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, tránh nói theo kiểu chung chung vơí những cụm từ như “phong kiến phương Bắc”, “thời Bắc thuộc”… mà phải là các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Cô Nguyễn Thị Thuỷ - Giáo viên Trường THPT Chuyên Lê Khiết [Quảng Ngãi]: Bớt số liệu

Thứ nhất, khi biên soạn SGK mới, kiến thức SGK ở bậc học THCS và THPT phải thống nhất về mặt sự kiện và thời gian tương xứng với sự kiện đó.

Thứ hai, cần tăng phần bối cảnh lịch sử, bớt phần diễn biến, số liệu.

Sách giáo khoa cần linh hoạt, mềm dẻo

Sách giáo khoa là một sự cụ thể hóa của chương trình, để cuốn sách giáo khoa lịch sử thể hiện đúng vị trí, ý nghĩa của nó theo GS. TS Nguyễn Thị Côi [Đại học Sư phạm Hà Nội] cần các yếu tố:

Thứ nhất, nội dung SGK luôn luôn tuân thủ nội dung, yêu cầu cơ bản của chương trình, song không phải là sự minh họa khô khan, cứng nhắc, mà cần linh hoạt, mềm dẻo.

Thứ hai, nội dung kiến thức đưa vào SGK phải thể hiện tính toàn diện, trong đó việc giải quyết tốt mối tương quan giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội về các  mặt chính trị, đấu tranh giải phóng dân tộc, kinh tế, văn hóa giáo dục là điều cần thiết.

Thứ ba, nội dung trong sách phải thể hiện tính hiện đại thông qua quan điểm thông tin, quan điểm học thuật, đặc biệt là việc tiếp thu các thành tựu mới của sử học.

Thứ tư, nội dung sách phải đảm bảo tính sư phạm. Đó là những kiến thức lịch sử đưa vào sách cả kênh chữ và kênh hình phù hợp với đối tượng học sinh. Việc trình bày kiến thức phải cụ thể, sinh động, diễn đạt phải trong sáng, dễ hiểu và có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh.

Trung Hiếu - Xuân Trung

Video liên quan

Chủ Đề