Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế nước ta

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 12 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 86 SGK Sinh học 12

Bài tập 2 trang 86 SGK Sinh học 12

Bài tập 1 trang 54 SBT Địa lí 12

Bài tập 2 trang 54 SBT Địa lí 12

Bài tập 3 trang 55 SBT Địa lí 12

Bài tập 4 trang 55 SBT Địa lí 12

Bài tập 5 trang 55 SBT Địa lí 12

Bài tập 6 trang 56 SBT Địa lí 12

Bài tập 7 trang 57 SBT Địa lí 12

Bài tập 8 trang 57 SBT Địa lí 12

Bài tập 9 trang 57 SBT Địa lí 12

Bài tập 10 trang 58 SBT Địa lí 12

Bài tập 11 trang 59 SBT Địa lí 12

Bài tập 12 trang 59 SBT Địa lí 12

Bài tập 13 trang 59 SBT Địa lí 12

Bài tập 14 trang 59 SBT Địa lí 12

Bài tập 1 trang 32 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 2 trang 32 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 3 trang 33 Tập bản đồ Địa Lí 12

3. Hỏi đáp Bài 20 Địa lí 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bài 6. Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước – Câu 7 trang 55 SGK GDCD lớp 11. Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế nước ta

–         Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế. Thực hiện nội dung này thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

–         Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả và bất hợp lí sang một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả.

Quảng cáo - Advertisements

–         Xu hướng của sự chuyển dịch này là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.

–         Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tri thức là tiền đề chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kì ở nước ta.

Giải Bài Tập Địa Lí 12 – Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

   – Tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) có xu hướng tăng nhanh (từ 22,7% năm 1990 lên 41,0% năm 2005) và hiện đang có tỉ trọng cao nhất trong GDP.

   – Tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm thuỷ sản) có xu hướng giảm nhanh (38,7% năm 1990 va 40,5% năm 1991 xuống còn 21,0% năm 2005).

   – Tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) đang có sự biến động (tăng nhanh từ 1991 đến 1995, sau đó giảm nhẹ đến năm 2005),

– Sự chuyển dịch:

   + Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng, trong khi khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (các thành phần còn lại) tăng tỉ trọng. Tuy nhiên, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

   + Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng.

– Xu hướng chuyển dịch như trên cho thấy ở nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế đang được phát huy sức mạnh và nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Cơ cấu

Xu hướng chuyển dịch

Ngành kinh tế
Thành phần kinh tế
Lãnh thổ kinh tế

XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Cơ cấu Xu hướng chuyển dịch
Ngành kinh tế

– Hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – thuỷ sản), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng nhìn chung là chuyển biến tích cực.

– Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành khá rõ

   + Ở khu vực I: Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

   + Ở khu vục II: Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai mỏ có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

   + Ở khu vực III: Đã có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư…

Thành phần kinh tế

– Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chù đạo trong nền kinh tế.

– Tỉ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng tăng.

Lãnh thổ kinh tế

– Tỉ trọng của các vùng trong giá trị sản xuất cả nước có nhiều biến động.

– Các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn đã được hình thành.

– Ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được hình thành.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta (giá trị thực tế)

(Đơn vị: tỉ đồng)

Ngành \ Năm 2000 2005 Nông nghiệp 129140,5 183342,4 Lâm nghiệp 7673,9 9496,2 Thủy sản 26498,9 63549,2 Tổng số 163313,3 256387,8

a) Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta qua các năm.

b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

a) Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta qua các năm.

– Áp dụng công thức: Nông nghiệp (hoặc Lâm nghiệp, hoặc Thủy sản) / Tổng số x 100% = %

– Ví dụ: % Nông nghiệp năm 2000 = 129140,5 / 163313,3 x 100% = 79,1%

– Hoặc % Thủy sản năm 2005 = 63549,2 / 256387,8 x 100% = 24,8%

Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Tỉ trọng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thủy sản nước ta

(Đơn vị: %)

Ngành \ Năm 2000 2005 Nông nghiệp 79,1 71,5 Lâm nghiệp 4,7 3,7 Thủy sản 16,2 24,8 Tổng số 100,0 100,0

b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Nhìn chung giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta từ năm 2000 đến năm 2005 có tăng lên.

Tuy nhiên, tốc độ tăng có khác nhau giữa các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản dẫn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, cụ thể như sau:

– Nông nghiệp giảm mạnh, từ 79,1% năm 2000 chỉ còn 71,5% ở năm 2005.

– Lâm nghiệp giảm từ 4,7% năm 2000 chỉ còn 3,7% ở năm 2005.

– Thủy sản tăng nhanh, từ 16,2% năm 2000 lên 24,8% ở năm 2005.

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ - ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2016 - MÔN ĐỊA LÝ

Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế nước ta


CHỦ ĐỀ 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ


I. Kiến thức trọng tâm

1. Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước ta

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu GDP, Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành; nguyên nhân.

- Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế, nguyên nhân.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, nguyên nhân.

2. Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

II. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Chứng minh rằng cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nêu nguyên nhân của sự chuyển dịch đó.

Gợi ý trả lời:

a. Chứng minh:

* Trong cơ cấu ngành nói chung: ( chuyển dịch trong GDP)hướng chuyển dịch:

- Giảm tỷ trọng khu vực I (nông,lâm, thủy sản).

- Tăng tỷ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng).

- Tỷ trọng khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng có hướng tích cực ® xu hướng chuyển dịch này tích cực, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay.

* Trong nội bộ ngành: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện khá rõ:

+ Khu vực I:

- Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng thủy sản.

- Trong nông nghiệp giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi.

- Trong trồng trọt tỷ trọng cây lương thực giảm, tỷ trong cây công nghiệp tăng.

+ Khu vực II:

- Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và hiệu quả đầu tư.

- Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm công nghiệp khai thác.

- Cơ cấu sản phẩm: tăng sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, giảm sản phẩm ít có khả năng cạnh tranh.

+ Khu vực III:

- Có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị.

- Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời: viễn thông, chuyển giao công nghệ…

Þ xu hướng chuyển dịch tiến dần đến cân đối, toàn diện, hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới.

b. Nguyên nhân:

- Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên thế giới.

- Các nguyên nhân khác…

Câu 2: Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nước ta diễn ra như thế nào? Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì.

Gợi ý trả lời:

a. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ 1995 – 2005:

- Kinh tế nhà nước giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

- Kinh tế ngoài nhà nước có giảm trong đó kinh tế tập thể và cá thể giảm, còn tư nhân tăng.

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, nhất là từ khi gia nhập WTO.

Þ xu hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ đổi mới.

Ý nghĩa: Sự chuyển dịch trên cho thấy nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo dịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế đang phát huy sức mạnh và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:

- Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và khu vực công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

- Việc phát huy thế mạnh giữa các vùng đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng.

- Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ý nghĩa

- Phát huy nguồn lực của từng vùng kinh tế

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước


Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net