Trình bày phương pháp điều chỉnh sử ăn khớp giữa niềng răng và bánh răng phát động

Khớp cắn ngược hay còn được biết đến là tình trạng móm không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ trên gương mặt mà còn gây ra nhiều bất tiện trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Niềng răng khớp cắn ngược được coi là giải pháp hữu hiệu giúp khắc phục hiện tượng này, hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống và làm gia tăng sự tự tin cho người bệnh.

1. Tìm hiểu về khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược, hay răng móm xảy ra khi xương hàm dưới phát triển quá mức bình thường, gây cảm giác xương hàm trên bị thụt vào. Tình trạng này sẽ khiến hai hàm răng trở nên mất tương xứng, gương mặt không còn cân đối và hài hòa và tác động tiêu cực đến khả năng nhai cắn, phát âm cũng như tính thẩm mỹ.

Khớp cắn ngược có thể do các nguyên nhân sau:

Do hình thái của răng:

Biểu hiện của tình trạng này rất dễ nhận biết, đó là nhóm răng cửa hàm dưới bị chìa ra ngoài, chườm cả lên hàm trên. Trường hợp này hoàn toàn có thể khắc phục được bằng biện pháp niềng răng khớp cắn ngược và kết quả thu được khá khả quan.

Tuy nhiên nếu bạn không xử lý sớm thì rất có thể làm “liên lụy” tới cấu trúc của xương và răng của hàm trên, nhất là những trẻ đang trong giai đoạn có sự thay đổi lớn về thể chất.

Mô phỏng dạng khớp cắn ngược điển hình

Theo như các bác sĩ tại MEDLATEC nhận định thì khớp cắn ngược chủ yếu là do răng cửa hàm dưới mọc sớm hơn so với răng cửa hàm trên, kết hợp với thói quen xấu như đẩy lưỡi khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

Do cấu tạo xương hàm:

Cấu trúc xương hàm bất thường cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên khớp cắn ngược. Có thể giải thích rằng đó là do xương hàm trên phát triển kém hơn so với xương hàm dưới, ngược lại xương hàm dưới lại phát triển quá mức bình thường. Điều này dẫn đến hiện tượng kích thước của xương hàm trên bị thiếu hụt rõ ràng cả về chiều ngang lẫn chiều trước sau hoặc kích thước xương hàm trên bình thường nhưng xương hàm dưới lại “quá khổ”.

Thông thường trong những trường hợp khớp cắn ngược bắt nguồn từ nguyên nhân do cấu trúc xương hàm thì niềng răng sẽ không phải là giải pháp được ưu tiên. Phương pháp được chỉ định chính trong những ca như vậy thường là phẫu thuật tạo hình răng miệng và bệnh nhân phải từ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện để thực hiện.

Sau khi thăm khám và kiểm tra cấu trúc của xương hàm, bác sĩ sẽ kết luận tình trạng răng của bệnh nhân đang ở mức độ nào, đã hoàn tất quá trình tăng trưởng hay chưa thì mới có thể phẫu thuật khớp cắn ngược.

2. Niềng răng khớp cắn ngược bằng mắc cài kim loại

Chỉnh nha bằng mắc cài kim loại có độ phủ sóng rộng rãi nhất, được nhiều người biết đến và lựa chọn. Tuy rằng phương pháp này có tuổi đời lâu nhất nhưng cho đến nay vẫn không ngừng thịnh hành vì những tính năng ưu việt mà nó đem lại. Cụ thể đối với những trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng khớp cắn ngược nặng do cấu trúc răng thì chỉnh nha thông qua mắc cài kim loại vẫn có thể khắc phục được. Ngay cả những ca bị nặng nếu kiên trì điều trị thì kết quả nhận được sẽ khiến nhiều người bất ngờ. Ngoài ra đây là phương pháp phù hợp cho mọi lứa tuổi cũng như các đối tượng bệnh nhân khác nhau.

Khuyết điểm lớn nhất khi áp dụng biện pháp niềng răng khớp cắn ngược với mắc cài kim loại đó là thiếu tính thẩm mỹ, dễ dàng nhận ra khi đang giao tiếp và đem lại ít nhiều phiền toái trong các hoạt động vệ sinh răng miệng hay ăn uống,...

3. Sử dụng mắc cài sứ trong niềng răng khớp cắn ngược

Phương pháp này có phần thẩm mỹ hơn so với mắc cài bằng kim loại vì chất liệu sứ thường được thiết kế với màu trắng đục hài hòa với tông màu của răng người. Thêm vào đó, hiệu quả do phương pháp này đem lại cũng gần như tương đương với phương pháp trên.

Mắc cài sứ [hàm trên] và mắc cài kim loại [hàm dưới]

Để nói rõ hơn về chất liệu của mắc cài sứ, chúng được sản xuất bằng loại vật liệu cao cấp, khó bị phá vỡ khi tác động một lực nhẹ, điển hình là trong lúc nhai cắn thức ăn. Kết hợp với đó là khả năng “hòa đồng" với những răng bên cạnh giúp đem lại sự thoải mái và tự tin nhất định cho bệnh nhân trong quá trình niềng. Vì vậy phương pháp này hoàn toàn phù hợp đối với những ai có nhu cầu cải thiện khuyết điểm khớp cắn ngược nhưng vẫn mong muốn đảm bảo tính thẩm mỹ trong thời gian chỉnh nha.

4. Niềng răng không mắc cài Invisalign

Niềng răng Invisalign hay còn được gọi là niềng răng trong suốt là phương pháp cải tiến vượt trội, không những đảm bảo hiệu quả niềng mà còn đề cao tính thẩm mỹ tối đa cho người sử dụng.

Đây là phương pháp được ứng dụng trong các trường hợp răng mọc lệch, hô, thưa hay móm [khớp cắn ngược],... Khay niềng được thiết kế riêng biệt cho từng người và sản xuất theo công nghệ hiện đại bậc nhất. Chúng có thể ôm sát và khít với bề mặt răng thật, từ đó thông qua các điểm nhấn tạo lực lên răng giúp hỗ trợ đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Hàm răng nhờ đó mà đều và đẹp hơn, khớp cắn chuẩn khắc phục được tình trạng bị ngược một cách đáng kể.

Niềng răng trong suốt Invisalign cũng là phương pháp được ứng dụng trong các trường hợp khớp cắn ngược

Tương tự như phương pháp niềng răng khớp cắn ngược bằng mắc cài sứ, chỉnh nha Invisalign được nhiều bệnh nhân ưa chuộng do phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ, khiến họ cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp. Đồng thời đối với những người làm các công việc bận rộn không có nhiều thời gian thăm khám thì có thể lựa chọn phương pháp này bởi vì không đòi hỏi kiểm tra định kỳ quá nhiều lần. Ngoài ra, niềng răng trong suốt giúp dễ dàng tháo lắp để vệ sinh răng miệng và khay niềng, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý trong khoang miệng đồng thời trong quá trình ăn uống và làm sạch răng cũng không gặp quá nhiều khó khăn và phiền toái.

Tuy vậy không phải trường hợp khớp cắn ngược nào phương pháp này cũng đem lại hiệu quả khả quan. Các chuyên gia chăm sóc răng miệng thường đưa ra khuyến cáo rằng chỉ những bệnh nhân bị móm nhẹ, khớp sai lệch không quá nghiêm trọng thì mới có thể niềng răng trong suốt được.

Hiện tượng khớp cắn ngược gây ra không ít vấn đề về răng miệng lẫn thẩm mỹ khiến người bệnh hết sức lo ngại và tự ti. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân hãy đi khám để được kiểm tra và bác sĩ sẽ tư vấn những phương pháp điều trị tối ưu nhất, trong đó có niềng răng khớp cắn ngược giúp bệnh nhân lấy lại sự tự tin trong cuộc sống.

Hãy để Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cùng bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng, vì một nụ cười tỏa nắng. Quý bạn đọc hãy đăng ký nhận tư vấn và đặt lịch ngay qua tổng đài 1900 56 56 56 nhé!

Chỉnh nha cố định là cụm từ dùng để chỉ chung cho các phương pháp niềng răng bằng mắc cài. Chúng là khí cụ được dùng để gắn chặt lên bề mặt răng từ khi bắt đầu niềng cho đến khi hoàn tất quá trình chỉnh nha. Vậy có bao nhiêu biện pháp chỉnh nha cố định? Đâu là những lưu ý bạn cần ghi nhớ khi thực hiện niềng răng? Tất cả đều sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm về chỉnh nha cố định

Niềng răng cố định là phương pháp tận dụng lực siết của hệ thống dây cung và mắc cài gắn trên răng để kéo các răng về đúng vị trí mong muốn. Bộ khí cụ này sẽ đồng hành cùng bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị và chỉ tháo ra khi quá trình này đã kết thúc. Bạn sẽ cần phải điều chỉnh răng và kiểm tra tình trạng răng định kỳ.

Số lượng khí cụ và các bước thực hiện cho việc niềng răng bao gồm: dây cung, mắc cài, thun buộc cố định. Đầu tiên bác sĩ sẽ gắn mắc cài vào bề mặt răng của bệnh nhân, sau đó dây thun được luồn qua các rãnh có trên mắc cài để tạo thành mối liên kết. Cuối cùng, dây thun được buộc cố định đồng thời tạo lực kéo, siết để răng dịch chuyển dần theo thời gian.

Chỉnh nha cố định là phương pháp đảm bảo hiệu quả nhất trong số các loại hình niềng răng

Phương pháp chỉnh nha cố định có độ an toàn và hiệu quả cao, áp dụng được trong hầu hết các trường hợp gặp vấn đề về răng như hô, thưa, móm, mọc lệch từ nhẹ đến nặng. Có 2 loại chỉnh nha cố định được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: chỉnh nha cố định truyền thống và chỉnh nha cố định tự khóa.

2. Phân loại các phương pháp chỉnh nha cố định hiện hành

2.1. Chỉnh nha cố định bằng mắc cài

Phương pháp này vận dụng hệ thống các khí cụ quen thuộc bao gồm dây cung, mắc cài, thun buộc cố định kết hợp với nhau có tác dụng nắn chỉnh răng trở về vị trí đúng trên khuôn hàm. Vật liệu dùng để chế tác ra mắc cài có thể là bằng kim loại, sứ hoặc vật liệu nhựa trong suốt. Hiệu quả do niềng răng mắc cài truyền thống được đánh giá là khá cao, góp phần khắc phục tốt những tình trạng như thưa, hô, móm hay xô lệch do nguyên nhân đến từ răng và hàm. Ưu điểm lớn nhất khiến nhiều người lựa chọn phương pháp này đó là chi phí thực hiện thấp, tính hiệu quả cao phù hợp với tất cả lứa tuổi.

Tuy nhiên cũng cần phải đề cập đến điểm trừ của phương pháp này đó là tính thẩm mỹ không cao, thức ăn dễ bị mắc kẹt vào hệ thống khí cụ tạo cơ hội để vi khuẩn sinh sôi và gây nên các vấn đề về răng miệng. Ngoài ra bệnh nhân cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác vệ sinh hàng ngày.

2.2. Chỉnh nha cố định mắc cài tự khóa/tự đóng

Trên nền tảng mắc cài truyền thống, niềng răng cố định với mắc cài tự khóa có thể được làm từ hợp kim không gỉ, hoặc bằng sứ có màu trắng đục tệp với màu răng người [loại bằng sứ thì khi nhìn vào sẽ khó nhận ra hơn nên đảm bảo tính thẩm mỹ]. Điểm cải tiến tạo nên sự khác biệt của phương pháp này đó là sử dụng nắp trượt có khả năng tự khoá lại ở phần mắc cài [thay vì dùng thun buộc như phương pháp thông thường], giúp ổn định dây cung và tạo lực siết lên răng.

Nhờ tác động của lực siết đều đặn nên niềng răng cố định với mắc cài tự động giúp đem lại hiệu quả niềng cao, rút gọn thời gian đeo niềng và hạn chế cơn đau do dây cung ít tiếp xúc với bề mặt răng. Do đó phương pháp này có chi phí cao hơn loại buộc thun. Nhược điểm lớn nhất ở đây đó là vì hệ thống nắp trượt ở các mắc cài chiếm diện tích không nhỏ sẽ làm cộm môi, gây cảm giác vướng víu khó chịu, nhất là trong thời gian khi mới đeo niềng bệnh nhân còn chưa quen.

Mắc cài tự đóng đem lại sự thuận tiện hơn trong quá trình điều chỉnh dây cung

Ngoài ra nếu làm mắc cài sứ thì chất liệu này không thể siết mạnh bằng kim loại, điều này khiến bệnh nhân phải dành ra thêm trung bình khoảng 3 - 6 tháng để hoàn thành liệu trình niềng. Tuy nhiên điều này không làm ảnh hưởng tới chất lượng chỉnh nha, nhưng nếu lựa chọn vật liệu sứ, bạn cần hết sức cẩn thận vì nó dễ vỡ. Chính vì vậy bệnh không nên chơi những bộ môn thể thao có nguy cơ bị đập mạnh vào vùng mặt trong khi niềng, đồng thời nên tránh ăn uống những loại thực phẩm có màu do sẽ làm ngả màu sứ gây mất thẩm mỹ.

2.3. Chỉnh nha cố định mặt lưỡi

Đối với phương pháp này, chất liệu của mắc cài sẽ là kim loại chống gỉ và hệ thống khí cụ được sử dụng cũng tương tự như phương pháp niềng răng truyền thống. Điều làm nên sự khác biệt rõ rệt giữa 2 hình thức chỉnh răng này đó là thay vì gắn ở mặt ngoài của răng, bác sĩ sẽ gắn khí cụ vào mặt bên trong - nơi tiếp xúc với lưỡi.

Xét về tính thẩm mỹ thì đây được coi là biện pháp niềng răng đẹp nhất trong 3 loại vì dụng cụ niềng được giấu đằng sau lớp răng. Bình thường nếu không mở to miệng thì người đối diện sẽ khó có thể phát hiện ra bạn đang đeo niềng.

Đổi lại, niềng răng mắc cài mặt lưỡi lại đem đến không ít bất tiện cho người dùng khi dễ gây xước niêm mạc lưỡi nếu không may quệt hơi mạnh vào khí cụ, khó vệ sinh răng miệng và cản trở hoạt động ăn uống. Để thực hiện phương pháp này, cơ sở Nha khoa cần phải được trang bị máy móc hiện đại và nha sĩ dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Chi phí niềng vì thế cũng đắt đỏ hơn rất nhiều.

3. Chỉnh nha cố định cần lưu ý những gì?

Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, khi niềng răng cố định bạn cần áp dụng những biện pháp sau:

  • Từ bỏ thói quen xấu như đẩy lưỡi, nếu khó có thể từ bỏ thói quen này, bạn nên nhờ tới sự trợ giúp của dụng cụ ngăn đẩy lưỡi;

  • Không nên nhai kẹo cao su vì sản phẩm này dễ bị dính vào mắc cài rất khó vệ sinh;

  • Trong trường hợp những đồng niềng có sở thích cắn, xé hoặc gặm thức ăn thì cũng nên tiết chế lại vì hoạt động này dễ khiến các mắc cài bị bung sút, làm mất thời gian đi kéo lại dây cung;

  • Ghi nhớ lịch tái khám định kỳ và đừng bỏ lỡ bất kỳ buổi hẹn nào vì hàm răng của bạn có đạt được hiệu quả tối ưu sau niềng hay không phụ thuộc phần lớn vào việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

Nên từ bỏ thói quen nhai kẹo cao su khi đang niềng răng bạn nhé!

Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã có thể lựa chọn cho mình một phương pháp chỉnh nha cố định phù hợp.

Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hội tụ đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng. Hỗ trợ trong vấn đề thăm khám và chẩn đoán là các trang thiết bị nha khoa hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, giúp cho quá trình theo dõi và điều trị đạt hiệu quả cao.

Để được tư vấn chi tiết hơn, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Video liên quan

Chủ Đề