Trình bày nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay

[GD&TĐ] - Trong những năm học phổ thông, học sinh không chỉ được học những kiến thức cơ bản mà còn được rèn dạy về đạo đức. Những giá trị đạo đức căn bản [tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương…] sẽ giúp cho con người sống tốt đẹp hơn. Nhưng dường như những giá trị này đang bị xuống cấp, thể hiện qua những hành vi bạo lực trong nhà trường, những vụ án nghiêm trọng, nhưng hành vi gian lận ở nhiều cấp độ… Vấn đề này đang là sự quan tâm của xã hội hiện nay. Đến lúc chúng ta cần có cái nhìn khách quan về việc giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay.

Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những nguyên tắc phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định. Nếu không tuân theo những "nguyên tắc" ấy thì được gọi là người vô đạo đức.

Nhà trường Việt Nam rất quan tâm giáo dục đạo đức học sinh nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ vừa tài vừa đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thí điểm tại một số trường về chương trình giáo dục kỹ năng sống lồng ghép trong chương trình học chính khoá của một số môn học trong các nhà trường phổ thông, áp dụng từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học. Song song đó là các chương trình ngoại khoá cũng nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. Cách làm này bước đầu đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, phần nào nâng cao nhận thức và hành động của học sinh. Bên cạnh đó, việc tổ chức tập huấn giáo viên, diễn đàn thảo luận và  trao đổi kinh nghiệm  thực tế giáo dục đạo đức cho học sinh cũng được quan tâm. Thông qua những bài học giáo dục công dân, những môn khác như: văn, sử, địa… đã hình thành cho học sinh những giá trị đạo đức căn bản như tinh thần trách nhiệm trong các mối quan hệ: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và cá nhân với bản thân mình; đức tính trung thực như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả, sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, sống nhân ái, vị tha hơn…

 

Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận ở nhiều góc độ…  xảy ra ngày càng phổ biến. Đây là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức học sinh. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường - nơi giáo dục đạo đức từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời.

 Rõ ràng, chương trình giáo dục đạo đức được xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học là môn giáo dục công dân. Dạy đạo đức trong nhà trường vẫn được coi là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh. Nhưng chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết không gắn liền với đời sống, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh. Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm. Chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông chưa có những thay đổi quyết liệt. Nhiều kiến thức mang tính triết học, hàn lâm, mang tính áp đặt, nhồi nhét, khô cứng, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức đúng đắn, chưa tạo dấu ấn trong tâm hồn học sinh khiến học sinh dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội.

Một quan niệm mang tính sai lầm cả về phía giáo viên và học sinh trong các nhà trường phổ thông rằng dạy và học đạo đức chỉ thông qua môn đạo đức và giáo dục công dân. Chúng ta biết rằng, kiến thức trong những môn học nào cũng có tính giáo dục cả, vậy mà người dạy không biết lồng trong mỗi bài học để định hướng tư tưởng cho học sinh. Người dạy vẫn “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”, chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của học sinh. Vẫn còn một số ít cán bộ, giáo viên chỉ tập trung vào công tác chuyên môn, quan tâm đến tỷ lệ học sinh tốt nghiệp thế nào coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, nên chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức, thậm chí coi giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, của ban cờ đỏ [Đoàn thanh niên], Ban Giám hiệu nhà trường, các cấp quản lý lo chạy theo thành tích, xem thường kết quả thực chất của giáo dục, dẫn đến căn bệnh nói dối ngày một trầm kha.

Đã đến lúc thay vì dạy học sinh những bài học đạo đức xa vời, các nhà trường cần giáo dục cho các em về lòng nhân ái, bao dung, độ lượng hay giáo dục về các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội. Cần tìm ra các hình thức sinh hoạt hiệu quả, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. Xây dựng môi trường giáo dục tốt - rộng lớn là xã hội và nhà trường, nhỏ là gia đình và lớp học để học sinh được học tập và rèn luyện trở thành những công dân có đức, có tài. 

Thiết nghĩ, tuổi trẻ nhất là học sinh, sinh viên nhiệm vụ trọng tâm là học tập tốt và rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Bởi đạo đức do đấu tranh bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Đây phải xem là việc làm thường xuyên, tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực, yêu thương con người, có lòng nhân ái trong quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa. Trách nhiệm của xã hội là phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tiến bộ góp phần khắc phục sự suy thoái về đạo đức trong xã hội nói chung và trong trường học nói riêngquan Có như vậy nó mới nuôi dưỡng và phát triển con người.

 Hà Thị Thu Hoài 

                                       Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An

Page 2

 

Sáng ngày 08/9/2012, tại Khu lưu niệm đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định diễn ra lễ trao học bổng Nguyễn Thị Định do Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức. Chương trình được sự tài trợ của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á - Thành phố Hồ Chí Minh với 50 suất học bổng [trị giá 500.000đ/suất] và 50 phần quà cho các em học sinh nghèo, học giỏi của các huyện Giồng Trôm, Châu Thành và Thạnh Phú.

Học bổng Nguyễn Thị Định do Hội LHPN tỉnh lập năm 1996 chủ yếu dành cho học sinh nữ có hoàn cảnh khó khăn. Việc trao học bổng nhân dịp đầu năm học của Hội LHPN tỉnh có ý nghĩa hết sức sâu sắc, là món quà lớn nhằm hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tốt hơn trong học tập, động viên các em phấn đấu vươn lên thực hiện ước mơ trong tương lai.

Nguyễn Thị Thanh Bình

Bài khóa luận tốt nghiệp lớp quản lý giáo dục

hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Sáng kiến kinh nghiệm - Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh, những đề xuất kiến nghị để cải thiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây.

A. MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

1. Về mặt lý luận

Như chúng ta đã biết đạo đức là một mặt không thể thiếu của một con người. Bác Hồ đã từng dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"

Thật vậy, một con người có tài giỏi đến mấy mà không có đạo đức thì cũng như không. Trong báo cáo chính trị của đại hội ..... Đảng ta đã khẳng định rằng: Đất nước ta đang chuyển mình trong xu thế đổi mới toàn diện, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, tất cả đang đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt đổi mới công tác tư tưởng chính trị phải "Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ Đảng viên và nhân dân những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lê Nin, tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, những quan điểm đường lối của Đảng". Nhưng trong xu thế xã hội hiện nay thì đạo đức đang bị suy thoái rất nhiều và đã thấy xuất hiện bên cạnh những mặt tích cực tốt đẹp của nó không biết bao nhiêu hiện tượng tha hóa, lừa đảo, buôn bán gian lận, chạy theo cuộc sống đồng tiền, làm ăn phi pháp mà quên đi cái lương tâm đạo đức vốn có của mình.

Đối với nhà trường tiểu học giáo dục đạo đức là một mặt quan trọng của hoạt động giáo dục nhằm hình thành những con người có đầy đủ phẩm chất: Đức, trí, thể, mỹ nhằm xây dựng những tính cách nhất định và đối với mọi người trong xã hội. Nó là nền tảng của giáo dục toàn diện. Vì vậy công tác giáo dục trước tiên là phải chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Bây giờ phải học, học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu khoa học và yêu đạo đức"

Và trường tiểu học là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Nhà trường là nơi không những dạy chữ mà còn dạy về nhân cách, lẽ sống ở đời cho học sinh để làm chủ tương lai của đất nước sau này. Bác Hồ đã từng nói "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Vì thế trong nền giáo dục từ trước cho đến nay việc giáo dục nói chung và giáo dục cho trẻ em nói riêng luôn đòi hỏi phải có sự quan tâm rất lớn từ nhiều phía.

2. Về mặt thực tiễn.

Nước ta đang bước vào thời kì hội nhập kinh tế, bên cạnh những mặt tích cực thì cũng làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, sự xâm nhập của các văn hóa phẩm đồi trụy làm xóa mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay trong các nhà trường nói chung và trường tiểu học .................... nói riêng có dấu hiệu sa sút về đạo đức, về nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc kém ý thức trong quan hệ cộng đồng , không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Và nhà trường vốn là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho học sinh nhưng sự quan tâm của nhà trưòng đến vấn đề đạo đức của học sinh còn bị hạn chế, giáo viên vừa làm công tác chủ nhiệm vừa phụ trách Đội trong lớp nên tổ chức các hoạt động còn lỏng lẻo chưa phát huy, chưa thực hiện đúng chức năng của mình. Các đoàn thể còn thiếu sự quan tâm đầu tư cho kế hoạch trong hoạt động giáo dục. Sự quan tâm nhận thức của phụ huynh còn quá hời hợt. Thêm vào đó trong phương pháp giáo dục còn để lại nhiều lỗ hỏng, sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa được nhịp nhàng, đồng bộ. Chính vì thế mà ở học sinh tiểu học vấn đề về đạo đức các em đang xuống cấp. Cho nên giáo dục đạo đức là một vấn đề cấp bách đặt ra cho toàn xã hội hiện nay cần được giải quyết nhanh chóng và kịp thời. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường .............” để nghiên cứu.

II. Mục đích nghiên cứu.

Qua quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để đưa ra biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường ......................

III. Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về cơ sở lý luận của vấn đề

- Nhiệm vụ 2: Thực trạng giáo dục đạo đức cho HSTH trường ............

- Nhiệm vụ 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức.

IV. Đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu về thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường ..............

V. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu.

- Giáo dục đạo đức.

- Học sinh tiểu học trường ...........

VI. Phương pháp nghiên cứu.

- Đọc tài liệu

- Trò chuyện để tiếp cận giáo viên và học sinh.

- Lấy ý kiến chuyên gia về lĩnh vực này [Thầy, cô]

VII. Đóng góp của đề tài.

Bằng việc chỉ ra thực trạng về vấn đề đạo đức của học sinh tiểu học từ đó đưa ra và chia sẽ với đồng nghiệp, ban lãnh đạo, các cấp, các ngành để tìm ra những pháp tốt nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

B. NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận:

1. Một số khái niệm liên quan.

a. Giáo dục.

Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu xã hội trong những giai đoạn lịch sữ nhất định. Thuật ngữ giáo dục thường được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp.

- Nghĩa rộng: Giáo dục bao gồm cả việc dạy lẫn việc học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác diễn ra trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhà trường cũng như trong gia đình và ngoài xã hội. Đó là một quá trình trọn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.

- Nghĩa hẹp: Giáo dục được hiểu như là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về mặt đạo đức, tư tưởng và hành vi ... nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ và những thói quen, hành vi cư xử đúng đắn trong xã hội.

Như vậy giáo dục trước hết là sự tác động của những nhân cách này đến những nhân cách khác, tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục cũng như tác động của những người được giáo dục với nhau. Chính thông qua những loại hình hoạt động của người học được thực hiện trong những mối quan hệ xã hội nhất định mà nhân cách của người học được hình thành và phát triển.

b. Đạo đức:

- Là hệ thống những nguyên tắc chuẩn mực, quy tắc do xã hội đề ra nhằm mục đích đánh giá và điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong quan hệ của nó đối với xã hội, đối với cá nhân khác và đối với bản thân mình làm hành động của cá nhân phù hợp với lợi ích của xã hội.

- Là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, dữ/hiền... Trong phạm vi lương tâm con người hệ thống phép tắc đạo đức là trừng phạt mà đôi lúc còn được gọi là giá trị đạo đức. Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn triết học và pháp luật của một người hay nói một cách dễ hiểu đạo đức là khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người mà khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng xã hội khiến cho mọi người xung quanh được an vui, lợi ích. Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được chuẩn hóa thành lời và hành vi tốt đẹp bên ngoài tức là con người có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng.

c. Học sinh tiểu học:

Cấp tiểu học có 5 lớp từ lớp 1 đến lớp 5 dành cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi [Đối với một số trẻ em không có điều kiện bình thường để đi học đúng tuổi có thể muộn hơn 1 - 2 năm. Nghĩa là học sinh tuổi học có thể có trẻ em ở tuổi 13 - 14]

Là lứa tuổi hồn nhiên đang hình thành và phát triển nhân cách đến trường học tập là một bước ngoặt thực sự quan trọng có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời của các em. Các em thực sự trở thành một học sinh. Nhà trường tiểu học thực sự mở ra trước mắt các em một thế giới mới lạ với những quan hệ mới và phức tạp hơn. Các em chuyển từ vui chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non sang học tập với tư cách là hoạt động chủ đạo có tính quyết định những biến đổi tâm lý cơ bản ở tuổi học trò.

d. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

- Là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân cách học sinh dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích được tổ chức có kế hoạch có sự chọn lựa về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục với vai trò chủ đạo cuả giáo viên.

- Là một quá trình giáo dục lâu dài được hình thành từ thấp đến cao từ những việc cụ thể trong cuộc sống đời thường từ đó phát triển rộng lên. Giáo dục nhân cách hành vi đạo đức con người là một quá trình giáo dục cần phải đặc biệt coi trọng bởi vì quá trình đó làm cho con người nhận được những yếu tố sau: Làm chủ tập thể, yêu lao động, yêu chủ nghĩa xã hội, có lòng yêu nước, biết đoàn kết giúp đỡ nhau, biết coi trọng mọi người.

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.

Video liên quan

Chủ Đề