Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cho ví dụ

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 120 SGK Địa lí 10

Đề bài

Hãy phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự phân bố công nghiệp?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự phân bố công nghiệp:

* Vị trí địa lí:

- Vị trí về tự nhiên và kinh tế chính trị có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam. ]

- Vùng có vị trí địa lí thuận lợi [giáp biển, gần vùng nguyên liệu, giao thông đô thị phát triển..] hoạt động công nghiệp phát triển mạnh mẽ; ngược lại vùng miền núi xa xôi có hoạt động công nghiệp

Ví dụ:

TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là đầu mối giao thông của nước ta, đô thị phát triển, giáp biển Đông với cảng Sài Gòn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng nguyên, nhiên liệu giàu có [nông sản Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bô; dầu mỏ].

* Nhân tố tự nhiên:

- Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch [Hải Dương], Bỉm Sơn [Thanh Hóa], Hà Tiên I [Kiên Giang].

- Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp như luyện kim [đen và màu], dệt, nhuộm, giấy, hóa chất, chế biến thực phẩm,... Ớ những vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lại chảy trên những địa hình khác nhau tạo nên nhiều tiềm năng cho công nghiệp thủy điện.

Ví dụ: Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta, góp phần cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh tế, đặc biệt là công nghiệp cả nước.

- Khí hậu: đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Chẳng nạn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải nhiệt đới hóa trang thiết bị sản xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng và phức tạp làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.

Ví dụ: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa giúp phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm nông sản của miền nhiệt đới. -> Sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến nước ta: cà phê, cao su, chè,...

- Các nhân tố tự nhiên khác:

+ Đất đai - địa chất công trình để xây dựng nhà máy.

Ví dụ: Các trung tâm công nghiệp nước ta phân bố chủ yếu ở vùng thị trấn, đô thị, thành phố lớn..đây là những khu vực địa hình bằng phẳng, địa chất ổn định và giao thông dễ dàng.

+ Tài nguyên rừng: là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng [gổ, tre, nứa,..], nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến giấy, gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp [tre, song, mây, giang, trúc,...], dược liệu cho công nghiệp dược phẩm.

+ Tài nguyên biển [cá. dầu khí, cảng nước sâu,...], tác động tới việc hình thành các xí nghiệp chế biến thủy sản, khai thác, lọc dầu, xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu,...

Ví dụ: Công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú [nguồn thủy hải sản, nông sản...];  các tỉnh giáp biển hình thành các khu kinh tế ven biển phát huy thế mạnh tổng hợp kinh tế biển [Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu,..].

* Nhân tố kinh tế - xã hội:

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

+ Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...

+ Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ=> thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài [Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...]. Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt -may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí...

-  Tiến bộ khoa học kĩ thuật:

+  Làm thay đổi hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và sự phân bố hợp lí các xí nghiệp công nghiệp.

Ví dụ:

+ Phương pháp khí hóa than ngay trong lòng đất không những làm thay đổi hẳn điều kiện lao động mà còn cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được.

+ Các xí nghiệp luyện kim đen trước đây thường gắn với mỏ than và quặng sắt. Nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ôxi mà sự phân bố các xí nghiệp luyện kim đã thay đổi.

- Thị trường: có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất; đẩy mạnh sản xuất, tăng sức cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phâm, tạo nên thị hiếu tiêu dùng mới.

Ví dụ:  Hiện nay, nhờ cơ chế thông thoáng mở rộng thị trường, nước ta đã có nhiều sản phẩm có vị trí nhất định ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế như Hoa Kì, EU,.. [dệt may, chế biến thực phẩm thủy hải sản, da giày,...].

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất -kĩ thuật: giao thông và thông tin liên lạc, điện nước là những hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản và quan trọng nhất để phát triển kinh tế ở một khu vực. Nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện sẽ thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.

Ví dụ:

+ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là hai đô thị có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện và đồng bộ nhất nước ta. Vì vậy, đây là nơi thu hút mạnh nhất các nguồn vốn đầu tư, là hai trung tâm công nghiệp phát triển nhất cả nước.

+ Ngược lại, Trung du miền núi Bắc Bộ mặc dù có nguồn tài nguyên giàu có nhất cả nước nhưng cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nên chưa thu hút đầu tư phát triển kinh tế.

- Đường lối chính sách: chính sách mở cửa  hội nhập trong xu thế hiện nay sẽ giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường và thu hút vốn đầu tư.

Ví dụ: Nhờ chính sách đôi mới kinh tế năm 1986, phát triển nền kinh tế thị trường, duy trì nhều thành phần kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài, gia nhập các tổ chức kinh tế [WTO, ASEAN...] đã giúp nền kinh tế Việt Nam thoát sự trì trệ sau chiến tranh và tăng trưởng kinh tế khá cao.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, doanh nghiệp không bao giờ đơn độc trong môi trường kinh doanh của mình. Nó luôn hoạt động và được bao quanh trong một bối cảnh lớn hơn. Bối cảnh này được gọi là Môi trường vĩ mô - bao gồm tất cả các lực lượng hình thành cơ hội, nhưng cũng gây ra các mối đe dọa cho doanh nghiệp dù cho doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nào, tại khu vực địa lý nào. Vậy nhưng môi trường vĩ mô là gì? Môi trường vĩ mô bao gồm những yếu tố nào? Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?... Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết này.

Môi trường vĩ mô là gì?

Khái niệm môi trường vĩ mô

Khái niệm: Môi trường vĩ mô [Macro Environment] là tập hợp của các yếu tố và điều kiện bên ngoài, không thể kiểm soát và không thể đoán trước được [kinh tế, nhân khẩu học, công nghệ, tự nhiên, xã hội và văn hóa, luật pháp và chính trị] có khả năng tác động, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc ra quyết định và các hoạt động của doanh nghiệp.

Khác với môi trường vi mô, môi trường vĩ mô là điều kiện tồn tại trong toàn bộ nền kinh tế chứ không phải trong một lĩnh vực hoặc khu vực cụ thể.


Môi trường vĩ mô [Macro Environment] là gì?

Đặc điểm của môi trường vĩ mô là gì?

Môi trường vĩ mô tồn tại rất nhiều đặc điểm khác nhau, tuy nhiên nó có 03 đặc điểm chính bao gồm:

  • Các yếu tố nằm ở bên ngoài của môi trường vĩ mô thường có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ và bổ trợ lẫn nhau để cùng tác động đến các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
  • Các yếu tố bên trong môi trường vĩ mô như môi trường tự nhiên, công nghệ,... hay có tác động gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động chính của doanh nghiệp.
  • Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô đa số đều có sức ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành khác nhau, mọi lĩnh vực của tất cả các tổ chức trong doanh nghiệp.
  • Môi trường vĩ mô ảnh hưởng phần lớn đến hành vi của người tiêu dùng liên quan đến chi tiêu và đầu tư.

Bài viết liên quan:

➢ List đề tài luận văn thạc sĩ Marketing mới nhất 2021

Các yếu tố của môi trường vĩ mô 

Hiện nay môi trường vĩ mô có bao gồm 06 yếu tố chính và tương ứng với nó là 06 loại môi trường vĩ mô cơ bản. Bao gồm môi trường nhân khẩu học, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, văn hóa và chính trị - xã hội. Cần lưu ý rằng các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về các yếu tố này.

Môi trường nhân khẩu học

Môi trường nhân khẩu học sẽ bao gồm các yếu tố liên quan đến con người như: dân số, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mật độ phân bổ dân cư, nghề nghiệp, trình độ học học vấn, tình trạng hôn nhân, tôn giáo,.. Sở dĩ, môi trường nhân khẩu học đóng vai trò quan trọng trong môi trường vĩ mô vì xét về tổng thể, nhu cầu của con người chính là lý do để doanh nghiệp tồn tại. Nói cách khác, con người là động lực thúc đẩy thị trường phát triển. Bằng cách tác động trực tiếp hay gián tiếp thì môi trường này tại khu vực doanh nghiệp đang hoạt động sẽ tác động đến hành vi người tiêu dùng, nội dung marketing của doanh nghiệp, cách thức tiếp cận khách hàng, lựa chọn khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: Sự nâng cao trong mức thu nhập bình quân của người dân mở rộng thêm cơ hội cho doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm - dịch vụ thuộc phân khúc cao cấp. Hoặc tỷ lệ già hóa dân số tại một số quốc gia trên thế giới khiến cho các doanh nghiệp sẽ tập trung nghiên cứu vào các sản phẩm/dịch vụ dành cho lứa tuổi người giá như du lịch, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe,...

Môi trường nhân khẩu học lớn và đa dạng vừa mang lại cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong thời kỳ dân số thế giới tăng nhanh, và nhân khẩu học thay đổi tổng thể, việc nghiên cứu về con người là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Bởi thay đổi nhân khẩu học đồng nghĩa với việc thay đổi thị trường. Hơn nữa, thị trường thay đổi có nghĩa là các chiến lược Marketing cần được điều chỉnh. Do đó, các doanh nghiệp nên theo dõi chặt chẽ nhân khẩu học. Điều này có thể bao gồm tất cả các loại đặc điểm của dân số. Chẳng hạn như tăng trưởng dân số, mật độ, cấu trúc tuổi, giới tính, sự thay đổi địa lý trong dân số...


Nhân khẩu học trong môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm một số yếu tố như bản chất và cơ cấu của nền kinh tế, nguồn lực sẵn có, mức thu nhập, GDP, tỷ lệ tăng trưởng thực tế GDP, VAT, tỷ lệ lạm phát, mức độ phát triển kinh tế, phân phối thu nhập, các yếu tố sản xuất, chính sách kinh tế, điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách cấp phép, thất nghiệp... có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp hoặc cá nhân hiện đang tồn tại trong nền kinh tế đó.

Khi mà nền kinh tế đi xuống, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tiết kiệm, lựa chọn những sản phẩm vừa đủ phục vụ cho nhu cầu của bản thân và gia đình. Ngược lại khi nền kinh tế đi lên thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm thoải mái hơn, dễ chi trả cho những sản phẩm - dịch vụ có giá trị cao, đắt tiền.

Môi trường sinh thái

Các lực lượng sinh thái, hay tự nhiên trong môi trường vĩ mô bao gồm môi trường thể chất và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết để làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp. Về mặt cơ bản, những thay đổi bất ngờ trong môi trường này có thể tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực marketing nói chung và trong hoạt động marketing nói riêng.

Nếu ở một quy mô rộng thì các quốc gia trên thế giới có xu hướng quan ngại về những sự thay đổi về môi trường một vài năm gần đây. Cộng với đó công nghiệp hóa đang khiến cho trái đất nóng lên, nguồn tài nguyên khai thác quá mức làm hệ sinh thái bị mất cân bằng... Hơn bao giờ hết các doanh nghiệp cần phải xem xét và thực hiện tính các chính sách, chiến lược bền vững về môi trường. Điều này có nghĩa là họ nên đóng góp vào việc hỗ trợ môi trường, chẳng hạn bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Qua đó, các doanh nghiệp không chỉ hỗ trợ duy trì một hành tinh xanh mà còn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện, có trách nhiệm với môi trường.


Môi trường sinh thái 

Môi trường công nghệ

Môi trường công nghệ sẽ bao gồm những mô hình ứng dụng linh hoạt, hỗ trợ cho con người trong hoạt động hàng ngày. Nó sẽ bao gồm sinh hoạt, sản xuất và lao động. Cụ thể những mô hình này thường là máy móc, nguồn năng lượng, phần mềm... Có thể coi môi trường công nghệ chính là một nguồn lực góp phần định hình cho cách thức hoạt động của cả thế giới, trong đó có doanh nghiệp. Thêm vào đó với sự phát triển của công nghệ, ứng dụng của nó đã cho ra đời nhiều sản phẩm hiện đại qua hàng năm, đáp ứng đầy đủ yêu cầu khắt khe của người dùng.

Trong nền công nghiệp 4.0, công nghệ liên tục được cập nhật từng giây. Vì vậy, để để duy trì hoạt động kinh doanh lâu dài, doanh nghiệp phải nỗ lực song hành với sự thay đổi của công nghệ. Tập trung vào đổi mới, nghiên cứu và phát triển đóng một vai trò to lớn trong thành công của doanh nghiệp, bởi nó có thể khiến doanh nghiệp nhanh chóng dẫn đầu trong công nghệ đó.

Môi trường văn hóa xã hội

Xã hội và Văn hóa là một bộ phận quan trọng của môi trường kinh doanh. Xã hội hình thành các chuẩn mực niềm tin, giá trị, thái độ và nguyên tắc của con người. Trong khi đó, môi trường văn hóa bao gồm các yếu tố tác động đến giá trị cơ bản, đến nhận thức, tính cách, sở thích của những người đang sống trong xã hội đó. Các yếu tố văn hóa này chính là một trong các nhân tố chính để định hình niềm tin, giá trị cơ bản, phong cách sống của một cá nhân đang lớn lên trong xã hội đó.

Thông qua văn hóa - xã hội nó sẽ tác động đến quan điểm, cách nhìn nhận của người tiêu dùng về doanh nghiệp hay những sản phẩm - dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Những sự thay đổi về đặc điểm văn hóa - xã hội trong chiến lược marketing là điều tất yếu để có thể tiếp cận cũng như đáp ứng đúng nhu cầu của các khách hàng, có thể tồn tại và phát triển dài lâu.

Ví dụ: nhu cầu về quần áo, đồ điện tử, hoa, quả, bánh kẹo, xe cộ... bùng nổ vào thời điểm lễ hội hoặc năm mới. Hay cách tiêu dùng, lối sống và phong cách ăn mặc của mọi người khác nhau trong các xã hội và nền văn hóa khác nhau.


Yếu tố văn hóa - xã hội trong môi trường vĩ mô

Môi trường chính trị 

Mọi doanh nghiệp đều bị giới hạn bởi môi trường chính trị. Môi trường chính trị sẽ bao gồm những thể chế, luật pháp được ban hành bởi chính phủ quốc gia và những quy tắc về đạo đức sẽ được xây dựng bởi xã hội. Nền chính trị trong một quốc gia sẽ luôn có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

Những thay đổi trong luật pháp của quốc gia có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, vì mọi tổ chức hoạt động trong khuôn khổ luật pháp và tuân thủ nghiêm ngặt các luật này. Những luật này có thể bao gồm luật lương tối thiểu, luật an toàn cho người lao động, luật công ty, luật công đoàn...Tuy hiện nay hầu hết các quốc gia đang áp dụng nền kinh tế thị trường, tự do thông thương nhưng vẫn còn một vài quốc gia áp dụng mô hình bao cấp, đóng cửa thông thương.

Luật pháp là định hình khuôn mẫu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hầu hết quốc gia sẽ áp dụng một mức thuế chung cho các doanh nghiệp. Những cũng có một số ngành nghề cần đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, quy trình sản xuất hay luật phòng cháy chữa cháy,... thì mới có thể hoạt động được. Ngoài ra có một số sản phẩm thiết yếu như dược phẩm, thiết bị y tế muốn đưa ra thị trường cần đạt được những tiêu chuẩn nhất định về chất lượng.

Bạn đang gặp khó khăn với bài tiểu luận, luận văn Marketing? Bạn bận rộn không có thời gian viết luận? Bạn cần một ai đó hỗ trợ mình trong quá trình viết luận văn? Tham khảo ngay DỊCH VỤ LÀM THUÊ LUẬN VĂN của Luận Văn 99, TẠI ĐÂY!

Ví dụ về môi trường vĩ mô

Hoa Kỳ: Hoa Kỳ là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới trong 60 hoặc 70 năm với GDP hơn 17 nghìn tỷ đô la Mỹ. Cô ấy cũng có thị trường tiêu dùng cao nhất thế giới. 325 triệu người đang sinh sống trên đất nước. Dân số đa dạng của đất nước cũng bao gồm người châu Phi, người Mỹ da trắng, người Mỹ gốc Á, người gốc Tây Ban Nha và Thổ dân châu Mỹ

Trung Quốc: Trung Quốc là một trong những nền kinh tế thành công nhất trên thế giới với GDP hơn 12 nghìn tỷ đô la Mỹ. Đất nước này cũng là một trong những khu vực đông dân nhất thế giới với dân số 1,4 tỷ người. Nhân khẩu học của Trung Quốc bao gồm chủ yếu là người châu Á và một số người da trắng.

Như chúng ta đã phân tích, doanh nghiệp được bao quanh bởi một môi trường phức tạp. Môi trường vĩ mô bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố này có thể tạo cơ hội, nhưng đồng thời, chúng cũng có thể gây ra những mối đe dọa lên doanh nghiệp. Do đó, điều quan trọng là các nhà tiếp thị phải hiểu và có tầm nhìn về sự phát triển trong môi trường vĩ mô, để hoạch định và xây dựng các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của họ phát triển trong dài hạn. Qua bài viết “Môi trường vĩ mô là gì” hy vọng bạn đọc đã trang bị thêm cho mình các kiến thức hữu ích. Chúc bạn học tập tốt.

Video liên quan

Chủ Đề