Triệu chứng của bệnh suy thận như thế nào năm 2024

Suy thận là tình trạng chức năng của thận của suy giảm. Căn cứ vào thời gian mắc bệnh, người ta phân loại suy thận thành hai loại là suy thận mạn và suy thận cấp.

Suy thận nguy hiểm như thế nào?

Suy thận là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Người bệnh thường xuyên bị rối loạn điện giải, ứ nước, thiếu protein và phải phụ thuộc vào lọc máu để duy trì sức khỏe. Đa số người bệnh không thể quay trở lại cuộc sống để làm việc và sinh hoạt như người bình thường.

Hiện nay, chi phí chạy thận đã được bảo hiểm y tế chi trả, tuy nhiên người bệnh vẫn phải chịu một phần chi phí thuốc men, đi lại, nằm viện dài ngày. Có nhiều người buộc phải thuê nhà ở gần bệnh viện để phục vụ quá trình chạy thận kéo dài, kéo theo chi phí ăn ở vô cùng tốn kém.

Một số trường hợp người bệnh kéo dài sẽ được chỉ định phẫu thuật ghép thận. Đây là một phẫu thuật vô cùng đắt đỏ so với thu nhập bình quân của đa số người dân, hơn nữa người bệnh có mong muốn ghép thận cũng không chắc chắn có thể tìm được thận phù hợp mà phải phụ thuộc vào nguồn tạng hiến.

Về mặt tâm lý, bệnh tật kéo dài gây tâm lý chán nản tiêu cực. Nhiều người bệnh còn có cảm giác có lỗi với người thân khi trở thành gánh nặng của gia đình. Trạng thái tâm lý bi quan dài ngày có thể dẫn đến trầm cảm và những hành động bộc phát gây nguy hại đến người bệnh.

Với những người bệnh suy thận cấp, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách ngay từ ban đầu, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.

Triệu chứng của bệnh suy thận như thế nào năm 2024

Suy thận là căn bệnh vô cùng nguy hiểm

6 triệu chứng của suy thận giai đoạn đầu

Triệu chứng của suy thận giai đoạn đầu rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, chúng ta cần theo dõi những dấu hiệu bất thường của cơ thể để nhận biết bệnh và có phương án điều trị sớm. Sau đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh ở giai đoạn đầu:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Tình trạng suy thận mạn tính thường đi kèm với thiếu máu. Do vậy, người bệnh suy thận thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải dù đã có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Phát ban ngứa ngáy: Chức năng thận bị suy giảm ảnh hưởng đến quá trình lọc các chất cặn thải trong máu. Khi các chất độc tích tụ trong cơ thể nhiều sẽ dẫn tới tình nổi mẩn, phát ban, ngứa ngáy trên da mà không rõ nguyên nhân.
  • Những bất thường khi tiểu tiện: Khi hoạt động của thận có bất thường sẽ thể hiện đầu tiên ở tình trạng tiểu tiện. Người bệnh suy thận giai đoạn đầu thường có các dấu hiệu rối loạn tiểu tiện, tiểu nhiều bất thường, nước tiểu sẫm màu, có bọt, tiểu ra máu…
  • Khó thở, hơi thở có mùi hôi: Người bệnh suy thận thường bị khó thở do thận hoạt động kém không thể lọc được các chất thải và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu. Điều này làm cơ thể bị ứ dịch, chức năng phổi suy giảm. Lượng hồng cầu giảm cũng khiến quá trình vận chuyển ô xi trong máu gặp khó khăn gây khó thở. Bên cạnh việc khó thở, người bệnh sẽ cảm thấy hơi thở của mình có mùi hôi do các chất thải tích tụ trong cơ thể gây hôi miệng.
  • Ngủ ngáy: Những rối loạn về hô hấp sẽ gây ra tình trạng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ ở người bệnh suy thận mạn.
  • Đau lưng: Đa số người bệnh thận sẽ cảm thấy thường xuyên đau lưng, cơn đau có thể lan ra phía trước vùng hông và chậu.

Triệu chứng của bệnh suy thận như thế nào năm 2024

Đau lưng là triệu chứng sớm của suy thận

Nếu thấy cơ thể mình có những dấu hiệu trên, người bệnh nên đi khám ngay ở cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán một cách chính xác và tư vấn phương án điều trị sớm.

Suy thận là căn bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh là rất quan trọng. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi ở giai đoạn đầu của bệnh, người mắc có thể không gặp bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào.

Suy thận có suy thận cấp tính và mạn tính

Một số người bị suy thận có triệu chứng rất rõ ràng. Tuy nhiên, số khác lại không xuất hiện triệu chứng đáng kể và thường chỉ đi khám khi chức năng thận đã suy giảm nghiêm trọng.

Những triệu chứng sớm thường gặp là đi tiểu ít, cảm thấy khó thở và sưng phù ở chân, mắt cá chân, vùng quanh mắt. Nước tiểu người bị suy thận thường có bọt hoặc đục do chức năng thận bị suy giảm. Khi thấy các dấu hiệu bất thường này, người mắc cần đến bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, suy thận còn có các triệu chứng điển hình khác như buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi, lú lẫn, tức ngực, sụt cân không rõ nguyên nhân, yếu sức, ngứa da, chuột rút, thiếu máu và khó ngủ. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân còn bị co giật.

Đặc biệt, nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như hôn mê, đau ngực, khó thở và co giật thì cần phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Đây đều là các triệu chứng cảnh báo suy thận đang ở mức độ nghiêm trọng.

Một số xét nghiệm cần làm như xét nghiệm nước tiểu, máu, chụp X-quang bụng, siêu âm và sinh thiết thận. Trong đó, xét nghiệm nước tiểu nhằm tìm ra protein albumin. Sự xuất hiện của albumin trong nước tiểu là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận. Xét nghiệm máu giúp kiểm tra nồng độ chất điện giải trong máu. Nếu nồng độ chất creatine tăng cao thì có thể là đang bị rối loạn chức năng thận.

Chụp X-quang bụng sẽ giúp bác sĩ loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng tương tự như suy thận. Siêu âm thận sẽ dùng sóng âm để tạo ra hình ảnh bên trong thận, nhờ đó bác sĩ sẽ kiểm tra thận có bị tác nghẽn, khối u hay bất thường gì không. Cuối cùng, sinh thiết thận sẽ lấy mô thận để kiểm tra xem liệu tế bào có bị tổn thương gì không.

Bệnh nhân suy thận sẽ được điều trị bằng cách chạy thận nhân tạo để loại bỏ chất lỏng dư thừa, chất thải ra khỏi máu. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể được yêu cầu ghép thận, theo Medical News Today.

Làm sao để biết mình bị suy thận?

Triệu chứng của bệnh suy thận.

Buồn nôn, nôn..

Chán ăn..

Mệt mỏi, ớn lạnh..

Rối loạn giấc ngủ.

Thay đổi khi đi tiểu: ban đêm đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, màu của nước tiểu nhạt hơn hay đậm hơn bình thường, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn, ….

Suy thận giai đoạn 3 có triệu chứng gì?

Một số triệu chứng suy thận độ 3 có thể bao gồm:.

Đi tiểu thường xuyên hơn hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có màu vàng đậm, cam hoặc đỏ.

Phù nề chân tay, cơ thể giữ nước..

Mệt mỏi không giải thích được, da xanh xao, khó thở.

Suy nhược và có các triệu chứng giống như thiếu máu khác..

Mất ngủ và các vấn đề về giấc ngủ khác..

Bệnh nhân suy thận sống được bao lâu?

Nếu suy thận giai đoạn cuối thì người bệnh phải chạy thận hoặc ghép thận. Theo Tổ chức Thận Quốc gia, tuổi thọ trung bình khi một người bắt đầu chạy thận là 5 - 10 năm. Có những trường hợp có thể kéo dài từ 20 - 30 năm nếu áp dụng nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị, nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng.

Suy thận giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Bị suy thận độ 2 sống được bao lâu? Những người mắc suy thận giai đoạn 2 vẫn được coi là chỉ mất chức năng thận ở mức độ nhẹ. Người bệnh hoàn toàn có thể sống bình thường nếu tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.