Trị sẹo thâm ở chân bao nhiêu?

Xóa sẹo thâm ở chân bằng laser là một trong những thủ thuật thẩm mỹ được nhiều người thực hiện. Phương pháp này đem lại hiệu quả vượt trội và tiết kiệm thời gian điều trị. Tuy nhiên, nhiều người còn băn khoăn về cách thực hiện và độ an toàn của công nghệ laser. Cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp xóa sẹo thâm ở chân bằng laser cần chuẩn bị những gì, chi phí bao nhiêu và những tác dụng phụ khi chiếu tia laser trong bài viết dưới đây.

I. Nguyên lý xóa sẹo thâm ở chân của công nghệ laser 

Nguyên lý xóa sẹo chân bằng laser là sử dụng một chùm ánh sáng có bước sóng lớn [khoảng 10.600 nm] để loại bỏ lớp da bên ngoài. Đồng thời, chùm tia này còn kích thích sản sinh tế bào da mới để thay thế các tế bào đã bị tổn thương. Từ đó, phương pháp này giúp làm mịn da, cải thiện màu sắc da đồng thời cũng giảm đau và giảm ngứa da.

Công nghệ laser có thể không điều trị hoàn toàn sẹo thâm lâu năm. Về bản chất, sử dụng tia laser sẽ tạo ra một vết sẹo mới thay thế vết sẹo thâm nhưng có màu sắc đồng đều hơn.

Các bác sĩ có thể lựa chọn nhiều loại laser với các bước sóng ánh sáng khác nhau để tác động lên sẹo thâm ở chân. Một số loại tia laser có tác dụng loại bỏ lớp da trên bề mặt. Tuy nhiên, cũng có loại laser chỉ tác động vào lớp trong da để phá hủy các tế bào hắc sắc tố mà không ảnh hưởng tới lớp da bề mặt.

Các loại laser được áp dụng phổ biến nhất hiện nay gồm có:

  • Laser fractional CO2, bước sóng 10.600 nm
  • Laser Er: YAG, bước sóng 2940 nm
  • Laser Nd: YAG, bước sóng 1064 nm
  • Laser xung màu [PDL]

II. Chuẩn bị trước khi thực hiện xóa sẹo thâm ở chân bằng laser 

Để đạt hiệu quả tốt nhất khi thực hiện xóa sẹo thâm ở chân bằng laser, bạn cần điều chỉnh sinh hoạt hàng ngày sau đây:

  • Tránh sử dụng các loại thuốc chống đông máu để hạn chế nguy cơ chảy máu trong khi điều trị. Một số loại thuốc không được sử dụng: aspirin, thuốc chống viêm phi steroid [NSAID] như ibuprofen, naproxen. Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thảo dược làm tăng nguy cơ chảy máu như tỏi hoặc ginkgo biloba [chiết xuất lá bạch quả].
  • Tránh dùng sản phẩm chăm sóc da chứa acid glycolic [AHA] và retinoid [retinol, adapalene, tretinoin,…] trong vòng 2 – 4 tuần.
  • Chống nắng cho da bằng cách sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên. Thủ thuật laser không được thực hiện cho những người bị rám nắng hoặc cháy nắng.
  • Hạn chế sử dụng các thủ thuật thẩm mỹ khác như peel da hóa học, tiêm collagen hoặc tẩy lông chân.
  • Bỏ thuốc lá ít nhất 2 tuần trước khi làm thủ thuật. Việc hút thuốc lá làm giảm khả năng phục hồi của da, ảnh hưởng tới kết quả điều trị.

Vào ngày làm thủ thuật xóa sẹo thâm ở chân bằng laser, người bệnh cần chú ý:

  • Không dùng các loại kem dưỡng da, chất khử mùi hoặc nước hoa,…
  • Đảm bảo da sạch sẽ, có thể rửa vết sẹo bằng dung dịch kháng khuẩn như Dizigone, cồn y tế,… để loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng da.
  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng lo âu.

>>>Xem thêm: 5 sự thật bạn cần biết về sẹo

III. Quy trình xóa sẹo thâm ở chân bằng laser

1. Lựa chọn quy trình điều trị

Trong quá trình tư vấn, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sẹo để quyết định phương pháp tốt nhất cho bạn. Các lựa chọn xóa sẹo thâm ở chân bằng laser bao gồm:

  • Laser bóc tách: giúp ngăn chặn sự xuất hiện của sẹo, mụn và nếp nhăn. Quá trình chiếu tia laser sẽ loại bỏ lớp da chết trên bề mặt da. Bác sĩ sẽ dùng laser CO2 fractional cho các vết sẹo sâu hoặc laser erbium cho vết sẹo trên bề mặt.
  • Laser không bóc tách: tia laser sẽ thâm nhập sâu hơn vào da để loại bỏ các hắc sắc tố. Ngoài ra, quy trình này cũng kích thích sản xuất collagen tự nhiên và hạn chế hình thành sẹo. Phương pháp này không tác động vào lớp da trên bề mặt.

Trong hai phương pháp này, sử dụng laser CO2 fractional đang được áp dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Công nghệ này giúp tái tạo bề mặt da tốt hơn, tránh bị chảy máu nhiều.

2. Các bước thực hiện xóa sẹo thâm ở chân bằng laser

Trước khi làm thủ thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra vết sẹo thâm và đánh dấu vùng da bằng bút để xác định khu vực điều trị. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện các bước xóa sẹo sau đây:

  • Làm sạch khu vực xung quanh vết sẹo bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
  • Có thể tiêm thuốc gây tê tại chỗ hoặc thoa kem gây tê lên vùng da bị sẹo.
  • Đặt một tấm khăn ướt hoặc gạc xung quanh vùng da sẹo để hấp thụ tia laser để tránh gây ảnh hưởng tới vùng da lành.
  • Chiếu tia laser qua mô sẹo. Để giảm nhiệt, bác sĩ có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý làm mát.
  • Sau điều trị, vết sẹo sẽ được băng lại để bảo vệ.

3. Chăm sóc da sau khi xóa sẹo thâm ở chân

Khi thực hiện xong thủ thuật, vết sẹo thâm ở chân có thể còn đỏ hoặc bị sưng hay châm chích nhẹ. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu da. Bôi kem dưỡng ẩm 2 – 3 lần/ngày.

Kem dưỡng ẩm chứa thành phần tự nhiên là một giải pháp an toàn và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo kem dưỡng ẩm Dizigone Nano bạc. Các phân tử nano bạc sẽ giúp duy trì độ sạch và các thành phần như lô hội, tràm trà giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy khó chịu.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng khăn mát để chườm giúp giảm sưng hoặc uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ nếu thấy xuất hiện cảm giác đau dữ dội.

Ngoài kem dưỡng ẩm, bạn cần sử dụng kem chống nắng hàng ngày sau khi chiếu laser. Do khi thực hiện xong thủ thuật, da còn khá mỏng nên rất dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời. Vì vậy bạn cần che chắn và chống nắng cho da và tránh sử dụng các loại tẩy tế bào chết có chứa thành phần acid.

Chú ý: 

  • Không cào gãi, bóc vảy vùng da vừa mới chiếu laser.
  • Không ăn các thực phẩm dễ mưng mủ và tạo sẹo như rau muống, thịt gà, đồ nếp, thịt bò,…
  • Hạn chế vận động mạnh để tránh vết sẹo bị rách.
  • Kiểm tra vết thương hàng ngày để theo dõi tiến độ hồi phục da.
  • Mặc quần rộng, tránh cọ xát vào vết sẹo.

>>>Xem ngay: Dizigone Nano Bạc – Kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

IV. Ưu điểm của phương pháp xóa sẹo thâm ở chân bằng laser

Xóa sẹo thâm ở chân bằng laser là một phương pháp hiện đại, có nhiều ưu điểm như:

  • Hiệu quả nhanh chóng, làm mờ vết thâm và làm mịn da chỉ sau 1 lần điều trị.
  • Không cần thời gian nghỉ quá dài giữa các lần điều trị.
  • Chỉ dùng ánh sáng tác động lên bề mặt sẹo thâm nên không gây tổn thương vùng da lành xung quanh, không ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.
  • Bệnh nhân ít cảm thấy đau đớn trong quá trình điều trị do được bác sĩ gây tê tại vị trí tổn thương.
  • Phương pháp laser kích thích sản sinh collagen, giúp vùng da bị sẹo mau chóng hồi phục.
  • Khả năng xóa sẹo gấp 5 – 10 lần so với dùng thuốc bôi ngoài da.
  • Ngoài tác dụng làm mờ sẹo, công nghệ laser còn giúp se khít lỗ chân lông và làm sáng da hiệu quả.

IV. Tác dụng phụ có thể gặp khi xóa sẹo thâm ở chân bằng laser

Mặc dù xóa sẹo thâm ở chân bằng laser có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp khác nhưng phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do quá trình thực hiện sử dụng ánh sáng và nhiệt nên bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn. Các tác dụng phụ của việc chiếu tia laser phụ thuộc vào loại tia, mức độ nghiêm trọng của sẹo và màu sắc da.

Một số tác dụng phụ có thể gặp bao gồm:

  • Sưng tấy và chảy máu nhẹ.
  • Ngứa và đau đớn.
  • Thay đổi màu sắc da.
  • Tạo vảy và tổn thương vùng da xung quanh.

Các tác dụng phụ có thể biến mất sau vài ngày điều trị. Trong một số trường hợp, xóa sẹo bằng laser không đem lại hiệu quả, thậm chí tình trạng sẹo xấu hơn. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ hay đau dữ dội, áp xe hoặc chảy mủ, bạn hãy tới ngay cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

V. Giá tham khảo của phương pháp xóa sẹo thâm ở chân bằng laser

Phương pháp xóa sẹo chân bằng laser là thủ thuật thẩm mỹ nên sẽ không được bảo hiểm chi trả. Giá xóa sẹo thâm ở chân bằng laser cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, có những yếu tố chung ảnh hưởng tới giá của phương pháp này, bao gồm:

  • Kích thước vết sẹo.
  • Tình trạng sẹo mới hay cũ.
  • Số lượng sẹo và số lần điều trị.

Thông thường, mức giá xóa sẹo thâm bằng laser dao động từ 1 – 4 triệu đồng tùy từng spa. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng phương pháp này, bạn nên đến các cơ sở uy tín thực hiện. Ngoài chi phí thực hiện thủ thuật laser, bạn còn mất chi phí chăm sóc da sau khi chiếu laser

Trên đây là những thông tin hữu ích về phương pháp xóa sẹo thâm ở chân bằng laser. Đây là một phương pháp hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và chi phí khá cao. Do đó, trước khi thực hiện, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về cơ sở thẩm mỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu bạn muốn tìm hiểu các phương pháp xóa sẹo thâm tại nhà hiệu quả, hãy vui lòng gọi tới số HOTLINE: 1900 9482 để được gặp chuyên gia của Dizigone.

Chủ Đề