Trẻ trên 6 tháng có nên uống thêm sữa ngoài

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng không phải phụ nữ nào cũng có thể đảm nhận được thiên chức nuôi con bằng 100% sữa mẹ. Vậy mấy tháng nên bổ sung sữa ngoài cho bé? Dấu hiệu nào cho biết trẻ nên được dặm thêm sữa ngoài? Mẹ cần lưu ý những gì khi cho trẻ bú sữa ngoài?

Có nên cho trẻ sơ sinh dùng thêm sữa ngoài?

 Trước khi biết rõ mấy tháng nên bổ sung sữa ngoài cho bé, nhiều mẹ cũng thường băn khoăn có nên cho trẻ sơ sinh dùng thêm sữa ngoài hay không? Có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh câu hỏi này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bà mẹ không nên quá cực đoan trong vấn đề nuôi con bằng sữa nào.

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là lành tính và phù hợp nhất với hệ tiêu hoá còn non nớt của bé nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Vì vậy, nếu có thể hãy bắt đầu cho bé bú mẹ ngay từ khi lọt lòng ít nhất trong vòng 6 tháng đầu đời.

Bên cạnh đó, sữa ngoài là sản phẩm được các nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu và đưa ra theo phương thức mô phỏng lại gần giống nhất sữa mẹ để hỗ trợ bé. Trong trường hợp mẹ muốn bổ sung thêm sữa công thức thì khi con bước sang tháng thứ 6 (đối với trẻ sinh đủ tháng) hoặc lúc bắt đầu ăn dặm sẽ là thời điểm thích hợp nhất để cho bé uống thêm sữa ngoài song song với sữa mẹ.

Mấy tháng nên bổ sung sữa ngoài cho bé?

Mặc dù các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo chung về thời điểm thích hợp để cho trẻ dặm thêm sữa ngoài nhưng thực tế lại không có câu trả lời chính xác hoàn toàn cho tất cả các trường hợp băn khoăn về việc mấy tháng nên bổ sung sữa ngoài cho bé. Những em bé hoặc bà mẹ đang nuôi con nhỏ nếu gặp phải những vấn đề bất khả kháng dưới đây, hãy nên cân nhắc cho trẻ được dùng thêm sữa ngoài. Thời điểm bắt đầu bổ sung 1 phần sữa ngoài hoặc thay thế hoàn toàn sữa mẹ phụ thuộc vào tình trạnh của từng vấn đề. Đó có thể là ngay từ lúc mới sinh hoặc khi mẹ và bé không tìm được giải pháp thay thế thích hợp hơn.

Trẻ hoặc mẹ bị bệnh nặng

Nhiều sản phụ gặp khó khăn trong quá trình sinh nở khiến mẹ bị ảnh hưởng sức khoẻ và bé cần được chăm sóc y tế đặc biệt. Trong trường hợp này, những loại thuốc dùng trong điều trị bệnh và hồi phục thể trạng của mẹ có thể gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ và không an toàn khi cho bé bú. Vì vậy, bé cần được nuôi dưỡng bằng sữa ngoài. Mẹ vẫn nên vắt sữa theo cữ nhằm duy trì cơ chế sản xuất sữa để cho bé bú lại khi sức khoẻ của cả 2 mẹ con đã ổn định.

Mẹ ít sữa – thiếu sữa

Bất kỳ bà mẹ nào cũng muốn nuôi con bằng nguồn sữa dồi dào, thơm mát nhưng tùy vào cơ địa và chế độ dinh dưỡng nên có những mẹ không đủ sữa cho con bú, kể cả khi đã áp dụng nhiều phương pháp kích sữa khác nhau. 1 số mẹ bị khô sữa, tắc sữa, sữa về không đều, tia sữa yếu hoặc mắc phải tình trạng không đủ mô tuyến vú nên không đủ các tuyến sản xuất sữa dẫn đến tình trạng ít sữa, thiếu sữa.

Điều này có thể khiến mẹ stress, mệt mỏi và lượng sữa ngày càng cạn kiệt đi, không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Khi gặp vấn đề này, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể xem xét bổ sung sữa ngoài đúng cách, đảm bảo quá trình nuôi dưỡng trẻ không bị gián đoạn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ và bé tách nhau

Thông thường, các bà mẹ Việt thường đi làm trở lại sau thời gian nghỉ thai sản khoảng 6 tháng. Vì vậy, các chị em sẽ không thể đảm bảo cho bé bú mẹ hoàn toàn được ở tất cả các cữ. Công việc quá bận rộn cũng có thể khiến mẹ chẳng còn thời gian để duy trì việc vắt sữa cho con mỗi ngày. Việc cân nhắc bổ sung thêm các loại sữa ngoài phù hợp với thể trạng của trẻ đi kèm các bữa ăn dặm có thể giúp mẹ an tâm hơn dù không được ở bên cạnh con cả ngày.

Bé tăng cân chậm, phát triển không đồng đều

Để biết mấy tháng nên bổ sung sữa ngoài cho bé, các bác sĩ thường khuyên mẹ nên theo dõi sự phát triển về thể chất chặt chẽ trong ít nhất 1 năm đầu đời. Nếu biểu đồ tăng trưởng của bé tăng giảm thất thường hoặc thường xuyên giảm so với biểu đồ chuẩn chứng tỏ trẻ đang không được bú no hoặc không hấp thụ tốt nếu nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ. Ngoài ra, trẻ có thể còn gặp thêm 1 số vấn đề khác trong quá trình nuôi dưỡng như:

  • Cân nặng sụt giảm
  • Ngực mẹ vẫn căng lên sau khi cho con bú
  • Số tã thay ra ít.
  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, không linh hoạt. Nguyên nhân có thể do không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và không được đảm bảo năng lượng để hoạt động

Trong trường hợp này, mẹ hãy thử xen kẽ thêm các cữ sữa công thức và tiếp tục theo dõi mức độ tăng trưởng của trẻ để cân đối nguồn dinh dưỡng sao cho phù hợp nhất.

Mẹ sinh đa thai

Không ít những mẹ sinh đôi, sinh ba trở lên muốn cố gắng nuôi các bé bằng sữa mẹ nhưng điều này không hoàn toàn dễ dàng. Rất khó để mẹ nuôi đa thai có thể đủ sữa cho con bú vì việc này có thể rút kiệt sức lực và tinh thần của mẹ. Vì vậy, lựa chọn tốt nhất là nên cho các bé bú mẹ và dùng sữa ngoài thay phiên nhau để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé.

Sử dụng sữa ngoài như thế nào là phù hợp?

Khoa học đã chứng minh, với hàm lượng dưỡng chất lớn, sữa ngoài là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nếu đã biết mấy tháng nên bổ sung sữa ngoài cho bé, mẹ cũng nên cho trẻ ăn đúng cách theo từng tháng tuổi khi bắt đầu dùng nguồn sữa mới.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bé mới sinh

Giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện cũng như kích thước dạ dày còn nhỏ, trong khi các loại sữa ngoài cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Vì vậy bác sĩ khuyên mẹ chỉ nên cho bé uống khoảng 30ml/lần để bé thích nghi, sau đó tăng lên 60ml/lần, chia làm 7 – 8 lần/ngày.

Trẻ 1 – 2 tháng tuổi

Để đáp ứng dung tích dạ dày lúc này, thể tích sữa cũng có thể tăng lên từ 90 – 120ml/lần, cho bú 5 – 6 lần/ngày.

Trẻ từ 2 – 4 tháng tuổi

Lượng sữa cần thiết trong thời gian này là từ 100 – 120ml/lần, tương đương 700 – 800ml/ngày, chia thành 6 – 7 lần, mỗi cữ cách nhau 4 tiếng.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Giai đoạn 5 – 6 tháng

Trẻ cần 150 – 180ml/bữa, chia làm 5 -6 cữ/ ngày với tổng lượng sữa trong ngày khoảng 800 – 1000ml.

Lưu ý: Nếu cần dùng thêm sữa ngoài khi con dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên lựa chọn các loại sữa chuyên biệt dành riêng cho từng lứa tuổi, không dùng sữa bò tươi, sữa đặc có đường hoặc sữa bột nguyên kem.

Trẻ 6 – 12 tháng

Mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ từ 180 – 240ml/ bữa chia ra khoảng 3 -4 lần/ngày tùy theo nhu cầu của trẻ. Ngoài ra, lúc nào bé cũng cần được bổ sung thêm dinh dưỡng từ thức ăn dặm cũng như những loại đồ uống khác như nước trái cây.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trẻ từ 1 – 5 tuổi

Đây là thời điểm bé có thể sử dung tất cả các loại sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi như sữa tươi tiệt trùng, sữa đậu nành, sữa hạt… với lượng từ 400 – 500ml/ngày.

Không phải lúc nào sữa mẹ cũng là lựa chọn tối ưu nhất. Nếu việc bổ sung sữa ngoài là cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh của những gia đình nuôi con nhỏ, bố mẹ có thể xem xét và tìm hiểu cách thức để trẻ được dùng sữa ngoài 1 cách hiệu quả nhất. Chúc các bé yêu khỏe mạnh và được nuôi dưỡng từ những dòng sữa thơm ngọt ngào!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho sự phát triển về thể chất và trí não. Rất nhiều gia đình hiện nay kết hợp cho trẻ bú sữa mẹ và sữa công thức vì nhiều lý do. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kết hợp sữa thế nào cho khoa học, để con lớn khỏe. 

Kết hợp cho trẻ bú sữa mẹ và sữa công thức thế nào khoa học?

Thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến cáo “sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Nhất là với các bé dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ có vai trò rất quan trọng. Nhưng có thể do mẹ không đủ sữa cho con uống nên sẽ thường kết hợp thêm sữa công thức. 

Việc chọn loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh đã khó, kết hợp cho bé bú sữa mẹ và sữa công thức thế nào lại là vấn đề quan trọng. Cho trẻ bú sữa mẹ và sữa công thức không có nghĩa là cho bé uống cùng một lúc hai loại sữa.

Cách cho bé bú kết hợp sữa mẹ và sữa công thức khoa học nhất

Trẻ trên 6 tháng có nên uống thêm sữa ngoài
Cách cho bé bú kết hợp sữa mẹ và sữa công thức khoa học nhất

Cho bé làm quen với bú bình

Với trẻ bú mẹ ngay từ khi mới lọt lòng, khi cho bé bú sữa công thức rất khó. Trước hết là vị của sữa công thức khác với sữa mẹ, núm ty của bình sữa cũng không mềm mại như núm ti mẹ. Vì thế, để cho bé bú kết hợp, mẹ cần phải cho bé làm quen dần với bình sữa và việc bú bình. 

Nhiều mẹ cho biết bé không chịu tiếp nhận ty bình, và thường phải dùng đến cách đút thìa. Cách cho trẻ uống sữa này không có vấn đề tuy nhiên sẽ rất tốn thời gian của mẹ. Vì thế, mẹ nên kiên trì, ban đầu nên cho sữa mẹ vào bình cho bé tập làm quen dần. Khi bé đã quen bình, mẹ mới nên thay thế bằng sữa công thức. 

Chọn loại sữa công thức phù hợp

Đây là điều tất nhiên, bởi tùy từng lứa tuổi mà lựa chọn loại sữa công thức. Theo kinh nghiệm, nếu muốn chọn sữa có vị gần giống với sữa mẹ nhất, mẹ nên chọn các dòng sữa của Nhật (Xem đánh giá). 

Mỗi bé thường chỉ hợp với một vài loại sữa bột. Có thể sữa công thức loại này giúp bé tăng trưởng tốt, nhưng lại không hợp với bé khác. Vì thế, quan trọng nhất mẹ nên theo dõi biểu hiện và thái độ hợp tác của bé. Với các bé sơ sinh, nếu uống kết hợp sữa mẹ và sữa công thức thì phải có sự cải thiện trong cân nặng, chiều cao. 

Cho bé sử dụng sữa công thức từ từ

Không giống các bé dùng sữa công thức hoàn toàn ngay từ khi ra đời. Những bé sử dụng kết hợp sữa công thức và sữa mẹ nên có sự điều chỉnh dần dần. Chẳng hạn mỗi ngày, mẹ kết hợp cho bé 1 – 2 bữa sữa công thức. Đảm bảo sữa công thức và sữa mẹ có sự đan xen nhau. Điều này giúp bé vừa bú sữa công thức mà vẫn không bỏ sữa mẹ. 

Đặc điểm “output” của bé khi dùng kết hợp sữa mẹ và sữa công thức

Với trẻ sơ sinh, việc nhận biết khả năng tiêu hóa của bé thế nào khá đơn giản. Các mẹ chỉ cần thông qua đặc điểm phân đi ngoài của bé. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong khẩu phần hoặc loại sữa bé được tiếp nhận sẽ biểu hiện ngay ở phân. Vì thế, mẹ cần hết sức lưu ý để thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp. 

Trẻ trên 6 tháng có nên uống thêm sữa ngoài
Đặc điểm “output” của bé khi dùng kết hợp sữa mẹ và sữa công thức

Trẻ bú mẹ kết hợp sữa công thức thường đi ngoài phân màu hơi vàng, mềm. Khi trẻ đã bước vào thời kỳ ăn dặm, có thêm ngũ cốc, trứng, thịt,… trong khẩu phần ăn, phân tre bắt đầu giống người trưởng thành và số lần đi ngoài giảm dần. 

Phân có bọt

Có thể trong khẩu phần ăn của trẻ có nhiều thực phẩm giàu tinh bột hoặc carbohydrate. Điều này làm tăng quá trình lên men của thức ăn trong ruột trẻ và khiến phân có màu nâu đậm kèm bọt. 

Phân có mùi khó chịu

Chứng tỏ trẻ ăn thực phẩm chứa quá nhiều protein. Protein làm trung hòa acid dạ dày, làm giảm độ acid của dạ dày khiến protein không thể tiêu hóa và hấp thụ. Kèm theo đó vi khuẩn trong khoang ruột bị dị hóa khiến phân của bé thường có mùi khó chịu. 

Phân phát sáng

Trường hợp này xuất hiện khi bé ăn quá nhiều chất bé. Acid béo quá mức trong ruột sẽ kích thích niêm mạc ruột, làm tăng nhu động ruột, dẫn đến tình trạng phân lỏng màu vàng nhạt và đôi khi sẽ hơi phát sáng. 

Phân xanh

Nếu trẻ đi phân ít, màu xanh và hơi nhớt thì mẹ nên cẩn thận. Đây là dấu hiệu của trẻ không hấp thụ được sữa công thức, gây tiêu chảy. Tuy nhiên, mẹ cũng nên xem lại thành phần của sữa công thức, vì một số loại sữa công thức được thêm vào một lượng sắt nhất định. Khi sắt qua đường tiêu hóa và tiếp xúc với không khí sẽ xuất hiện dưới dạng màu xanh đậm.

Những điều cần lưu ý khi cho trẻ bú kết hợp sữa mẹ và sữa công thức

Ngoài việc cho bé kết hợp sữa mẹ và sữa công thức dần dần, mẹ còn cần phải biết cách cho bé ăn như thế nào. Bởi rất nhiều mẹ cho bé kết hợp sữa mẹ và sữa công thức bất hợp lý khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, không hấp thu được.

Trẻ trên 6 tháng có nên uống thêm sữa ngoài
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ bú kết hợp sữa mẹ và sữa công thức

Không pha sữa công thức cùng sữa mẹ 

Đây là điều mẹ cần hết sức lưu ý để tránh gây nên các tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi pha sữa công thức, mẹ nên pha bằng nước đun sôi có nhiệt độ phù hợp theo hướng dẫn nhà sản xuất. Mỗi cữ bú chỉ nên cho trẻ bú 1 loại sữa, hoặc là sữa mẹ hoặc là sữa công thức. 

Nếu sữa mẹ không đủ và mẹ sợ bé đói, không nên gối ngay bằng một bình sữa công thức. Mẹ nên rút ngắn khoảng cách giữa hai cữ bú. Khi cho bé bú sữa mẹ, mẹ cần cho bé bú hết để tuyến sữa được kích thích tiết sữa tốt hơn. 

Không nên cho bé bỏ bú mẹ và bú sữa công thức hoàn toàn

Các mẹ cho bé bú kết hợp sữa mẹ và sữa công thức thường có tâm lý vì mình ít sữa nên chuyển sang sữa công thức hoàn toàn. Tuy nhiên, sữa mẹ ít nhưng mẹ vẫn nên duy trì để bé được hưởng nguồn sữa có dưỡng chất tốt nhất. 

Thực ra với các mẹ mới sinh, sữa về thường hơi chậm. Nhưng nếu mẹ kiên trì cho bé bú, cơ thể mẹ sẽ dần dần phục hồi, tuyến sữa được kích thích từ đó lượng sữa sẽ tăng lên từ từ. Nếu mẹ chuyển sang cho bé dùng sữa công thức hoàn toàn, tuyến sữa sẽ bị tắc và không tiết sữa nữa.

Vì thế, dù cho bé bú sữa ngoài nhưng mẹ nên kiên trì cho bé bú mẹ trực tiếp. Đây là nguồn dưỡng chất dù ít nhưng cực kỳ có lợi cho sự phát triển của trẻ. Các mẹ có thể chọn các dòng máy hút sữa được đánh giá tốt tại đây để hạn chế tắt tia sữa.

Bổ sung thêm nước

Theo các chuyên gia, các bé sơ sinh 1 – 2 tháng đầu nếu được bú mẹ đủ, ngay cả khi kết hợp dùng sữa ngoài thì cũng không cần bổ sung thêm nước. Song nếu thời tiết nóng hoặc khô, mẹ nên cân nhắc bổ sung thêm nước cho bé giữa 2 cữ bú. Mỗi lần mẹ chỉ nên bổ sung cho bé khoảng 10 – 20ml nước.

Việc kết hợp cho trẻ bú sữa mẹ và sữa công thức vừa giúp duy trì nguồn sữa mẹ, vừa đảm bảo bé được hưởng những nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Vì thế, mẹ nên tìm hiểu kỹ để bé có thể phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí não.

Khi cho bé bú sữa mẹ, có thể cho bú trực tiếp hoặc hút ra cho bé bú bình. Với sữa mẹ đã vắt để sẵn nên cho bé bú trong vòng 2 tiếng sau vắt. Hoặc thời gian lâu hơn, mẹ nên hâm nóng cho bé dùng. Mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu để tránh tình trạng ảnh hưởng tới tiêu hóa của bé.